Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

“Công trình đá cẩm thạch nặng nề này là nơi an nghỉ cuối cùng của Hồ Chí Minh, cựu lãnh tụ rất được người Việt Nam sùng bái. Có vẻ như nó có hàm ý gợi nhớ về truyền thống Việt Nam, thông qua hình ảnh ngôi đình làng và bông hoa sen (không rõ làm thế nào mà hai thứ này kết hợp được với nhau trong một tòa nhà). Tuy nhiên, các nhà quan sát kỹ tính đã ví lăng Hồ Chí Minh như một cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy Lạp-La Mã. Trong di chúc, Hồ Chí Minh viết rằng “hỏa táng đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng”. Không phải lúc nào ông cũng đạt được điều ông muốn”.
Khẳng định 100%, nhận xét trên không phải từ một thế lực thù địch phản động nào cả mà từ China.org.cn, cổng thông tin điện tử chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc, đồng chí bạn quí 4 tốt 16 vàng “ròng” của đảng CSVN. Thú thật nếu giấu đi địa chỉ nguồn thì dù có cho tiền cũng không ai tin đó là nhận xét đánh giá công khai bằng ngoại ngữ từ hệ thống thông tin chính thức của một quốc gia với một quốc gia khác, đang có quan hệ khẳng khít “hữu hảo” môi hở răng lạnh (bởi cả 2 đều cùng chế độ độc tài toàn trị). Không thể nói đơn giản đây là một nhận xét khách quan vô thưởng vô phạt bởi ngoài hình ảnh là bảng xếp hạng (Lăng HCM xếp thứ 5/10 công trình xấu xí nhất thế giới) nhưng rất quan trọng là lời bình phẩm đi kèm…

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

CHÍNH QUYỀN THẮNG LỚN

Cả nước đang lên đồng? Nếu có kẻ nào dám mở mồm ra đặt một câu hỏi bậy bạ như thế thì ắt sẽ bị mắng là xúc phạm vong linh người đã khuất, nhất là một con người đặc biệt, mà chỉ trừ có hàng chục triệu con tim lặng lẽ khác không muốn nói, không có chỗ nói, hoặc không thể nói nên lời vì một lẽ nào đó, là không thấy cái “đặc biệt” đó. “Hàng chục triệu” con tim “lạc loài” đó ở đâu? Là của những con người với những mối hờn căm chế độ CS đã làm người thân của họ phải bỏ xác nơi biển khơi hay bị hải tặc nước ngoài làm nhục, phải trải qua hàng chục năm “học tập cải tạo”, bị cướp hết của cải qua những đợt cải tạo tư bản tư doanh, v.v.. Mà còn nhiều lắm, trước đó xa lắm, nào là Mậu thân 68, Giải phóng Sài Gòn, … Họ không thể biết, không cần biết cái cỗ máy lãnh đạo tập thể, chịu trách nhiệm tập thể quái dị kia, ai nhiều phần công, phần tội trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Đó là những kẻ “vô ý thức”, kéo nhau đi xem đám tang như đi hội, tò mò lần đầu tiên trong đời chưa thấy “Quốc tang”, hay nhân dịp đó mà lên Thủ đô thăm thú này nọ luôn thể, chụp mấy bức ảnh về khoe với xóm làng cho oách. Đó còn là lũ trẻ ranh tôm tép cứt lộn lên đầu, chẳng được mò tới những thông tin thâm cung bí sử của chế độ, để mà biết một “khai quốc công thần cộng sản” lẫy lừng như thế thì cũng bao nhiêu phần công bao nhiêu phần tội cho những gì ngày hôm nay đang đổ lên đầu, lên tương lai tươi sáng như đêm đông của chúng, nên chỉ biết nổi nóng vì mất nơi vui chơi giải trí, không được xem phim, nghe nhạc cuối tuần chỉ vì cái “Quốc tang” kia. Cả những kẻ quá coi trọng mạng dân đen chết thảm vì vụ nổ kho pháo hoa ngay giờ bắt đầu quốc tang, hay chết trôi vì bão lũ ngay trên mảnh đất nghèo xác xơ của con người lẫy lừng ấy, liền sau lễ “hạ huyệt” quốc tang (sao ông Trời giỏi thử lòng người đến vậy nhỉ?!), để rồi sao nhãng coi thường sự ra đi của một ngôi sao đã lụi tàn từ lâu, ít được ai ngó tới, chỉ khi hay tin nó tắt thật, mới có bao kẻ giật mình run rẩy tiếc thương. Đó là những kẻ chỉ chăm chắm lo dõi theo đoàn lũ “bạn vàng” phương Bắc tham lam kia (chúng sang đem tới niềm vui hay họa mất nước ngày càng rõ?) để rồi vô lễ mà sao nhãng việc khóc thương cùng “cả nước”. Rồi còn có cả những kẻ được vinh dự làm cho nhà đài VTV, mà dám … cười cợt, không biết cố mà giữ vẻ mặt nghiêm trang từng được luyện từ tấm bé dưới mái trường XHCN tươi đẹp. Thế là bị truy tìm, đưa cả ảnh lên mặt báo như những tên nghi can hình sự. Giờ thì đấm ngực mà tự kiểm. Lại cả những kẻ “ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm”, được gọi là “MC”, cũng vô ý thức tới mức phải gọi là “vô chính trị”, dám không biết giữ mồm giữ miệng, mà nói ra câu “Chúc ‘Quốc tang’ có nhiều niềm vui ” cho thứ có một không hai trong lịch sử Dân tộc (cộng sản). Chưa hết! Có tay được gọi là “nhiếp ảnh gia” mà cũng dám “xua đuổi” một vị cao niên vì say sưa chụp một hiện tượng vô cùng xúc động – một người đàn ông quỳ lạy vị tướng giờ đã được cái tổ chức có tên là HASCO đang có công văn thỉnh cầu phong làm “Đại nguyên soái”. Vụ này chắc chắn bọn thối mồm sẽ bảo: Cụ xứng đáng quá đi chứ, xuống dưới đó chỉ huy hàng triệu triệu quân, cả quân tướng của tổ tiên của cụ từ Hùng Vương cho tới triều Nguyễn nữa, chứ đâu như trên này … Và … nhưng … thôi! không kể nữa, vì cũng lại dễ bị những con tim đang thổn thức mắng là ăn nói xách mé. Thôi thì kết luận: Chính quyền đang thắng lớn!!!

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Núi LANGBIANG Sụt lở. Ngày tàn của chế độ .

Lang Biang là hai ngọn núi nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 12 km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Đỉnh Lang Biang nằm ở độ cao 2167 m so với mặt biển. Ngày xưa người Thượng (dân tộc thiểu số) sống trong vùng này gọi một ngọn núi là Klăng (núi Ông) và ngọn núi kia là Biêng (núi Bà), ghép chung thành Klăng Biêng. Về sau người Pháp phiên âm là Lang Biang, sau đó người Kinh đổi thành Lâm Viên, gọi vùng cao nguyên này là cao nguyên Lâm Viên. Lang Biang được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt và được xem như một biểu tượng của thành phố này. Trên núi có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt với mây trắng và sương mù. Do nằm ở độ cao, Lang Biang được xem là một trong những ngọn núi cao nhất vùng, hiện nay được xem là khu du lịch, nơi tìm hiểu nét văn hóa dân tộc thiểu số và còn là điểm thu hút du khách thích mạo hiểm chinh phục đỉnh cao. Đà Lạt Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Biang, phía bắc tỉnh Lâm Đồng. Bắc giáp với huyện Lạc Dương. Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương. Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Hàng trăm năm trước, Đà Lạt là địa phận cư trú của người Lạch và người Cil. Thành phố Đà Lạt có diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các ngọn núi cao và nhiều dãy núi liên tiếp: - Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yô Đa Myut (1816 m). - Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1408 m). - Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2278 m), dốc xuống cao nguyên Dran. - Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1629 m). - Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc. Đà Lạt có nhiều nhiều dinh thự và biệt thự đẹp xây cất theo kiểu kiến trúc của người Pháp. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo Tàng Viện và nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương. Bác sĩ Alexandre Yersin Trước năm 1893, cao nguyên Lang Biang là nơi cư trú của các sắc tộc người Thượng. Người Kinh đầu tiên muốn khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều khó khăn, nên mãi đến cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định. - Năm 1880 và 1881, bác sĩ Hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng cao nguyên này. Họ được xem là người đầu tiên đặt chân đến Lang Biang, mở đường cho nhiều chuyến đi về sau của A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), Humann (1884). - Ngày 3/8/1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này thất bại. Năm sau, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắc Lắc đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mekong (địa phận Miên). - Tháng 1/1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyền Jean Marie Antoine de Lanessan, 3 lần đi khảo sát bằng đường bộ từ Sài Gòn xuyên vào vùng người Thượng. Nhiệm vụ của Yersin là tìm hiểu tài nguyên về lâm sản, khoáng sản... Và chiều ngày 21/6/1893, Yersin đã phát hiện ra Lang Biang, nên Yersin được xem là người đầu tiên tìm ra vùng đất này. - Ngày 1/1/1899, Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng ở Trung Kỳ, với 2 cơ quan hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và cao nguyên Lang Biang. - Ngày 20/4/1916, vua Duy Tân ra đạo dụ thành lập khu thị tứ cho tỉnh Lâm Viên. Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt nhanh chóng phát triển. - Ngày 30/10/1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11/10 của vua Khải Định về việc thành lập thành phố Đà Lạt cùng với tỉnh Đồng Nai Thượng nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương. - Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Viên tân lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. - Ngày 10/11/1950, vua Bảo Đại ký dụ số 4 QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt. Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat) năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km² với dân số 25.041 người. Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ miền Bắc, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học. - Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tuyên Đức. Nhiều trường học, huấn luyện và viện nghiên cứu được thành lập như: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), Trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), Trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... - Sau năm 1975, dân số gia tăng bởi số lượng cán bộ và dân miền Bắc nhập cư lên khoảng 86 ngàn người. Và vào những năm đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào dịch vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam. - Tháng 2/1976, tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt xác nhập lại thành tỉnh Lâm Đồng. Những vụ sạt lở núi Sạt lở núi Cấm Ngày 5/5/12, đoạn gần Vồ Đầu trên tuyến giao thông nối từ chân núi với đỉnh núi Cấm, xã An Hảo (huyện Tịnh Biên) đã xảy ra vụ sạt lở vách núi kinh hoàng. Tảng đá lớn nặng khoảng 10 tấn đã lăn từ độ cao khoảng 300m xuống, đè bẹp chiếc xe 7 chỗ ngồi, làm thiệt mạng 6 người. Đây là tai nạn thảm khốc lần đầu tiên xảy ra tại vùng Núi Cấm. Sạt lở núi tại Nghệ An - Ngày 11/7/2013, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ sạt lở núi khiến 5 người thương vong. - Ngày 29/8/2013, đoạn đường qua xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có hàng chục nơi sạt lở nghiêm trọng, khiến đất đá từ trên núi đổ xuống quốc lộ 7A, làm cho giao thông bị tắc nghẻn. Sạt lở núi tại Điện Biên Ngày 23/8/2013, quốc lộ 279, đoạn đường từ huyện Tuần Giáo đi thành phố Điện Biên Phủ bị tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng do sạt lở núi. Khu vực sạt lở được xác định tại đoạn qua xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên. Cả một vạt núi 50 m, dài 150 m đã sạt xuống lấp ngang quốc lộ 279. Khối lượng đất đá ước khoảng 60 ngàn m3. Đây là vụ sạt lở được ghi nhận là nghiêm trọng nhất trên địa phận tỉnh Điện Biên từ xưa đến nay. Sạt lở núi tại Yên Bái Ngày 25/8/13 hàng trăm tấn đất đá sạt lở trên quốc lộ 32, thuộc địa phận giáp ranh giữa huyện Than Uyên và huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, gây tắc nghẽn giao thông. Sạt lở núi Lang Biang Ngày 25/8/2013, núi Lang Biang có độ cao 2167m bị sạt lở tạo thành một vệt dài rộng từ đỉnh xuống chân núi. Anh Bon Đing Đim, sống dưới chân núi cho biết trong đêm 25/8/13, âm thanh ầm ầm như sấm trời kéo dài 20 phút. Sáng ra, anh thấy ngọn núi Lang Biang như bị xẻ đôi. Vị trí sạt lở xuất phát từ gần đỉnh núi, một lượng đá khổng lồ tuột xuống núi khoảng 500 thước, làm cho nhiều cây cổ thụ bị cuốn ngã theo tạo thành một vết đỏ dài giống như núi bị nứt đôi. Theo cư dân địa phương, vào năm 1970, núi Lang Biang bị sạt lở một lần. Sau 43 năm, núi Lang Biang lại bị sạt lở thêm một lần nữa và lần này nghiêm trọng hơn lần trước. Theo nhạc sĩ Krajan Plin, một vị cao niên trong làng sống lâu năm dưới chân núi cho biết, tất cả dân chúng sống ở vùng Nam Tây Nguyên đều coi ngọn Lang Biang là núi thần. Ông nhận định: "Sạt lở núi Lang Biang lần này sụp lở là hoàn toàn do thiên nhiên, bởi độ cao rất hiểm trở, chỗ sạt lở thì không ai có thể phá hoại bằng dụng cụ lao động hay máy móc". Theo truyền thuyết, ngọn núi này là công trình tạo dựng cuối cùng của thần linh và được ví như một cái rốn trời. Núi Lang Biang được xem là nơi linh thiêng như núi Cấm (Thất sơn) vì có nhiều truyền thuyết. Các tộc người Lạch, Cil cư trú dưới chân núi đều cho rằng núi Lang Biang có một sức mạnh mà không có biến cố nào có thể làm thay đổi được. Trong cuộc sống hằng ngày, để nói đến những điều không tưởng, dân làng có câu nói: "Nếu làm được như thế, thì núi LangBiang cũng phải sụp lở". Vì vậy, khi thấy ngọn núi bị lở, nhiều người Lạch và Cil bàn tán cho rằng, núi Lang Biang sụp lở là do thần linh đang tỏ thái độ không vừa lòng với chế độ và hiện tượng này báo hiệu một điều gì bất thường sắp xảy ra. Sấm và điềm tiên đoán a. Những câu Sấm và “Điềm” đã được công nhận là đúng. * Sấm dự đoán chủ nghĩa CS tan rã “Bao giờ đá nổi, lông chìm. “Hồ khô, đồng cạn, búa liềm ra tro”. Người dân cho là sấm này của cụ Trạng Trình, đoán về sự lien hệ tồn vong giữa chủ nghĩa CS và bốn nhân vật cao cấp Việt-Tàu: Tưởng, Mao, Hồ, Đồng. Tưởng Giới Thạch mất ngày 5 tháng 4 năm 1975, được chôn trên núi ở Đài Bắc (đá nổi). Mao chết ngày 9 /9/1976 (lông chìm). Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, xác bị ướp lộng kiếng (hồ khô). Phạm Văn Đồng chết ngày 29/4/2000 (đồng cạn). Lời sấm ký hiệu nghiệm, chủ nghĩa CS tan rã khắp nơi, còn lại 4 nước cố bám con đường “xã hội chủ nghĩa” là Tàu, Việt, Bắc Hàn và Cuba. Riêng Cuba chỉ là thứ CS nửa vời! * Điềm suy tàn của nền “Đệ nhị Cộng Hòa” Ở vùng quê Ninh Hải, tỉnh Phan Rang, có ngọn núi Đá Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn, dân địa phương gọi là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giống như con dao, nên được gọi là hòn Đá Dao. Dân chúng xứ này có câu nói “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao” với ngụ ý, Đá Dao còn thì quỷ không thể xuất hiện. Vào buổi chiều năm 1974, từ lưng chừng núi, ngọn Đá Dao bị sạt lở, lăn xuống chân núi... Và đến mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy. Hàng đàn sâu bọ, nhất là sâu róm màu vàng xuất hiện dầy đặc, tràn qua đường lộ và cầu Lăng Ông, tàn phá các loại hoa màu, ruộng lúa. Sâu bò đầy đường, đầy đất, nên nhiều gia đình phải di tản... Dân miền Trung cho rằng, hiện tượng ngọn Đá Dao bị sạt lở và sâu vàng tràn ngập là “Điềm gở”, sau đó không lâu, chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975. * Sấm ký Vô Vi Vào hai năm 1977-1978 tại vùng Thất Sơn, từ Tịnh Biên dài đến Vĩnh Gia, Vĩnh Điều, dân cư ngụ đều nghe hai câu Sấm của đạo Vô Vi ở núi Trà Sư, được phổ biến bởi các đồng nhi: Chừng nào núi cấm đá rơi, Là ngày ma quỷ hết thời quang vinh. Đến khi núi Cấm bị sạt lở vào ngày 5 tháng 5 năm 2012, người viết mới nghiệm được nghĩa của hai câu này. Thì ra, chữ Cấm viết hoa và từ ngữ “quang vinh” là từ ngữ mà chế độ CS thường dùng, như khẩu hiệu “đảng CSVN quang vinh”. Sau tháng 4 năm 1975, các ủy ban của CS mọc ra như nấm như ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Người đứng đầu được gọi là tỉnh ủy, thành ủy... người dân đọc chữ “ủy” thành ra “quỷ”. Quá đúng, sau tháng 5 năm 2012, phong trào đấu tranh chống Tàu cộng đã bộc phát mạnh với những diễn biến làm cho đảng CSVN phải hoảng sợ. Từ chỗ đàn áp điên cuồng những người yêu nước đến những những trò hề... và thói quen bịp bợm, lọc lừa xảo trá, cho thấy đảng CSVN đã hết thời quang vinh, đúng như câu Sấm ký. b. Những câu tiên tri, Sấm và Điềm đang chờ được công nhận là đúng * Lời tiên tri của cụ Diễn Trước tháng Tư 1975, ở Sài Gòn có cụ Diễn, một nhà Dịch học tài giỏi, đã tiên tri chính xác nhiều chuyện quốc gia đại sự, đã đoán trước sự nghiệp và số phận của nhiều nhân vật quan trọng. Cụ Diễn tiết lộ, CS sẽ chiếm Miền Nam sau khi HCM chết và rồi chúng sẽ tan rã sau cái chết của Võ Nguyên Giáp. Hiện Võ Nguyên Giáp đã sống được 102 tuổi, mọi người đang chờ ngày ông ta “đi theo” Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm lời tiên tri của cụ Diễn. * Năm Tỵ trong Sấm Trạng Trình Trước khi nói đến năm Tỵ, xin nhắc lại những câu Sấm Trạng Trình mà nhiều người suy ra thấy ăn khớp với tình hình Việt Nam từ năm 1975 trở đi, khi CS xâm chiếm miền Nam, xưng là "đỉnh cao trí tuệ", áp dụng chính sách độc tài toàn trị, chà đạp nhân quyền, áp bức tôn giáo. "...Ai còn khoe trí khoe năng, Cấm kia bắt nọ hung hăng với người. Chưa từng thấy nay đời sự lạ, Chốc lai mòng gá vạ cho dân! Muốn bình sao chẳng lấy nhân? Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?" Lời bàn của Nhất Nguyên: * Câu 1: Ai còn khoe trí khoe năng CS luôn vỗ ngực cho mình là "đỉnh cao trí tuệ". * Câu 2: Cấm kia bắt nọ hung hăng với người CS cấm và bắt dân biểu tình chống Tàu cộng. * Câu 3: Chưa từng thấy nay đời sự lạ - Chiếm đoạt miền Nam mà gọi là giải phóng miền Nam. - Nhà thương Từ Dũ đổi tên thành xưởng đẻ. - Thay đổi tên nhiều con đường mang tên của những anh hùng dân tộc bằng những tên bị CS lợi dụng. - Đặt tên quái thai "Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa". * Câu 4: Chốc lai mòng gá vạ cho dân! CS vu oan giá họa cho dân, bắt người yêu nước vì phạm vào hai điều trong bộ luật hình sự: điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước). Điển hình là thủ đoạn dùng “bao cao su” giá họa cho LS Cù Huy Hà Vũ. * Câu 5: Muốn bình sao chẳng lấy nhân? CS giao đất đai, biển đảo cho Tàu cộng để đổi lấy an bình, không biết thu phục nhân tâm. * Câu 6: Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình? CS đàn áp tôn giáo, chiếm đoạt đất đai nhà cửa. Già trẻ yêu nước đều bị tống vô tù, làm cho người dân hiền lành ghê sợ chế độ. Nói đến năm Tỵ, Sấm viết: "Hùm gầm khắp nẻo gần xa, Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời. Rồng bay năm vẻ sáng ngời, Rắn qua sửa soạn hết đời Sa Tăng. Ngựa lồng, quỷ mới nhăn răng, Cha con dòng họ thầy tăng hết thời". Lời bàn của Nhất Nguyên: - Câu 7: Hùm gầm khắp nẻo gần xa Năm Canh Dần (2010), những con hổ Á Châu gầm thét do suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chánh khắp nơi trong khu vực, ảnh hưởng đến thế giới. Nhân đó, những tên CS có tiếng tăm ở Hà Nội đã lên tiếng đòi cải tổ chính trị làm cho đảng CS phải lo đối phó. - Câu 8: Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời Rồi qua năm Tân Mão (2011), các cuộc đấu tranh của tôn giáo tại miền Nam và miền Trung, dân oan khiếu kiện, chống cưỡng chế đất đai, những cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng... làm nhà cầm quyền Cộng sản đứng ngồi không yên. - Câu 9: Rồng bay năm vẻ sáng ngời Năm Nhâm Thìn (2012), các phong trào đấu tranh trong nước của năm giới (sĩ, nông, công, thương, binh) bắt đầu nổi dậy. - Câu 10: Rắn qua sửa soạn hết đời Sa tăng Qua năm Quý Tỵ (2013), nền kinh tế tiếp tục bị suy thoái, những cuộc đấu đá để tranh giành quyền lực ở Bắc Bộ Phủ là một điều mà mọi người tiên đoán là chế độ sắp tàn. - Câu 11: Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng Đến năm Giáp Ngọ (2014), chế độ Cộng sản mới suy sụp. - Câu 1: Cha con dòng họ thầy tăng hết thời Đến đây thì những tôn giáo quốc doanh do CS dàn dựng và chỉ đạo như Cao Đài quốc doanh, Hòa Hảo quốc doanh, Phật giáo quốc doanh, Công giáo quốc doanh... sẽ biến mất vì người dựng ra mình không còn tồn tại! Nhận định 1. Chế độ CS sụp đổ vì mất văn hóa Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Đối với nhân loại yếu tố tinh thần này cũng quan trọng ngang với yếu tố vật chất là giống nòi và đất đai. Lịch sử nền văn minh của một dân tộc là lịch sử của sự phát triển về văn hóa. Tự phá hủy nền văn hóa sẽ dẫn tới sự diệt vong của dân tộc đó. CSVN đã và đang phá hủy nền văn hóa của dân tộc Việt bằng cách: - Bỏ môn học Công dân Giáo dục và Việt sử (anh hùng dân tộc). - Đưa tiếng Tàu vào chương trình giáo dục. - Phổ biến rộng rãi văn hóa Tàu trên khắp các tỉnh thành. - Tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc lũng đoạn thị trường kinh tế VN. - Làm ngơ trước sự hiện hiện của vài trăm ngàn người Tàu đang sống bất hợp pháp tại VN. Vì vậy, nền văn hóa Việt ngày càng suy đồi, đưa đến tệ nạn mất đạo đức. Trước đây, cụ Lê Quí Đôn cho rằng có 5 nguy cơ làm hỏng đất nước, làm hỏng cả xã hội, đó là: “Trẻ không kính già, trò không trọng thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan, sĩ phu ngoảnh mặt". Xã hội Việt Nam hiện nay có đủ cả 5 nguy cơ này. Và hơn nữa, tình trạng đàn áp dân chúng ngày càng gia tăng, tuổi trẻ yêu nước chống Tàu cộng bị tống vào tù, tuổi già trung với nước tham gia biểu tình cũng bị bắt giam và đày ải. Đây là triệu chứng suy tàn và là “Điềm” báo trước sự sụp đổ của chế độ mất văn hóa. 2. Chế độ CS sụp đổ vì tàn ác Sấm Trạng Trình Toàn tập (Nguyễn Thiên Thụ), phần XXV, trang 65 có ghi: “Đồng giao đã có câu rằng, 57. Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ. Bấy giờ quét sạch thử ly, Xin ai nhớ lấy sấm ghi kẻo lầm. Đương khi sấm chớp ầm ầm, Chẳng qua khó số để găm trị bình, Thất phu dám chống thư sinh, Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng. Nực cười những lũ bàng quan, 59. Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe. Thôi thôi mặc lũ thằng hề, Gió mây ta lại đi về gió mây”. Lời bàn: - Non xanh mà mọc trắng răng mấy kỳ Ngụ ý nói, khi nhiều ngọn núi xanh bị sạt lở. - Bấy giờ quét sạch thử ly Thử ly là hồ ly, loài chồn cáo. Y nói đảng của Hồ Chí Minh. Ngụ ý cho biết, đã đến lúc người dân nổi dậy giải thể chế độ CS. - Thất phu giám chống thư sinh Thất phu là côn đồ. Thư sinh là học sinh, sinh viên. Công an cho côn đồ hành hung tuổi trẻ yêu nước. - Sông ô chấp cả mấy anh thuỷ hoàng Dù là nhóm nhỏ, đấu tranh ô hợp thiếu tổ chức, nhưng vẫn hiên ngang trước bạo lực. Thủy hoàng là Tần Thủy Hoàng. - Nực cười những lũ bàng quan Cán bộ cao cấp biết rõ sự việc đàn áp dã man của cấp dưới nhưng không hề lên tiếng, chỉ cần tham nhũng kiếm thêm tiền là tốt. - Cờ tàn lại muốn toan đường đấm xe Biết chế độ sắp sụp đổ, nhưng muốn đàn áp phong trào đấu tranh. - Thôi thôi mặc lũ thằng hề - Gió mây ta lại đi về gió mây Hai câu này có hàm ý nói, việc mưu hại những người yêu nước như trò hề, đường ta ta cứ đi, tiếp tục đấu tranh thì chế độ CS sẽ sụp đổ. 3. Chế độ CS sụp đổ do thiên định. *Một đoạn cơ bút của bà chúa Liễu Hạnh tiên tri về vận nước Việt Nam (1938) “Khỉ về Gà gáy oa oa, Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời. Quỷ Ma đến lúc đi đời, Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng. Chó mừng tân chủ rõ ràng, Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương”. Lời bàn: Hai câu đầu nói, sẽ có chiến tranh trong 2 năm Bính Thân (2016) và Đinh Dậu (2017). Hai câu kế tiếp cho biết, CS (Quỷ ma là CS) sụp đổ do trời đã định sẵn. Hai câu chót báo, năm Mậu Tuất (2018) nước Việt sẽ có vị nguyên thủ tài đức xuất hiện và nhiều người Việt hải ngoại sẽ trở về quê hương xứ sở. * Câu Sấm miền Trung Cùng thời với núi Đá Dao sụp lở, hai câu thơ đã xuất hiện từ miền Trung: Bao giờ ngọn núi Lâm Viên, Tách đôi hai miếng là điềm cộng tan. Lời bàn: Thời gian qua, có ai nghĩ đến núi Lâm Viên tách đôi? Và chữ cộng, mọi người đều tưởng là dấu cộng, tách ra hai miếng thì đâu còn là cộng. Có ai biết chữ cộng viết hoa là Cộng sản? Vì vậy, hiện tượng núi Lang Biang sạt lở (đường lở như tách ngọn núi làm đôi) cùng với vụ sạt lở núi ở tỉnh Điện Biên (nơi CS thắng Pháp) và các vụ sạt lở núi tại Nghệ An (quê của Hồ Chí Minh) đều là “Điềm gở” báo hiệu sự suy tàn của chế độ. * Sạt đình Lại Đà Mưa to trút xuống trong tháng 4 vừa qua, làm sạt hẳn tường đình làng Lại Đà (cách Hà Nội 28 km về hướng Tây Bắc), nơi nổi tiếng xuất thân nhiều khoa bảng và là quê của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Theo sử sách thì việc sạt đình hay sạt tường đình chưa bao giờ được xem là điềm lành, mà đó chỉ là điềm gở, báo hiệu quyền lực bị suy sụp. 4. Đảng CS sụp đổ do vận nước. Theo Tam Nguyên Cửu Vận thì Đảng Cộng Sản VN cướp chính quyền vào năm 1945, nằm trong vận 5 (1944-1963) thuộc hành Thổ. Đến nay là vận 8 (2004-2023) cũng thuộc hành Thổ (đang thịnh) thì hành Thổ của vận 5 đã hết “vận khí” nên suy sụp. Do hết “vận khí” nên đảng Cộng Sản sắp sửa bị sụp đổ, vì vậy nhà cầm quyền CSVN bị dân chúng chống đối vì bán đất, dâng biển đảo cho Tàu cộng, cướp đất đai và đàn áp dân lành. Nền kinh tế ngày càng suy thoái, lụn bại. Tệ nạn tham nhũng và cướp bóc xảy ra khắp nơi. Nên người viết nhận định, ngày tàn của đảng Cộng Sản Việt Nam không còn bao lâu nữa, chỉ sớm hay muộn trong khoảng từ năm Giáp Ngọ (2014) đến năm Đinh Dậu (2017) mà thôi. Vô Chiêu

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nhân bản

Nhân bản

ĐỪNG GÂY THÊM TỘI ÁC VỚI DÂN NỮA

PHẠM ĐÌNH TRỌNG 1. BÓNG ĐEN NHỮNG VỤ ÁN CHÍNH TRỊ Ô NHỤC TRONG QUÁ KHỨ ĐANG TRỞ LẠI Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng . . . tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957. Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ khác chút ít về độ nóng và qui mô. Đánh NVGP lệnh công khai phát ra từ chót vót trên cao. Những bài viết và nói nảy lửa của ông Tố Hữu phát ra từ cung đình nhà Đỏ như phát súng lệnh. Đồng loạt các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ ào ào nhảy vào đánh túi bụi những mục tiêu đã được chỉ định. Đánh để cố tách xa mình ra khỏi NVGP, để bày tỏ lòng trung thành với đảng, để lập công với đảng nên không thiếu một tên tuổi nào, không sót một tờ báo nào trong cuộc đánh hội đồng này. Ngày nay mượn cớ đánh bài Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh của ông Lê Hiếu Đằng để đánh phá cả phong trào đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước mà chỉ có dăm tờ báo với vài người viết tên tuổi lạ hoắc có thể coi là vô danh. Có thể họ có tên tuổi đấy nhưng phải núp dưới cái tên xa lạ thì cũng coi như vô danh. Báo Nhân Dân còn bắt kẻ vô danh đó phải đeo thêm vòng lá ngụy trang rậm rì là người Mĩ gốc Việt Amari TX. Chỉ có một giáo sư cung đình, giáo sư của đảng xung trận. Càng thấy sự yếu thế, sự bất chính, không có lẽ phải trong trận đánh phá, răn đe tiếng nói rất chính đáng của người dân, tiếng nói rất bình thường của cuộc sống trong một xã hội dân sự. Mức độ có khác, qui mô và khí thế có khác nhưng nội dung thì hoàn toàn là sự tái hiện lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét Lại Chống Đảng trong quá khứ, là quyền uy độc tài đánh phá ngăn chặn đòi hỏi tự do dân chủ, là lực lượng chuyên chính về tư tưởng bảo vệ quyền uy, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của Nhà nước đảng trị chống trả lại tiếng nói vì dân vì nước. Đúng như nhìn nhận của ông Nguyễn Hữu Đang, một trong những nhân vật hàng đầu của NVGP, phong trào NVGP thực chất là: “Chống lại sự biến chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ chế độ chuyên chính thông thường đã bắt đầu có xu hướng cực quyền, còn gọi là toàn trị, tiếng Pháp là totalitarisme, tiếng Anh là totalitarian, trong đó con người bị cưỡng bức toàn diện, triệt để nhiều khi tàn nhẫn đến vô nhân đạo, phi nhân văn, biến con người bị trị thành nô lệ của một tập đoàn thống trị ít người và duy ý chí, tuy nhân danh cách mạng mà hành động, nhưng hiệu quả khách quan của hành động lại phản tiến hóa. Sự biến chất này do ảnh hưởng tai hại của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông, cả hai đều tự nhận là chủ nghĩa Mác-Lênin! Rất tiếc là lúc ấy Đảng Cộng sản Việt Nam tin là như thế.” (Phạm Xuân Nguyên. Ông Đang. Talawas. 12. 02. 2007) NVGP chỉ là tiếng nói của trí thức, nghệ sĩ đòi tự do sáng tạo trong một xã hội dân chủ. Nhưng đảng Cộng sản Việt Nam, lúc đó còn có tên là đảng Lao động Việt Nam, và những người có đặc quyền, đặc lợi trong đảng sợ mất vị trí độc tôn liền vu cho NVGP là một tổ chức phản động chống đảng và lật đổ Nhà nước Cộng sản. Ông Tố Hữu khi đó là Ủy viên Trung ương đảng Lao động Việt Nam, đặc trách công tác văn hóa, văn nghệ, truy chụp: “Lật bộ áo Nhân Văn – Giai Phẩm thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, Trốt kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm . . .” (T.9. Sách “Qua Cuộc Đấu Tranh Chống Nhóm Phá Hoại Nhân Văn Giai Phẩm Trên Mặt Trận Văn Nghệ.”. Tố Hữu. Nhà xuất bản Văn Hóa. Hà Nội. 1958). “Trong cái công ty phản động Nhân Văn – Giai Phẩm ấy thật sự đủ mặt các loại “biệt tính”: từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn Trốt kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ.” (T. 17. Sách đã dẫn) Cuộc đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất diễn ra ở bãi đấu tố trên cánh đồng. Ở đó người đấu tố càng tỏ ra sôi sục căm thù vạch ra được nhiều tội ác của địa chủ càng được đánh giá là có giác ngộ giai cấp, càng được đảng tin cậy, cất nhắc. Vì thế người đấu tố phải cố lên gân lập trường giai cấp, phải tưởng tượng ra đủ các tội vu oan giá họa làm cho một nông dân hiền lành chỉ nhờ biết tổ chức làm ăn, chịu khó cần cù khuya sớm và tằn tiện ki cóp mà có đủ ruộng cày cấy và có cuộc sống tạm đủ ăn cũng trở thành địa chủ cường hào gian ác phải nhận bản án tử hình. Cuộc đấu tố NVGP diễn ra trên mặt báo, trên trang sách cũng đòi hỏi người đấu tố phải lên gân lập trường giai cấp và giàu sức tưởng tượng như bần cố nông đấu tố địa chủ. Vì thế những tiếng nói chỉ đòi dân chủ xã hội, đòi tự do sáng tác của những trí thức nghệ sĩ chân chính muốn được sáng tạo cũng trở thành “một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, Trốt kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm. . .” Bài viết Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh của ông Lê Hiếu Đằng chỉ là tiếp nối tiếng nói NVGP nửa thế kỉ trước đòi tự do dân chủ: “Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập: lập pháp, hiến pháp, tư pháp độc lập. Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới. Sau đó bầu Quốc hội lập pháp để ĐCS sẽ qua bầu cử bình đẳng mà trở thành người lãnh đạo. Tôi nghĩ trong một thời gian dài ĐCS sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được. Các nhà lãnh đạo ĐCS cần tự tin điều đó. Dần dần các Đảng đối lập sẽ trở thành một lực lượng làm nhiệm vụ như một kháng thể trong một cơ thể xã hội lành mạnh. Nếu xã hội không có lực lượng đối lập sẽ trở thành một con bệnh SIDA khó trị, chờ chết mà thôi. Con người khác con vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người. Không có tự do thì con người chỉ là một đàn cừu (theo ngôn ngữ của Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu). Không có tự do thì không thể có khoa học, văn học, nghệ thuật, báo chí… thật sự. Do đó Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền tự do của con người. Đó là vấn đề quyền con người. Nhưng giờ đây chế độ toàn trị đã phản bội tước đoạt tất cả các quyền cơ bản đó, vất bỏ tuyên ngôn nhân quyền và nhai đi nhai lại luận điệu mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có vấn đề nhân quyền riêng. Họ không biết rằng đó là quyền cơ bản và phổ quát mà loài người đã đấu tranh qua nhiều thế hệ.” (Lê Hiếu Đằng. Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh). Trước sự tha hóa trong quyền lực không thể cứu vãn của đảng Cộng sản Việt Nam nếu cứ độc đảng, ông Lê Hiếu Đằng đề xuất: “Tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi đảng, hoặc không còn sinh hoạt đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi đảng và thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân Chủ, Xã Hội, những đảng đã có trên thực tế trước đây cho đến khi bị đảng Cộng sản bức tử phải tự giải tán” Đề xuất đó là lời nhắc nhở nghiêm khắc cho đảng Cộng sản Việt Nam phải sửa mình, cất mình lên thoát khỏi sự trượt dài trong tha hóa vì quyền lực, tạo cơ hội cho đảng Cộng sản Việt Nam có chính danh lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong cuộc cạnh tranh chính trị lành mạnh: “Các đảng, các tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với đảng Cộng sản trong cuộc bầu cử hợp pháp . . .” Đó là thiện chí Lê Hiếu Đằng. Đó cũng là trung thực Lê Hiếu Đằng, đảng tính Lê Hiếu Đằng. Nhưng như đỉa phải vôi, ông Trọng Đức trên báo Quân Đội Nhân Dân ngày 18. 08. 2013 giật mình, hốt hoảng la lối: “Thực chất các lời khuyên “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” đưa ra gần đây một cách rất “tâm huyết”, chẳng qua chỉ nhằm tước bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà thôi.” Ông Linh Nghĩa trên báo Công An Nhân Dân ngày 24. 08. 2013 truy chụp: “Vấn đề nghiêm trọng hơn là ở chỗ ông Lê Hiếu Đằng thách thức pháp luật và kêu gọi xóa bỏ chế độ hiện hữu, bao gồm cả vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam”. Còn ông người Mĩ gốc Việt Amari TX thì ngày 22. 08. 2013 lên báo Nhân Dân vu vạ: “Ðọc bài của một “nhà bất đồng chính kiến” công bố gần đây, tôi không ngạc nhiên và cũng không bất ngờ về nhân vật mà các phần tử cơ hội, bất mãn đang ra sức tung hứng như “ngọn cờ” để chống phá Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCS Việt Nam) và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”, “Bài viết của ông là sự thóa mạ chủ nghĩa Mác, mạt sát ÐCS Việt Nam và chế độ chính trị – xã hội hiện nay ở Việt Nam, đòi thay đổi chính trị bằng cách thành lập một đảng phái khác.” (Ngôn từ, khẩu khí, thái độ và lối mòn tư duy thâm căn cố đế của ông Amari TX làm người đọc cứ ngờ ngợ rằng ông người Mĩ gốc Việt này như đang sống và đã sống hàng năm hàng đời trong căn hộ khu tập thể nào đó được Nhà nước cấp cho cán bộ ở Trung Tự, Kim Liên, Đội Cấn, Hà Nội). Đúng là tiếng hô hoán, giọng truy chụp quyền uy và vu vạ chính trị ngày nào để tạo dựng lên vụ NVGP ô nhục! 2. NHỮNG CHIÊU TRÒ DỰNG TỘI Coi thường người dân, lừa dối người dân là một bài bản của những người tạo ra vụ NVGP. Bài bản nhẫn tâm và bất lương đó đến nay vẫn được sử dụng khi ông Trọng Đức viết: “Tại Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, vừa có quyền lập hiến, lập pháp, vừa có quyền giám sát tối cao, vừa có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu nhìn vào cơ cấu đại biểu Quốc hội sẽ thấy, các tầng lớp nhân dân, các thành phần xã hội đều có đại diện của mình trong Quốc hội. Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân.” Quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư nguyện vọng của tuyệt đại đại số nhân dân mà khi Quốc hội vừa đòi thảo luận có nên sát nhập Hà Tây vào Hà Nội không thì ông Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Quốc hội liền gạt phắt: “Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, Bộ Chính trị đã quyết định rồi!” Các đại biểu Quốc hội đành cúi mặt câm lặng rồi răm rắp giơ tay biểu quyết theo quyết định của đảng! Hơn chín mươi phần trăm đại biểu Quốc hội là đảng viên Cộng sản thì đảng muốn gì chả được, đảng bảo sao Quốc hội cũng phải nghe. Vì thế Hiến pháp mới có điều 4 ngang nhiên tước đoạt quyền công dân của người dân. Vì thế bộ luật tố tụng hình sự mới có điều 79, điều 88, điều 258 trắng trơn vi phạm Hiến pháp. Hơn chín mươi phần trăm đại biểu Quốc hội là đảng viên của đảng tham nhũng mà ông Trọng Đức bảo Quốc hội đó “thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân” thì đó là sự miệt thị, xỉ nhục dân đấy, ông Trọng Đức ạ! Thần linh hóa, tôn giáo hóa đảng Cộng sản Việt Nam. Bất biến, định mệnh hóa, tuyệt đối hóa sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, ai động đến sự cai trị đó, đòi pháp luật hóa, chính danh hóa sự cai trị đó là nhảy thách lên mang chuyên chính tư tưởng ra trấn áp. Đó là khởi sự của vụ NVGP và cũng là khởi sự của vụ việc hôm nay. Một ông người Mĩ gốc Việt ở tận bên kia Thái Bình Dương mà hùng hồn tuyên bố về sự lãnh đạo bất biến của đảng Cộng sản Việt Nam như một định mệnh nghiệt ngã đối với dân tộc Việt Nam: “Sự lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước đã trở thành nguyên tắc nhất quán. Nguyên tắc “bất biến” là vừa phải giữ vững quyền lãnh đạo chính trị của Ðảng với Nhà nước, vừa phải bảo đảm sự lãnh đạo của Nhà nước, làm cho Nhà nước trở thành một nhà nước dân chủ mới. (Amari TX. Vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam là một yếu tố khách quan. Báo Nhân Dân 22. 08. 2013). 3. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỰC TẾ LỊCH SỬ Những nhà viết lịch sử đảng, những nhà lí luận, những cán bộ tuyên huấn của đảng suốt mấy chục năm qua đều một giọng cường điệu hóa, anh hùng ca hóa công tích của đảng Cộng sản Việt Nam mà không chịu nhìn vào thực tế là những sai lầm liên tiếp trong quá khứ, tham nhũng không có điểm dừng trong hiện tại của đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thảm họa này đến thảm họa khác. Thảm họa cải cách ruộng đất đánh sập từ gốc rễ đạo lí Việt Nam, đánh tan tác văn hóa làng xã tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Thảm họa Nhân Văn Giai Phẩm, thảm họa ngụy tạo ra vụ Xét lại chống đảng đã giam cầm, đầy ải, giết dần giết mòn những tài năng, tinh hoa nhất của dân tộc Việt Nam. Thảm họa cải tạo tư sản ở miền Bắc sau năm 1954, cải tạo tư sản ở miền Nam sau năm 1975 tước đoạt quyền làm chủ của những chủ tư sản biết tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra việc làm cho người lao động, tạo ra của cải cho xã hội. Những cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân đang làm ăn có lãi và đang phát triển mạnh mẽ khi chuyển vào tay Nhà nước xã hội chủ nghĩa liền thua lỗ rồi tan hoang. Cải tạo tư sản đã hủy hoại, xóa sổ cả một nền sản xuất công nghiệp tự chủ đang lớn mạnh của người dân, của đất nước. Thảm họa tập trung cải tạo thực chất là tù đày lực lương ưu tú nhất của xã hội miền Nam cũng là tài sản con người của dân tộc Việt Nam, đẩy một nửa dân tộc Việt Nam ra khỏi vòng tay Mẹ hiền Tổ Quốc Việt Nam. Từ đó dẫn đến thảm họa thuyền nhân vùi xác hơn nửa triệu người dân Việt Nam dưới đáy biển. Thảm họa mất đất mất biển. Những mảnh đất mang hồn thiêng tổ tiên người Việt Nam, thấm đẫm máu nhiều thế hệ người Việt Nam, những tên đất chói lọi trong lịch sử Việt Nam đã bị Nhà nước Cộng sản Việt Nam cắt sang đất Tàu Cộng! Thảm họa khai thác bô xít Tây Nguyên tàn phá môi trường, tàn phá văn hóa Tây Nguyên, làm chảy máu lâu dài nền kinh tế đất nước. Dự án khai thác bô xít Tây Nguyên liên tục ngốn nguồn vốn lớn hàng chục ngàn tỉ, hàng trăm ngàn tỉ đồng của nền kinh tế đất nước nhưng không làm ra một đồng tiền lãi, không bao giờ có lãi ở thời hiện tại! Thảm họa Vinashin, Vinalines làm thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng vốn ngân sách Nhà nước, tạo ra đổ vỡ dây chuyền làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, đẩy nền kinh tế đất nước vào khủng hoảng kéo dài, không thể cất mình lên nổi. Thảm họa tụt lại sau thế giới, lạc lõng với thế giới. Năm 1975 Thái Lan phải ngước nhìn lên sự phát triển của kinh tế, xã hội miền Nam Việt Nam thì nay Thái Lan phải ngoái lại phía sau nhìn sự ì ạch của kinh tế xã hội Việt Nam vì Thái Lan đã vượt xa Việt Nam vài chục năm rồi và càng ngày Thái Lan càng bỏ xa Việt Nam. Thảm họa trách nhiệm. Ở các nước dân chủ, bằng lá phiếu và bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí, người dân thực sự có vai trò quyết định đến việc chấp chính của đảng cầm quyền và người cầm quyền. Chỉ một đổ vỡ nhỏ trong đời sống xã hội hoặc đời sống kinh tế đất nước, người cầm quyền phải đứng ra nhận trách nhiệm bằng việc từ chức, đảng cầm quyền cũng mất quyền lãnh đạo. Chỉ vì quyết liệt hạn chế gia tăng dân số không được lòng dân mà đảng Quốc Đại đương quyền ở Ấn Độ không nhận đủ số phiếu bầu của người dân để tiếp tục cầm quyền và bà Thủ tướng lừng lẫy công lao với đất nước Ấn Độ Indira Gandhi cũng mất chức Thủ tướng. Có dân chủ, đổ vỡ khó tái diễn và không thể có đổ vỡ dây chuyền, đổ vỡ lan rộng trong tất cả các mặt đời sống xã hội. Ở ta những thảm họa lớn gây chết chóc hàng trăm ngàn người dân như thảm họa cải cách ruộng đất, giết chết cả nền văn học nghệ thuật như thảm họa Nhân Văn Giai Phẩm, làm đình đốn cả nền kinh tế như thảm họa Vinashin nhưng những người cầm quyền không ai chịu trách nhiệm, không ai rời vị trí quyền lực, cùng lắm là luân chuyển từ vị trí này sang vị trí khác như sau thảm họa cải cách ruộng đất. Đảng độc quyền thì cứ bình thản cầm quyền. Người yếu kém và có tội cứ thản nhiên nắm quyền. Thảm họa cứ tiếp diễn và lan rộng ra cả xã hội. Xã hội Việt Nam hôm nay thực sự là thảm họa đối với dân tộc Việt Nam văn hiến. 4. ĐỐI THOẠI VỚI NHỮNG TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN Một đảng như vậy mà ông người Mĩ gốc Việt, Amari TX, ông người Việt gốc Đảng, Trọng Đức và ông giáo sư của đảng, Hoàng Chí Bảo, huyền thoại hóa: “Trong khi một loạt nước xã hội chủ nghĩa có lịch sử xây dựng chủ nghĩa xã hội dài hơn lần lượt sụp đổ, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn đứng vững và nhờ đổi mới đúng đắn, nhân dân còn đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, được rất nhiều nước ca ngợi. Ðiều đó chứng tỏ ÐCS Việt Nam không chỉ tài tình trong lãnh đạo toàn dân chống chiến tranh xâm lược, mà còn thật sự xứng đáng là người lãnh đạo xây dựng đất nước trong thời bình, ngay cả khi bối cảnh quốc tế có những biến động khôn lường.” (Amari TX. Bài đã dẫn) “Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đem lại những quyền lợi cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. (Trọng Đức. Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bệnh”. Báo Quân đội Nhân dân. 18. 08. 2013). “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng do Bác Hồ sáng lập và rèn luyện với lịch sử vẻ vang hơn 80 năm, trong đó đã cầm quyền liên tục gần 70 năm nay, từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, đã tồn tại và hoạt động chỉ vì Dân và Dân tộc. Đảng ta không có mục đích nào khác ngoài mục đích phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài phấn đấu hy sinh để đem lại lợi quyền cho dân, để dân là chủ và làm chủ. Dân ủy thác cho Đảng trọng trách. Sứ mệnh, địa vị và trọng trách của Đảng là sự lựa chọn của dân, là sự tin cậy mà dân dành cho Đảng, đòi hỏi Đảng phải thực thi tốt nhất để không phụ lòng tin của dân.” ( GS. TS. Hoàng Chí Bảo. Trọng sự thật và chân lí để hành động có trách nhiệm. Quân đội Nhân dân 25. 08. 2013). Ông giáo sư của đảng, Hoàng Chí Bảo, giật tít bài viết là “Trọng sự thật và chân lí để hành động có trách nhiệm” nhưng chính ông Hoàng Chí Bảo đã viết những điều hoàn toàn không có sự thật, lại càng xa vắng chân lí và ông giáo sư của đảng đang hành động hoàn toàn vô trách nhiệm với đất nước, với dân tộc và với lịch sử. Đọc những điều ông giáo sư của đảng viết tôi cứ nghĩ đến con chim cảnh được chăm bẵm trơn lông mượt da suốt ngày véo von hót làm đẹp lòng người nuôi chim. Đọc những điều ông giáo sư của đảng viết, tôi lại nhớ đến bài thơ Cường Quốc Dân Oan của ông bạn nhà báo Lê Phú Khải đã đăng trên nhiều trang báo mạng năm trước: “Những ngày tôi đang sống / Sử gia sẽ viết gì? / Đàn ông uống thuốc rầy giữ đất / Đàn bà cởi truồng chống đảng / Thuốc trừ sâu pha đậm / Thành nghị quyết trung ương / Đất đai là sở hữu toàn dân / Giao cho cha con Bá Kiến / Tự do cưỡng chế thu hồi / Từ Cà Mau đến tận Hà Giang” Và một bài mới gần đây cũng của nhà báo Lê Phú Khải: “Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm / Đi ô sin khắp năm châu bốn biển / Nhưng ra đường là gặp tướng / Ra đường là gặp dân oan”. Ông giáo sư của đảng véo von rằng “Dân ủy thác cho đảng trọng trách”. Người đàn ông thân cô thế cô phải uống thuốc rầy giữ đất ủy thác cho đảng làm luật đất đai là sở hữu toàn dân để lũ quan tham nhân danh Nhà nước đến cướp đất của người dân thân cô ư? Những người đàn bà Việt Nam nghèo khổ phải đi làm ô sin khắp thiên hạ lấy tiền gửi về nuôi gia đình, những cô gái phải mang thân gái hơ hớ tuổi hai mươi đi làm vợ ông già tật nguyền, làm nô lệ tình dục cho người thiểu năng trí não xứ người kiếm sống ủy thác cho đảng cứ tham nhũng làm cho người dân khốn cùng ư? Thưa ông người Mĩ gốc Việt Amari, ông có biết sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã mang lại hạnh phúc lớn lao như thế nào cho người dân các nước đó không? Nước Đông Đức Xã hội chủ nghĩa là nước phát triển nhất, có đời sống cao nhất trong các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ, Đông Đức sát nhập với Tây Đức thì Đông Đức chỉ là vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển và nghèo khổ của nước Đức thống nhất. Tây Đức phải san sẻ, dồn của cải tiền bạc vào vực dậy miền Đông để nước Đức trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu như hôm nay. Niềm hạnh phúc được thể hiện mình, được đóng góp cho đất nước và sự thành đạt của bà Angela Merkel, một công dân bình thường Đông Đức nay là Thủ tướng nước Đức thống nhất chính là hình ảnh người dân Đông Đức khi thoát khỏi chủ nghĩa xã hội mất tính người đấy, thưa ông Amari. Bất hạnh thay người dân Việt Nam không có được hạnh phúc đó vì lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không thoát ra được học thuyết giai cấp hư vô để trở về với dân tộc có thật, không có được sự đồng cảm chia sẻ với nỗi đau khổ mất mát của người dân sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, không nắm lấy cơ hội giải thoát cho nhân dân mà lại đưa đất nước, đưa dân tộc ra làm mồi cho nước lớn Tàu Cộng đổi lấy sự bảo trợ của nước lớn Tàu Cộng để duy trì chủ nghĩa xã hội, duy trì đặc quyền đặc lợi của đảng nên khi hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sụp đổ thì lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vội vã hốt hoảng sang Thành Đô gặp lãnh đạo đảng Cộng sản Tàu Cộng. Cho đến nay đến Quốc hội Việt Nam vẫn không được biết tí gì về những kí kết ở Thành Đô liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam, liên quan đến số phận dân tộc Việt Nam. Người dân lo lắng cho vận nước chỉ biết rằng: Tháng 9. 1990 kí kết Thành Đô giữa lãnh đạo hai đảng Cộng sản Việt – Trung. Từ đó hàng năm đến ngày tưởng niệm đồng bào chiến sĩ ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc năm 1979, các báo chính thống đều phải câm lặng không được viết một chữ về sự kiện bi tráng này. Từ đó quan hệ Việt – Trung là quan hệ bất bình đẳng mà phần thua thiệt, tủi nhục thuộc về Việt Nam. Tàu Cộng ngang nhiên cấm dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Tàu đánh cá Tàu Cộng tràn vào biển Việt Nam. Tàu chiến Tàu Cộng lùng xục tuần tra trên biển Việt Nam, cướp bóc, bắn giết dân Việt Nam. Chủ quyền đất nước bị xâm phạm, tính mạng và nguồn sống của người dân bị mất, danh dự dân tộc bị làm nhục nhưng chỉ có người phát ngôn bộ Ngoại giao tuyên bố phản đối lấy lệ. Còn lực lượng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì hoàn toàn khoanh tay đứng nhìn! Tháng 12. 1999, kí kết hiệp định biên giới với Tàu Cộng, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cắt nhượng cho Tàu Cộng hàng ngàn kilomet vuông đất đai của tổ tiên trong đó có điểm cao 1509 ở Hà Giang, nửa thác Bản Giốc ở Cao Bằng, cả tòa thành cổng nước ở Lạng Sơn. Giáo sư của đảng, ông Hoàng Chí Bảo viết: “Việc tuyên truyền lập một Đảng mới, một Đảng khác, lại kêu gọi đa nguyên đa đảng để xây dựng dân chủ, coi đó là quyền công dân chính đáng, kêu gọi những ai đang muốn ra khỏi Đảng hoặc không còn sinh hoạt Đảng nữa hãy cùng tham gia thành lập đảng mới như các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận gần đây đưa ra là điều không thể chấp nhận.” Không chấp nhận có một đảng khác bên cạnh đảng Cộng sản không phải chỉ là tiếng nói của riêng ông Hoàng Chí Bảo mà là tiếng nói chung của những người đang có nhiều đặc quyền, đặc lợi trong đảng Cộng sản đương quyền. Nhưng bài viết của ông Lê Hiếu Đằng Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh cũng là tiếng nói chung của hàng chục triệu người Việt Nam thức tỉnh không chấp nhận sự tiếp tục độc quyền thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Một đảng đã vay nợ của nhân dân Việt Nam quá nhiều máu. Một đảng đã đưa dân tộc Việt Nam đi từ thảm họa này đến thảm họa khác. Một đảng đã cắt cả đất đai thiêng liêng của tổ tiên sang nhượng cho nước đàn anh cùng ý thức hệ. Một đảng đang lún sâu trong tham nhũng không phương cứu chữa. Dùng bạo lực chuyên chính vô sản bóp chết những tiếng nói chính đáng đòi tự do dân chủ của trí thức, văn nghệ sĩ trong vụ NVGP đã giết chết cả một nền khoa học và văn học nghệ thuật, biến lao động sáng tạo của những trí tuệ và tâm hồn chỉ còn biết ăn theo, nói leo chính trị, kìm hãm sự phát triển của xã hội, của đất nước. Đó là một tội ác! Những tội đó còn ghi khắc mãi trong lịch sử đau thương của đất nước này. Đừng gây thêm tội ác với dân tộc viêt nam nữa . Phạm Đình Trọng ( Nhà văn )

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

HOA PHƯỢNG HÈ 2013..

ĐI VỚI...

32 tàu cá Trung Quốc đã kéo đến vùng biển phía tây nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đoàn tàu “đánh cá” của bọn Đại Hán này hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà Việt Nam không một lời lên tiếng*. Nghĩa là Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Uất quá, buộc phải lên tiếng. Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn , không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước cho Tàu. Nhiều triều đại còn xưng “ĐẾ” ngang với Thiên Triều. Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư-“Đế”, con trời do Sách Trời định , ngang hàng với Đế Tàu, chứ không phải vua do Tàu phong…. Hay như Nguyễn Huệ tự xưng là Hoàng đế Quang Trung. Bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc ôm chân giặc Tàu để mong chúng giúp giành ngôi để làm tôi mọi cho Tàu, bị lịch sử lên án ngàn đời. Lịch sử Việt Nam thời cận đại có ba triều đại Lê Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn, đối nghịch lăm le tiêu diệt lẫn nhau, gây cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn hàng thế kỷ, tuy nhiên có điều là cả ba cùng một ý nguyện tìm cách đòi lại phần đất bị mất bởi Trung Quốc, đòi lại 10 châu thuộc phủ An Tây, Hưng Hóa, là địa phận tỉnh Điện Biên, Lai Châu hiện nay . Ðại Nam Nhất Thống Chí xác nhận rằng 6 châu bị mất vào nhà Thanh gồm : Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm. Riêng 4 châu còn lại thì đời đầu Nguyễn thuộc phủ An Tây, đến thời Thiệu Trị trích lấy đất lập Châu Lai, tiền thân của tỉnh Lai Châu, năm Tự Ðức thứ 4 [1851] trích lấy châu Quỳnh Nhai và châu Luân cho lập phủ Ðiện Biên, tiền thân của tỉnh Ðiện Biên ngày nay. Đó mới là người Việt Nam Đau đớn thay, từ giữa thế kỷ XX đến nay, nước ta dưới thời CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, với khẩu hiệu “Bốn phương vô sản đều là anh em”, ngây thơ “đi theo” Trung Quốc đã bị mất đất, mất người nhiều lần. Chúng lấm chiếm biên giới lấy mất Mục Nam Quan, lấy mất 2/3 Thác Bản Dốc. Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm ”Bên thắng cuộc”, thì Trung Quốc đã dừng mọi thủ đoạn để lấn chiếm 50.000 m2 Việt Nam dọc biên giới. Năm 1974, giặc Tàu chiếm Quần đảo Hoàng Sa, 1988, chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam. Các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam là đội quân thiện chiến vừa mới thắng Mỹ, nhưng “lệnh trên” để “giữ tình hữu nghị”, không được bắn trả, chỉ ôm lá cờ chịu chết , chịu mất đảo . Đau đớn thay. Việt Nam chiến tranh 20 năm, trên 5 triệu người cả hai miền Nam-Bắc bi chết, để thực hiện âm mưu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Mao Trạch Đông. Hiện nay, sâu trong lãnh thổ Việt Nam, hàng ngàn lính Tàu gian manh đã đứng chân trên đất Tây Nguyên với kế hoạch khai thác boxite ký kết giữa Tổng Bí thư 2 đảng. Boxite là thứ rẻ độn, mua đâu cũng có hàng tỷ tấn, tại sao chúng đòi cho bằng được Tây Nguyên? Vì ai chiếm được Tây Nguyên thì kẻ đó chiếm được Đông Dương. Quân tàu cũng đang chiếm cứ 300.000 ha rừng đầu nguồn phía Bắc, do bọn quan tỉnh tham lam bán đất cho chúng. Nếu chiến tranh xẩy ra thì đất ấy là hậu cứ của Tàu. Ở trên là nói về đất. Bây giờ xin nới về người. Ngoài việc hàng triệu người hy sinh trong “chiến tranh lạnh” để bảo vệ Trung Quốc và “phe XHCN”, 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh ở Hoàng Sa, 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam hy sinh ở Gạc Ma, còn một kiểu “mất người” tàn bạo khác do đi theo Tàu. Đó là thảm họa Cải cách ruộng đất theo mô hình thổ địa cải cách của Mao Trạch Đông , cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Trung Quốc với phương châm: “Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”. Kết quả từ 1953- 1956 đã phá nát hệ thống thiết chế văn hóa nông thôn Việt Nam, làm cho nông thôn tan nát. Theo thông kế chưa đầy đủ, cả nước , Đội CCRĐ đã bắt tù đày đọa 5% nông dân, nghĩa là gần 500.000 người bị bắt tù, bị đấu tố, nhục mạ. Đội CCRĐ đã giết 15 vạn địa chủ, thực ra là những người có tài kinh doanh, biết sử dụng ruộng đất hiệu quả, nên đời sống cao hơn người khác và cả những chí sĩ yêu nước bị ghép vào tội “Quốc dân đảng”, bị quy địa chủ bị bắt tù rồi chết oan trong tù như Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm ở Hà Tĩnh. Sau CCRĐ là Cải tạo Công thương nghiệp tư doanh ở miền Bắc năm 1956 và ở miền Nam sau năm 1975, cũng là cách làm theo Mao Trạch Đông và Stalin, đã phá nát nền công nghiệp non trẻ của Việt nam, đẩy các chủ doanh nghiệp tài giỏi đến cùng quẫn phải đi bán hàng rong hoặc vượt biên, làm mồi cho cá trên đại đương. Về văn hóa, chính trị, 2 lần làm theo lệnh Trung Quốc, làm cho hàng ngàn vạn trí thức lớn Việt Nam bị bắt bớ, tù đày, bị quản thúc. Đó là vụ Nhân Văn-Giai phẩm và vụ Chống xét lại. Vụ Nhân Văn Giai phẩm bắt đầu diễn ra đấu tố năm 1958. Hàng trăm văn nghệ sĩ , trí thức lớn như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Văn Cao, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang… và những người liên quan vị bắt tù, bị treo bút hoặc mất việc. Có người như ông Nguyễn Hữu Đang- nhà văn hóa lớn, Trưởng ban tổ chức Lễ tuyên ngôn Độc lập Quảng Trường Ba Đình 2-9 1945, bị tù ở nhà tù heo hút ở sát biên giới Trung Quốc, dài đến mức ông không biết có một cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc do không quân Mỹ tiến hành. Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) sau này đã có chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, đã nhận định: VỤ NHÂN VĂN–GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN MỘT TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HỌC KHÔNG THÀNH. Ông Thái Kế Toại cho rằng, NVGP không phải là một vụ án gián điệp phản động. Các văn nghệ sỹ trí thức NVGP không có mục đích lật đổ chế độ. Họ chỉ mong muốn ĐCSVN, chính phủ sửa chữa những sai lầm và xây dựng ngay một nền dân chủ pháp trị, một đời sống tinh thần có tự do tư tưởng, một đời sống văn học nghệ thuật tự do sáng tạo”. Vụ án đã tiệt tiêu một thế hệ văn nghệ vàng của Việt Nam. Vụ án Xét lại hiện đại cũng xuất phát từ việc đi theo và làm theo Trung Quốc. Vụ này có hai giai đoạn : giai đoạn đầu , bắt đầu từ đầu những năm 1960, đối tượng đấu tố là các văn nghệ sĩ có các tác phẩm yêu đương, buồn rất người, theo cách của các tác phẩm Khi đàn sếu bay qua, Người thứ 41.v.v.. ở Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2, như : Mở hầm của Nguyễn Dậu, Mùa hoa dẻ của Văn Linh.v.v..Các văn nghệ sĩ và các giáo viên dạy văn cấp 3 bị quy là xét lại phải kiểm điểm. Có người mất việc trong cơ quan nhà nước. Vụ án xét lại lớn thứ hai được gọi là Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo, là vụ bắt giam lâu năm không xét xử nhiều nhân vật quan trọng trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền tại miền bắc Việt Nam từ năm 1967, với cáo buộc là đi theo Chủ nghĩa Xét lại. Vụ án bắt đầu từ việc, tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchyov TBT Đảng CS Liên Xô đã đọc báo cáo về Tệ sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản (“Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung”). Đường lối của Khrushchyov bị Mao Trạch Đông, chống lại và gọi là “Chủ nghĩa Xét lại”. Việt Nam đi theo Mao nên cũng triển khai bắt giam và giết hại “bọn xét lại trong nước”. Ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp. Đây là thế hệ trí thức, cán bộ cấp cao có trình độ nhất Việt Nam thời bấy giờ. Có nhà phân tích cho rằng, vụ án xét lại này cũng là do Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Dù phân tích theo hướng nào thì những vụ án như thế cũng là do Trung Quốc chỉ đạo nhằm tiêu diệt giới trí thức hàng đầu Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia do bọn bành trướng Đại Hán thống trị. Chúng không bao giờ là “anh em hòa hảo” với ai mà coi các nước lân bang là miếng mồi để chiếm đất. Chúng đã chiếm Tây Tạng, gây hấn với Mông Cổ, Liên Xô , Ấn Độ, Việt Nam …Theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một trong số ít người Việt nam hiểu Trung Quốc nhất, thì chúng không bao giờ có truyền thống văn hóa với Việt Nam, không chung ý thức hệ với Việt Nam (Lãnh đạo Trung Quốc đã từ lâu rời bỏ ý thức hệ Mác-Lê Nin, để trở thành một tập đoàn Hán tộc tham lam, muốn đầu độc cả thế giới bằng hàng hóa độc hại và chiến tranh, lấn đất, lấn biển). Cho nên đi theo Tàu là chết ! o0o Chỉ có 2 lần lãnh đạo Việt Nam không nghe theo Trung Quốc và đã giành thắng lợi vang dội : Đó là Chiến dịch Điện biên Phủ ( 1954) và Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 và Chiến dịch Hổ chí Minh năm 1975. Trong Chiến dịch Điên Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã không nghe theo sự chỉ đạo của cố vấn Trung Quốc, dù kế hoạch của cố vấn đã được Bộ chỉ huy chiến trường phê duyệt, đã thay đổi cách đánh từ “Đánh nhanh tiến nhanh” của Trung Quốc thành “Đánh chắc, tiến chắc” của Việt Nam . Nên kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra. Kết quả là Võ Nguyên Giáp đã đúng. Việt Nam đã thắng Pháp và thắng cả mưu mô của Trung Quốc. Còn thời đánh Mỹ, TBT Lê Duẩn đã không nghe theo Mao Trạch Đông “Đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng”, nên đã tổ chức các cuộc tấn công năm 1968, 1972, 1975 và đã giành thắng lợi. Việt Nam đã thắng Mỹ và thắng cả mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc. Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức hiểu rất rõ bản chất thâm hậu của bọn Tàu. Nhưng đáng buồn thay , một số lãnh đạo Đảng CS Việt Nam lại mơ hồ ( hay giả vờ mơ hồ ?) về người bạn “16 chữ vàng”, “4 tốt “ lừa mị, để hướng đất nước theo chúng. Một số học giả chính trị của Quân Đội nhân dân Việt Nam mà tiêu biểu là Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc phòng, người đã đăng đàn bảo vệ quan điểm “đi theo Trung Quốc” để “bảo vệ cái sổ hưu”. Họ cho rằng: “Trung Quốc có đánh ta, nhưng là ân nhân của nước ta”. Thậm chí họ còn vạch chiến lược huấn luyện tác chiến của Quân đội Việt Nam với đối tượng tác chiến là Quân Mỹ chứ không phải quân Trung Quốc. Tôi cho rằng, đó là nhận định sai lầm, có nguy cơ dẫn đến mất nước và mất cả đảng ( đối với những người cộng sản chân chính). Vì ta đánh Mỹ là bảo vệ Trung Quốc và phe XHCN, không có nợ nần gì chúng. Nếu có chút nợ nần thì cuộc chiến xâm lược Việt Nam mà Trung Quốc phát động tháng 2- 1979 và cuộc chiến Gạc Ma 1988, hàng chục vạn người Việt Nam dọc biên giới đã bị giết hại, không những xóa sạch nợ nần, mà chúng còn gây nợ máu đối với nhân dân Việt Nam rất lớn. Thế thì làm sao gọi là “ân nhân” hỡi ông Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú ” bảo vệ cái sổ hưu”? Cả ngàn năm Bắc thuộc, đất nước ta nghèo, không biết gì thế giới bên ngoài, mà các triều đại tuyệt đối không theo Trung Quốc, không bị Trung Quốc đồng hóa. Ngày nay Việt Nam có thế lực và tiềm năng rất lớn để giữ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bọn bành trướng Đại Hán, vì chúng ta có Nhân Dân cực kỳ yêu nước, Quân đội nhân dân thiện chiến, có điểm tựa là khối ASAEN với 10 nước liền kề, lại còn có các nước bè bạn khắp năm châu như Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…Nếu chúng ta biết khai thác những lợi thế đó thì bọn Đại Hán không làm gì được ta. Trung Quốc là nước láng giềng. Chúng ta phải tôn trọng và ứng xử hữu hảo theo luật lệ thế giới. Nước Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay biên giới, nhân dân Việt Nam biểu tình phản đối sao lại “bắt tù “ nhân dân ? Phải ngay lập tức triệu đại sứ Trung Quốc tới, trao công hàm, nói với họ rằng, nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc. Sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình ? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế ! Có người bảo:” Đi với Trung Quốc thì mất nước, nhưng còn đảng” . “Đi với Mỹ thì mất đảng, nhưng còn nước”. Nên các vị lãnh đạo ĐCS Việt Nam đã chọn con đường đi theo Trung Quốc, vậy còn đất nước và nhân dân thì sao ? Đây là một thực tế rõ ràng, 86 triệu dân Việt Nam ai cũng biết, chứ không phải là luận điệu của “bọn thù địch”. Người viết bài này là một người từng đi đánh Mỹ, vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam, là nhà văn sống bằng lương tâm và lao động của mình, không bao giờ bị bọn thù địch nào mua chuộc nổi . Vì thế tôi cầu mong các vị hãy tỉnh trí lại , và khắc sâu vào tâm can : Đi với Trung Quốc, nghe theo Trung Quốc sẽ mất nước và mất cả đảng ! Theo blog NGO MINH

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

TRÍ THỨC và CỘNG SẢN .

17.04.2013 Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe…chúng ta không thể không ngạc nhiên. Có rất nhiều điều để ngạc nhiên. Thứ nhất, tất cả các tên độc tài, dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đều vô cùng tham lam và độc ác. Chúng thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay và với quyền lực vô tận ấy, giết vô số người, từ những kẻ thù thực sự đến những kẻ thù tưởng tượng, trong đó phần lớn là chính dân chúng ở nước chúng. Thứ hai, tất cả đều mắc bệnh huyễn tưởng, tự xem vị thế và quyền lực của mình như một thứ gì thuộc về thiên mệnh; và vì thiên mệnh, chúng nằm ngoài hoặc nằm trên không những luật pháp mà còn cả các nguyên tắc đạo lý thông thường của con người. Giết người, thậm chí, giết vô số người, với người khác, là tội ác; với chúng, là thiêng liêng và cao cả. Thứ ba, vì căn bệnh huyễn tưởng ấy, rất nhiều nhà độc tài trở thành lố bịch, không khác những tên hề. Ceauşescu tự xưng mình là “Thiên tài của vùng Carparthians”, một vùng núi rộng lớn ở Trung Âu, kéo dài từ Slovakia qua miền Nam Ba Lan, miền Tây Ukraine đến tận phía Đông Bắc của Romania. Còn vợ của ông, Elena, người được cử làm Phó Thủ tướng, thì được tuyên truyền như một “Quốc mẫu”, một nhà khoa học vĩ đại (dù bà thực sự bỏ học từ năm 14 tuổi, và tất cả các cái gọi là “công trình khoa học”, kể cả luận án tiến sĩ của bà, đều do người khác viết). Rafael Trujillo, nhà độc tài ở Dominican Republic từ 1930 đến 1938 và từ 1942 đến 1952 thì tự xem mình là Thượng đế. Ông ta ra lệnh cho mọi nhà thờ trong nước phải khắc câu “Chúa ở trên Trời, Trujillo ở dưới Thế” (God in Heaven, Trujillo on Earth) và mọi bảng xe đều khắc câu “Trujillo vạn tuế”. Francisco Macias Nguema, nhà độc tài ở Equatorial Guinea từ năm 1968 đến 1979 cũng thế. Cũng tự xưng mình là Thượng đế. Dưới thời ông, biểu ngữ chính trong nước ghi “Không có Thượng đế nào khác ngoài Macias Nguema”. Saparmurat Niyazov, Tổng thống xứ Turkmenistan từ năm 1990 đến 2006 thì ra lệnh đổi tên 12 tháng trong năm theo tên ông và người thân trong gia đình của ông. Ông cũng viết sách và ra lệnh bất cứ người dân nào, để được thi lấy bằng lái xe, cũng phải thuộc lòng nguyên cả cuốn sách của ông. Thứ tư, tất cả đều giả dối, đều sử dụng vô số huyền thoại láo khoét để biến mình thành thần tượng, thành những lãnh tụ anh minh, đầy viễn kiến, mở ra những chân trời mới cho đất nước hoặc cho cả nhân loại. Những huyền thoại ấy nhiều khi rất ngây ngô, ví dụ chuyện Kim Chính Nhật điều khiển đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên trong giải World Cup 2010 bằng cách chỉ dẫn từng đường đi nước bước trong suốt trận đấu cho huấn luyện viên Kim Jong-Hun qua một chiếc điện thoại di động vô hình! Nhưng cả bốn điều “đáng ngạc nhiên” trên đều không đáng ngạc nhiên bằng hai điều này: Một, mặc dù tham lam, độc ác, mắc bệnh huyễn tưởng và giả dối như vậy, những tên độc tài ấy lại cầm quyền, hơn nữa, cầm quyền một cách tuyệt đối, trong thời gian rất dài, có khi cả đời hoặc nhiều đời, hết đời con đến đời cháu, chắt. Hai, dù đầy khuyết điểm như vậy, những tên độc tài ấy vẫn được nhiều người, kể cả giới trí thức, thậm chí là trí thức xuất sắc ở Tây phương, ngưỡng mộ và hết sức bênh vực cũng như góp phần tuyên truyền cho chúng một cách nhiệt tình. Trong hai điều trên, điều thứ hai quan trọng hơn. Giải thích điều thứ nhất, người ta có thể nói: Bởi các nhà độc tài đã xây dựng được một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đủ để nhồi sọ tất cả mọi người và một bộ máy quyền lực mạnh mẽ đủ để nghiền nát bất cứ người nào dám chống đối. Nhưng không có một bộ máy xã hội và chính trị nào có thể tồn tại độc lập. Vấn đề chính là ở con người, tức ở khía cạnh thứ hai, chúng ta vừa nêu ở trên: Tại sao người ta lại khiếp sợ và ngưỡng mộ các tên độc tài đến như vậy? Tại sao người ta lại để cho các tên độc tài dễ dàng lừa dối mình đến như vậy? Trên thế giới, cũng có nhiều người từng ngạc nhiên như vậy. Có thời, những kẻ như Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, thậm chí, Kim Chính Nhật đã trở thành thần tượng của nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Tây phương. Đạo diễn Oliver Stone khen Fidel Castro là một kẻ “rất vị tha và đạo đức. Một trong những người khôn ngoan nhất trên thế giới.” Một đạo diễn khác, Steven Spielberg, cho “gặp gỡ Fidel Castro là tám giờ quan trong nhất” trong cuộc đời của ông. Trước đó, ở Ý, Gabriele D’Annunzio, một nhà thơ lớn, cũng như nhiều nhà thơ thuộc trường phái Vị Lai khác, từng là những kẻ ủng hộ nhiệt thành Mussolini. Ở Đức, Hitler không thiếu người ngưỡng mộ, kể cả một trong những triết gia lớn nhất của thế kỷ, Heidegger, một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ, Salvador Dali, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, Ezra Pound. Nhà văn Na Uy từng đoạt giải Nobel năm 1920, Knut Hamsun, cũng rất ủng hộ Hitler. Đối với các nhà độc tài cộng sản, số trí thức ngưỡng mộ nhiều hơn hẳn. Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950) suốt đời ủng hộ Lenin, Stalin, và cả Hitler nữa. Cả Andre Gide và Doris Lessing đều từng ủng hộ Stalin tuy cả hai, sau đó, tự nhận là mình lầm. Picasso, Bertolt Brecht, Pablo Neruda, W.E.B. Du Bois, Graham Greene, v.v. cũng đều ủng hộ Stalin; trong đó, có người vừa ủng hộ Stalin vừa ủng hộ Mao Trạch Đông. Jean-Paul Sartre cũng từng là người ủng hộ Stalin và chế độ cộng sản rất nồng nhiệt. Ông là tác giả của một câu nói gây rất nhiều tai tiếng: “Mọi kẻ chống cộng đều là chó” (every anti-communist is a dog). May, sau đó, ông thay đổi thái độ. Khi quân đội Sô Viết xâm lăng Hungary vào tháng 11 năm 1956, ông lên án Liên Xô kịch liệt. Sự phê phán của Sartre đối với Liên Xô càng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 1968 khi quân đội Xô Viết trấn áp dân chúng Czechoslovakia trong sự kiện được gọi là “mùa xuân Prague”. Trước năm 1975, trong chiến tranh Việt Nam, ông là người tích cực ủng hộ miền Bắc và lên án Mỹ một cách gay gắt. Sau năm 1975, chứng kiến thảm cảnh của người Việt Nam vượt biển, ông lại lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam và kêu gọi chính phủ Pháp cứu giúp người tị nạn. Chúng ta lại phải tự hỏi: Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy? Tại sao họ lại nhẹ dạ và cả tin đến như vậy? Nhớ, trước đây, trong những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc. Nhiều người kể lại, trước phong trào đổi mới, đặc biệt, trước năm 1975, họ gần như tuyệt đối tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ. Trong các buổi học tập chính trị và văn hóa, họ lắng nghe cán bộ giảng bài như nghe những lời thánh phán. Họ cắm cúi ghi chép rồi về nhà, đọc lại một cách thành kính. Sau này, cũng theo lời họ, đọc lại các cuốn sổ tay cũ, họ thấy những ý kiến trong ấy rất hời hợt, thậm chí, ngô nghê. Họ tự hỏi: Tại sao thời ấy họ lại xem những ý kiến ấy như những lời vàng ngọc như vậy? Chính họ, họ cũng không biết rõ câu trả lời. Tất cả đều cho: Đó chỉ là hậu quả của việc nhồi sọ. Lại nhớ, mấy năm đầu sau 1975, một số trí thức Việt kiều ở Pháp về thăm nước rồi viết bài đăng tải trên báo chí ở Paris. Họ khen Việt Nam không tiếc lời. Trong lúc người Việt Nam đói đến xanh xao mặt mũi, họ khen đời sống rất sung túc. Trong lúc cả hàng chục ngàn người bị bắt đi cải tạo và con cái họ không được vào đại học, họ khen “chính quyền cách mạng” thực tâm hòa giải, không có bất cứ một chính sách kỳ thị nào đối với những người thuộc chế độ cũ trước đó. Trong lúc cả hàng triệu người bất chấp nguy hiểm tìm cách vượt biên tìm tự do, họ cho Việt Nam là một quốc gia dân chủ và ao ước một ngày nào đó được về nước sống hẳn (dù trên thực tế, không bao giờ họ về cả!) Trí thức trong nước bị nhồi sọ. Nhưng còn trí thức ngoài nước thì sao? Trong lúc loay hoay tìm cách trả lời cho câu hỏi ấy, cũng như câu hỏi về sự nhẹ dạ và cả tin của trí thức thế giới nói chung, tự dưng tôi nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Quốc Chánh trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”: “Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản. Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản, Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, & Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.” Những câu thơ ấy ám ảnh tôi đến độ tôi không thể nghĩ tiếp được nữa. Đành dùng chúng thay cho lời kết luận của bài viết. * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

TPP CỨU CÁNH...

Nguyễn Tấn Dũng là một lãnh đạo đã đưa nền kinh tế Việt Nam từ đà đang đi lên trở thành lụn bại, người dân chẳng ai ưa và thế giới cũng chẳng thích. Dũng là một lãnh đạo quyền lực nhất và tham nhũng nhất trong mọi lãnh đạo từ xưa tới nay, bộ chính trị đảng quyền lực tuyệt đối nhưng cũng thua Dũng vì Dũng có tiền và có thế lực đàng sau. Ai đang đứng sau lưng trợ giúp Dũng? Kinh tế Việt Nam lụn bại vì thiếu khả năng điều hành chỉ là một nguyên do, nguyên do chính là tham nhũng. Tham nhũng đưa đến tư bản sợ phải bỏ chạy. Từ một anh công an đứng đường cho tới lãnh đạo cao nhất, tất cả đều sống bằng tiền tham nhũng, vì đồng lương làm ra không đủ sống. Cứ tham nhũng, vì luật pháp không trừng trị tham nhũng mà chỉ những người tham nhũng thanh trừng lẫn nhau. Nó tại vì cơ chế và cơ chế đã tạo cho lòng tham con người nẩy nở. Nhưng cơ chế có thể thay đổi và lòng tham con người phải biết dừng lại khi luật pháp được áp dụng, và xã hội sẽ từ đó mà thay đổi tốt hơn. Cái đáng sợ và không sửa đổi được là con người cộng sản giáo điều, nó phải được thay thế hay loại bỏ. NT Dũng là con người tham nhưng không phải giáo điều như nhiều tay chân của Trọng. Việt Nam phải thay đổi, và ai sẽ người làm thay đổi vẫn còn là một ẩn số. Đảng cộng sản không tự thay đổi thì Mỹ sẽ nhúng tay, và thời gian đã đủ. Mười tám (18) năm bang giao với Mỹ và sáu (6) năm trong WTO đã đủ cho phải thay đổi trước khi bước vào ngưỡng cửa mới, Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương làm bạn thật sự với Mỹ. Khi Việt Nam đã thay đổi theo Mỹ thì tên nước và tên đảng có thay đổi không? Nó phải thay đổi! Đã có những dấu hiệu cho thấy Hà Nội ngày càng đang đi dần về phía Mỹ, và đây là lựa chọn sẽ khó thay đổi vì Tầu đã dồn VN vào đường cùng. Việt Nam đồng ý tiếp tục đối thoại nhân quyền là một dấu hiệu chịu thua. Bộ trưởng quớc phòng P.Q. Thanh đi tham quan quân đội, lên tiếng kêu gọi hợp tác với Asean, không đá động gì tới Tầu là dấu hiệu xa Tầu. Không tổ chức giỗ tổ Marx cũng là dấu hiệu xa lánh chủ nghĩa cộng sản. Cho thứ trưởng N.T. sơn thăm nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Nền kinh tế Việt Nam không thể gượng dậy nếu không có tiền, và đồng đô la xanh của Mỹ là cần thiết cho Hà Nội. TPP có sự tham gia của Nhật sẽ là một vòng vây kinh tế đối với Tầu, nhưng là lối thoát cho Việt Nam. Nội bộ tranh giành đưa tới thay đổi, và vì sự sống còn của bản thân và gia đình, Nguyễn Tấn Dũng không còn lối thoát nào ngoài con đường chạy theo Mỹ. Chẳng phải vì dân vì nước. Họ Tập quá tham lam và độc ác. Thời gian đã đủ cho một lựa chọn, và Việt Nam sẽ đi vào quỹ đạo của Mỹ; Mỹ sẵn sàng chìa tay ra bắt và kéo Việt Nam đi theo con đường phát triển phồn vinh theo DĐCN

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

VÌ SAO....

Topics : Home » Bình Luận - Quan Điểm » Kami - Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp Việc góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 do đảng CSVN khởi xướng còn khoảng 2/3 thời gian mới chính thức kết thúc. Nhưng một điều đáng chú ý là hiện tượng lên đồng tập thể chưa từng có của truyền thông nhà nước với các thành phần bảo vệ đảng. Với các lý do nhằm bao biện cho vị trí lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN, theo quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân". Những lập luận ngây ngô trong các bài viết khiến cho người đọc (xem) phát ngượng, với cảm giác vừa bực mình, vừa buồn cười và cộng thêm chút thương hại đối với các tác giả. Đáng ngạc nhiên là xuyên suốt cuộc hầu đồng tập thể được chuẩn bị kỹ lưỡng là một toan tính nhằm đe dọa đối với những người tham gia góp ý không đúng ý của đảng. Về thành phần tham gia trong cuộc lên đồng tập thể này có thể thấy đủ mặt ban bệ và các nhân vật quan trọng. Kể từ lãnh đạo đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đến đám văn bút nô với các học hàm học vị các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... các loại và cả cácdư luận viên. Như thế tưởng chừng như chưa đủ, người ta còn thấy toàn bộ hệ thống chính trị còn lợi dụng để đưa các tầng lớp nhân dân cùng tham gia với tư cách của những tám bình phong. Đây có thể nói là một thái độ của đảng gây bất ngờ cho dư luận xã hội. Có thể nói đây là lần đâu tiên đảng CSVN có những phản ứng nhanh nhạy và thô bạo như vậy. Trong bối cảnh sự tín nhiệm của nhân dân đối với đảng CSVN đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử 83 năm hoạt động và 68 năm ở vai trò đảng cầm quyền thì những hành động đáp trả mang tính cố thủ như trên là những dấu hiệu đáng lo ngại. Lý do chính có lẽ là do việc một tập thể các trí thức, nhân sĩ yêu nước - những nguyên, cựu cán bộ lãnh đạo là đảng viên đảng CSVN đã nghỉ hưu trong nhóm Kiến nghị 72 bỗng công khai thể hiện quan điểm khác với chủ trương của đảng CSVN,. Mà theo cách nói răn đe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi đó là sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức cần phải được xử lý. Về hành động của các vị nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 nếu xét ở góc độ phản kháng chính trị thì đây là điều đáng hoan nghênh và điều đó đã khiến cho đảng và chính quyền hết sức lúng túng và lo sợ. Bởi điều quan trọng là một tập thể không nhỏ các nhân sĩ trí thức, đa phần là những nguyên cán bộ lãnh đạo là đảng viên của đảng đã dám công khai đi ngược lại các chủ trương của đảng và chính quyền. Đây là một trong những hành động mang tính nhạy cảm, ít thấy ở Việt nam nhưng cũng đã khiến các vị lãnh đạo đảng CSVN nổi giận. Điều gì đã khiến cho các nhân sĩ trí thức dám làm việc này một cách công khai, mang tính thách thức như vậy? Vì thẳng thắn lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình trái ý đảng, có nghĩa là họ tự đập vỡ nồi cơm của gia đình mình. Trường hợp như nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên dám lên tiếng thẳng thắn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đã nổi tiếng trong mấy ngày này cũng vì lý do như thế. Dũng cảm dám đập vỡ nồi cơm của mình và gia đình, điều tưởng chừng dễ và đơn giản, nhưng đã có mấy ai dám làm? Có cái đó là do họ không còn sợ và còn thể hiện thái độ coi thường những người lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền. Một câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân và lý do gì đã dẫn tới động thái phản ứng lạ lùng từ phía đảng, chính quyền. Câu trả lời này rất quan trọng đối với người dân trong nước. Nếu bảo họ Karl Marx đã nói là không có giai cấp thống trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực thì người dân thường sẽ khó hiểu, vì họ đâu có biết ông Karl Marx là ai, ở đâu. Do vậy, nếu có câu trả lời đơn giản, hợp lý, dễ hiểu mà vẫn thể hiện đủ bản chất của vấn đề việc níu kéo quyền lực của đảng CSVN hiện nay được ví như "Khư khư như ông từ giữ oản" thì lập tức người dân sẽ tự động biết họ phải làm gì? Câu trả lời là nó không khác gì chuyện khi giữ chùa, thờ Phật mà không chăm sóc, cung kính thì tín đồ ai còn tin tưởng mà đem oản lại dâng cho ăn? Như trong câu chuyện xảy ra các đây mấy trăm năm về cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Trịnh Kiểm "Giữ chùa, thờ Phật thì ăn oản", khi Trịnh Kiểm đã lưỡng lự muốn tự xưng làm vua, nhưng còn chưa dám định hẳn bề nào, các quan cũng không ai biết làm thế nào cho phải. Để phản bác quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì không khó. Nếu nói như ai đó nói "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì xin hỏi tại sao đảng lại muốn quân đội trung thành với đảng trước, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân? Điều đó cho thấy vì sao đã có hàng loạt các bài viết, các phát biểu của các vị lãnh đạo nhà nước, các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... trên truyền thông của nhà nước ra sức tung hô cho sự lãnh đạo của đảng CSVN, khẳng định việc phi chính trị hóa quân đội là lập luận phản động, tung hô cho điều 4 hiến pháp để khẳng định sự lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN. Tất cả đều không ngoài có mục đích nói một cách nôm na là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản", việc độc tôn chính trị để độc tôn quyền lực cũng thế, nó chỉ là sự độc quyền thủ lợi và tham nhũng. Đảng CSVN và các nhà lãnh đạo Việt nam bây giờ cũng thế, họ cố gắng duy trì thần tượng Hồ Chí Minh và cái lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội, không phải là họ không biết cái chủ thuyết này mà ông Hồ Chí Minh theo đuổi là hoàn toàn sai lầm. Họ thừa biết cái đó, họ biết nó là sự cản trở sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong suốt mấy chục năm qua mà ai ai cũng biết. Việc lâu lâu đảng và chính quyền lại phát động phong trào sống, học tập theo gước bác Hồ cũng thế. Chỉ đơn giản là vì đối với họ mục đích cao nhất cũng chỉ là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản". Vì vậy chúng ta đừng quan trọng hóa, mà nên xem việc đảng CSVN ra sức bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng chỉ vì "Khư khư như ông từ giữ oản". Vì thế chuyện ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng răn đe tại Vĩnh phúc vừa rồi cũng chỉ vì có những đứa muốn cướp không oản của ông và đồng bọn. Ngẫm lại mới thấy việc một số người kỳ vọng rằng sẽ có những chuyển biến đáng kể trong việc Sửa đổi Hiến Pháp 1992 theo một hướng tích cực mạnh mẽ là một trong những sai lầm chết người. Cho dù ai cũng biết rằng nếu Sửa Hiến pháp một cách đúng đắn, khoa học để phù hợp với ý nguyện của nhân dân, hay nhân cơ hội này để đảng CSVN có các quyết định dũng cảm để thay đổi thể chế chính trị. Điều đó sẽ tạo bước ngoặt cho sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của đất nước, của dân tộc. Đó là điều kiện nhanh chóng nhất để đưa Việt nam thành một quốc gia thịnh vượng, tiến bộ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu khác. Nhưng những điều đó đối với đảng CSVN chắc là dứt khoát không thể được. Vì các chính sách, chủ trương và đường lối của họ hiện nay hoàn toàn không vì tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Mà vì quyền lợi của một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng CSVN, và đã được đặt trên tất cả, đó là một điều tệ hại chưa từng có của một đảng cách mạng tự xưng là đại diện cho nhân dân Việt nam. Nói thế để cho thấy, chúng ta không thể mãi ngồi để lên tiếng yếu ớt đòi đảng CSVN nhượng bộ trả lại quyền dân như đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều đó là hết sức khó, vì như thế khác gì ta đòi họ chia bớt cho chúng ta phần "oản" của họ bằng các thứ kiến nghị, tâm thư... được. Vì không và không bao giờ có những kẻ bất lương tự cho mình cái quyền ngồi trên cả hiến pháp và pháp luật, hành xử như lũ lục lâm thảo khấu đối với đồng bào mình lại chịu từ bỏ cái đặc quyền thả sức vơ vét cho cá nhân và nhóm lợi ích của mình. Đó là một điều chắc chắn. Mà cần phải bằng mọi cách mà giành lấy bằng được! Ngày 05 tháng 3 năm 2013 © Kami - RFA Blog's

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

HOA SIM TÍM

Trên các trang mạng xã hội hôm 17/2 đồng loạt xuất hiện hình ảnh hoa sim tím để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt hy sinh trong chiến tranh biên giới năm 1979. Trong khi đó, báo chí trong nước hầu như không đề cập tới cuộc chiến mà con số thương vong vẫn còn gây tranh cãi(*) giữa hai nước láng giềng vẫn được coi là " MÔI HỞ RĂNG LẠNH".Nhiều blog dành kỷ niệm cho ngày này, và lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc là "ANH KHỔNG LỒ BẨN THỈU ", còn chính quyền Việt nam hiện nay là kẻ " HÈN NHÁT, VONG ƠN BỘI NGHĨA, BÁN NƯỚC CẦU VINH.. " * Theo nguồn tin từ phía Trung quốc. Chỉ trong 4 tuần của cuộc chiến: - Phía Trung quốc đã có 23000 binh lính tử trận. -Phía Việt nam là 34000 tính cả dân thường .

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hãy nghe và nói theo cách của mình !

Lưu trữ Blog