Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

10 nước thu nhập cao nhất theo đầu người 2011

Nguyễn Vĩnh: 10 nước thu nhập cao nhất theo đầu người 2011

Thứ Hai,  2/4/2012, 09:10 (GMT+7)

Thu nhập người Việt Nam ở mức nào của khu vực?

Tư Hoàng
Thứ Năm,  29/3/2012, 16:58 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè

Thu nhập của người dân bị thách thức lớn bởi lạm phát kinh niên. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) - Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện.
Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 đô la năm 1991 lên 1.061 đô la năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 đô la lên 3.915 đô la trong khoảng thời gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.
Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 đô la năm 1991 và lên tới 2.948 đô la năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 đô la lên 6.786 đô la.
Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 đô la tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 đô la theo PPP.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”.
Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển.
Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.
Báo cáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.
Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Sức mạnh của sống trong sự thật .

Phạm Nguyên Trường dịch từ http://www.project-syndicate.org/commentary/sachs185/English

Bản dịch được thực hiện nhân giỗ bách nhật Vaslav Havel (5/10/1936-18/12/2011)

Cái thế giới thiếu nhất hiện nay không phải là dầu mỏ, không phải là nước sạch, cũng không phải là lương thực mà là một ban lãnh đạo có đức hạnh. Bằng cách cam kết với sự thật – sự thật khoa học, sự thật đạo đức và sự thật cá nhân – xã hội có thể vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng về nghèo đói, bệnh tật, thiếu ăn và bất ổn mà chúng ta đang đối mặt. Nhưng quyền lực lại căm ghét sự thật và tấn công nó một cách không thương xót. Cho nên xin hãy cùng nghiêng mình tưởng nhớ Václav Havel, người vừa từ trần trong tháng này, vì ông đã tạo điều kiện cho cả một thế hệ cơ hội sống trong sự thật.

Havel là một nhà lãnh đạo chủ chốt của phong trào cách mạng dẫn tới nền tự do ở Đông Âu và sự cáo chung của Liên Xô, cách đây vừa đúng hai mươi năm. Những vở kịch, những bài tiểu luận và thư từ củaHavelđã mô ta cuộc đấu tranh về mặt đạo đức cho một đời sống lương thiện dưới chế độ độc tài cộng sản ở Đông Âu. Để sống trong sự thật, ông đã phải hi sinh tất cả – như ông nói, trung thực với chính mình và trung thực như một người anh hùng trước bạo quyền áp bức xã hội và đè bẹp quyền tự do của hàng trăm triệu người.

Ông đã phải trả giá đắt cho sự lựa chọn đó, ông đã phải ngồi tù mấy năm và bị theo dõi đủ mọi kiểu, bị quấy nhiễu và kiểm duyệt. Nhưng ánh sáng của sự thật đã lan tỏa.Havelđã truyền hi vọng, lòng dũng cảm và thậm chí cả tinh thần vô úy cho cả một thế hệ những người đồng bào của ông. Khi mạng lưới dối trá sụp đổ vào tháng 11 năm 1989, hàng trăm ngàn người Czechs và Slovaks đã đổ ra đường phố để tuyên bố về những quyền tự do của họ – và đưa nhà soạn kịch từng bị cấm đoán và tù đầy thành tổng thống mới được bầu củaCzechoslovakia.

Năm đó tôi đã trực tiếp chứng kiến sức mạnh của sống trong sự thật, đấy là khi lãnh đạo phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan đề nghị tôi giúp Ba Lan chuyển đổi sang chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường – một phần của nó chính là điều mà người Ba Lan gọi là “sự trở lại với châu Âu”. Tôi đã gặp và được nhiều người sống trong sự thật tương tự như Havel truyền cho cảm hứng: đấy là Adam Michnik, Jacek Kuron, Bronislaw Geremek, Gregorsz Lindenberg, Jan Smolar, Irena Grosfeld, và dĩ nhiên là cả Lech Walesa nữa. Những người đàn ông và đàn bà dũng cảm đó, và những người như Tadeusz Mazowiecki và Leszek Balcerowicz, tức là những người đã dẫn dắt nước Ba Lan trên những bước đi đầu tiên hướng đến tự do, đã thành công nhờ họ đã biết kết hợp giữa lòng dũng cảm, trí tuệ và sự liêm chính.

Năm đó sức mạnh của nói-lên-sự-thật đã làm người ta ngạc nhiên vì nó đã làm sụp đổ một trong những đại bá cứng đầu cứng cổ nhất trong lịch sử: đấy là sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu. Tương tự nhưHavel, Michnik cũng là một người luôn tỏa ra niềm vui của sự thật vô úy. Tháng 7 năm 1989, khi chế độ cộng sản ở Ba Lan đã bị tháo bỏ, tôi hỏi ông ta khi nào thì tự do sẽ đến với Praha. Ông đáp: “Cuối năm nay”.

“Sao ông biết?”, tôi hỏi. “Tuần trước tôi vừa leo núi vớiHavel”, ông nói. “Đứng sợ. Tự do đang đến gần”, ông nói. Dĩ nhiên là ông đã dự đoán chính xác, sớm được một tuần.

Dối trá và tha hóa là hiện tượng dễ lây, tương tự như thế, sự thật đạo đức và lòng dũng cảm cũng lan truyền từ người anh hùng này sang người anh hùng khác. Havel và Michnik có thể thành công một phần cũng là nhờ Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo Liên Xô, một người xuất thân từ chính cái hệ thống đã bị nhiễm độc, nhưng lại cho rằng sự thật có giá trị hơn là bạo lực. Còn Gorbachev lại có thể thành công một phần là vì sức mạnh của lòng trung thực của một người đồng bào của ông – Andrei Sakharov, một nhà vật lí hạt nhân vĩ đại và cũng là một người không biết sợ là gì, một người dám hi sinh tất cả để nói lên sự thật ngay trong lòng đế chế Liên Xô – và ông đã phải trả giá bằng nhiều năm lưu đầy ngay ở trong nước.

Những trụ cột của ban lãnh đạo đầy đức hạnh này lại theo gương những người khác, trong đó có Mahatma Gandhi, người đã gọi cuốn tự truyện của mình là Câu chuyện về quá trình khám phá sự thật của tôi. Tất cả những người đó đều tin rằng sự thật, cả sự thật khoa học lẫn đạo đức, cuối cùng đều có thể đánh bại được liên minh của dối trá và bạo lực. Nhiều người đã chết cho niềm tin đó, còn chúng ta, những người đang sống hôm nay thì được hưởng thành quả của niềm tin của họ vào sức mạnh của sự thật.

Cuộc đời của Havel là lời nhắc nhở về những điều kì diệu mà niềm tin đó có thể mang tới, cuộc đời ông cũng là lời nhắc nhở về một sự kiện đáng buồn là chiến thắng của sự thật không bao giờ là chiến thắng cuối cùng. Mỗi thế hệ đều phải cải biến nền tảng đạo đức của họ cho phù hợp với những điều kiện luôn luôn biến đổi của chính trị, của văn hoá, của xã hội và công nghệ.

Havel chết đúng vào lúc diễn ra những cuộc biểu tình quần chúng ở Nga nhằm phản đối vụ gian lận trong kì bầu cử vừa rồi, ông chết đúng vào lúc xảy ra những vụ bạo hành khi những nhà dân chủ Ai-cập chiến đấu chống lại giới quân sự cực đoan, cũng là lúc người nông dân Trung Quốc đứng lên chống lại các quan chức tham nhũng ở địa phương, và cũng là lúc cảnh sát mặc áo giáp giải tán một cách thô bạo những cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố của Mĩ. Trên khắp thế giới, bạo lực và sự thật vẫn đang đánh giáp la cà với nhau.

Phần lớn cuộc đấu tranh hiện nay – đang diễn ra khắp mọi nơi – là sự thật chiến đấu với lòng tham. Ngay cả khi những thách thức của chúng ta có khác với những thách thức màHavelphải đối mặt thì giá trị của sống trong sự thật vẫn không hề thay đổi.

Hiện thực của thế giới ngày hôm nay là của cải được chuyển hóa thành quyền lực, còn quyền lực thì bị lạm dụng nhằm thu vén của cải cho cá nhân, người nghèo và môi trường tự nhiên phải trả giá. Những kẻ có quyền lực phá hủy môi trường, gây chiến tranh vì những lí do không chính đáng, tạo cớ cho những vụ bạo loạn, coi thường lời cam kết với những người nghèo, dường như họ không nhận thức được rằng họ và con cái họ sẽ phải trả giá đắt.

Những nhà lãnh đạo có đức hạnh hiện nay cần phải xây dựng trên nền tảng doHaveltạo ra. Dĩ nhiên là hiện nay nhiều người đã không còn tin vào khả năng thay đổi mang tính xây dựng nữa. Nhưng những cuộc chiến đấu mà hiện nay chúng ta đang tiến hành – nhằm chống lại những nhóm vận động hành lang đấy sức mạnh, những trò loanh quanh bất tận của các cơ quan quan hệ công chúng (PR) và những trò dối trá không ngừng nghỉ của chính phủ – chỉ là cái bóng của những điều mà Havel, Michnik, Sakharov, và những người khác từng đối mặt khi họ tấn công những chế độ được Liên Xô hậu thuẫn mà thôi.

Khác với những nhà bất đồng chính kiến vĩ đại đó, chúng ta được trang bị các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền bá quan điểm, có thể thoát khỏi được tình trạng cô lập và động viên hàng triệu người ủng hộ cải cách và đổi mới. Nhiều người trong chúng ta chỉ được hưởng sự bảo vệ tối thiểu cho quyền phát ngôn và hội họp, dù những quyền như thế chắc chắn là khó đòi, không đầy đủ và mong manh. Nhưng chúng ta vẫn được cuộc sống trong sự thật củaHavelkhông ngừng khích lệ.

J. D. S.

Jeffrey D. Sachs là giáo sư môn kinh tế học và giám đốc Viện trái đất của trường đại học Colombia (Director of the Earth Institute at Columbia University). Ông còn là cố vấn đặc biệt của Tổng thư kí Liên hiệp quốc về Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

LỊCH SỬ MUÔN ĐỜI


( Tặng những ai vẫn còn u mê với thời cuộc )

Ngày hôm nay đang là người yêu nước
Nhưng ngày mai ai bảo ngược... thì sao
LỊCH SỬ MUÔN ĐỜI, nói đúng điều phải nói
Anh có còn không tự bào chữa cho mình

Ngay bây giờ hãy suy nghĩ cho tinh
hãy cân nhắc nhiều chiều cần phải tính
Để ngày sau không còn chi ân hận
Đã quyết rồi đừng đổ lỗi cho ai

Làm việc gì cũng nghĩ đến tương lai
Đừng vội vã mà ngày mai hối tiếc
Chớ nên coi cuộc đời như bữa tiệc
Với tâm linh, nhân quả...vẫn công bình

... Ai lỡ quên người đó chẳng là mình
Không nguồn cội thì đâu còn đất nước
Cái gốc sâu xa chính là văn hóa
Phù vân kiếp người điều ấy mới thật minh

( Lòng yêu nước của dân tộc Việt nam đang bị cầm tù )

HÀ NỘI 16/3/2012

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hãy nghe và nói theo cách của mình !