Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

BBC Việt Nam: Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ'

Các bích chương cổ động với hình máy bay B-52 của Mỹ rơi trong lửa đỏ ngập tràn đường phố Hà Nội để một lần nữa kỷ niệm một cuộc chiến đã lui vào quá khứ từ lâu. Tuy nhiên đằng sau sự tuyên truyền quen thuộc, nhà cầm quyền Việt Nam đang đối mặt một nguy cơ mới: sự phẫn nộ của dân chúng đối với tình hình kinh tế đất nước. ‘Không còn tác dụng’ Trong nhiều năm qua các lãnh đạo của chế độ độc đảng đã dựa vào những ký ức chiến tranh để củng cố quyền cai trị của mình vốn lâu nay vẫn ăn theo hào quang thời chiến. Tuy nhiên với nền kinh tế do khu vực nhà nước chi phối đang sup sụp, các chuyên gia cho rằng tung hê những chiến thắng quân sự cách nay hàng chục năm không còn đủ sức để giúp bảo vệ chế độ trước sự giận dữ ngày càng tăng của công chúng. “Đảng Cộng sản đang đi trên băng mỏng,” ông David Koh, một chuyên gia phân tích tình hình Việt Nam ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định. “Họ nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không,” ông nói. "Họ (Đảng Cộng sản) nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không." David Koh, Viện nghiên cứu châu Á ở Singapore Chìa khóa để củng cố tính chính danh của Đảng Cộng sản sẽ là nghiêm túc cải cách kinh tế, chuyên gia này nhận định. Bất chấp việc báo chí bị kiểm soát chặt chẽ vẫn có các dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng – từ những tiếng nói chỉ trích đồng thanh trên mạng cho đến các cuộc phản đối tình trạng tham nhũng và thu hồi đất đai diễn ra hàng ngày ở Hà Nội. “Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân,” ông Trần Văn Đương, 65 tuổi, một cựu chiến binh đồng thời là một công chức về hưu, nói. “Dường như ai cũng kiếm được ít tiền hơn trong năm nay. Mọi người đang ta thán. Người dân không hài lòng với những gì chính phủ đang làm,” ông nói trong bối cảnh Hà Nội đang kỷ niệm 40 năm trận chiến trên bầu trời Hà Nội năm 1972 vốn còn được gọi là đợt ‘ném bom Giáng sinh’. Trong đợt không kích này, các máy bay B-52 của Mỹ và các máy bay ném bom khác đã dội 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và các khu vực lân cận sau khi cuộc hòa đàm với chính phủ Bắc Việt sụp đổ. Từng được tâng bốc là ‘con hổ châu Á’ trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam đã quay trở lại mặt đất – hệ thống ngân hàng chìm trong nợ xấu, đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng và hàng chục doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng gần như phá sản. Từ chi phí y tế cao ngất cho đến giáo dục dưới chuẩn và giao thông tắc nghẽn, các nhà phân tích cho rằng những khiếm khuyết nghiêm trọng của mô hình tư bản chủ nghĩa do Nhà nước chỉ huy của Hà Nội đang bộc lộ trên tất cả mọi mặt của đời sống. Thành tích yếu kém Đảng Cộng sản Việt Nam đang bám vào hào quang quá khứ để sống còn “Chế độ chính trị không hoạt động hiệu quả... Không thể điều hành một đất nước như thế. Rất là xơ cứng,” ông Adam Fforde ở Trung tâm nghiên cứu kinh tế chiến lược thuộc Đại học Victoria ở Melbourne nhận định. “Người dân đã mất niềm tin rằng có ai đó có khả năng xoay chuyển tình hình và tạo ra thay đổi,” ông nói. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đi theo mô hình của Trung Quốc là kết hợp giữa thị trường tự do với nền chính trị chuyên chế để đạt tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng quốc gia này cần phải cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng. Sự trì trệ hiện tại của nền kinh tế đang gia tăng sức ép lên hàng ngũ lãnh đạo. Khoảng 1 triệu thanh niên tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm trong khi các chuyên gia đang cảnh báo rằng tình hình tạo ra việc làm và đào tạo nghề không theo kịp thực tế. “Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,” Jonathan London, một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định. "Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân." Trần Văn Đương, 65 tuổi, cựu chiến binh Mặc dù theo chế độ độc đảng, cấu trúc chính trị Việt Nam bị phân rã trầm trọng trong lòng bộ máy rộng lớn của Đảng Cộng sản. Điều này có nghĩa là khi cần thì chính quyền Việt Nam không thể đưa ra các quyết định mạnh mẽ. Từ Ngân hàng Thế giới cho đến các kinh tế gia của Đảng ai cũng thừa nhận rộng rãi những gì cần phải làm để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như củng cố tăng trưởng GDP vốn chạm mức thấp nhất trong năm nay kể từ năm 1999. Phải cải cách khu vực Nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng nếu không muốn phép màu kinh tế Việt Nam, vốn từ 10 năm trước được xem như một điều hiển hiện chắc chắn, sẽ tiếp tục tan biến,” phân tích gia London nói thêm. Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận thức được vấn đề. Tại Hội nghị trung ương 6 hồi tháng 10 Đảng đã thừa nhận sai lầm trong chỉ đạo nền kinh tế nhưng không có ai bị trừng phạt. Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, London nói. “Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm. Thay vào đó, đất nước này đang mắc kẹt trong một phong cách lãnh đạo ‘cũ kỹ, suy đồi đưa đến kết quả là một bên là những chiếc ô-tô Bentley và Rolls-Royce còn một bên là hàng chục triệu người đang phải vật lộn’, ông nói. Share this article : BBC theoAFP

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Ba đề xuất của phía Nhật Bản đối với phía Việt Nam: Thứ nhất là vấn đề tham nhũng và trì trệ về mặt thủ tục hành chính. Trên thực tế, khi triển khai bất kỳ một hoạt động nào đó ở Việt Nam, giai đoạn chuẩn bị và các thủ tục thường mất rất nhiều thời gian. Phía Nhật thường bị yêu cầu trả những khoản chi phí không rõ lý do, và có tâm lý không hài lòng khi nhiều công việc không thể tiến triển như mong muốn. Đây chính là vấn đề thiếu minh bạch về mặt chính trị và hành chính. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và tìm đến Việt Nam do nghe thông tin là Việt Nam có nguồn nhân lực ưu tú và có tuổi đời trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ lại không tìm được nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu. Đặc biệt, có những ý kiến chỉ ra rằng, hiện nay nguồn nhân lực của chưa được đào tạo để có thể suy nghĩ được các vấn đề mang tính chiến lược, hay có tầm nhìn dài hạn cho khoảng 30-50 sau. Có thể nói trong 10 năm tới, việc đào tạo một thế hệ trẻ có khả năng đáp ứng được yêu cầu cả về mặt công nghệ và tri thức cho các lĩnh vực đa dạng của đời sống hiện đại là vấn đề có tính quyết định đối với tương lai của đất nước Việt Nam. Thứ ba là chiến lược công nghiệp hóa. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xác định được đâu sẽ là ngành công nghiệp chủ lực trong tương lai. Điều này tạo ra những điều kiện bất lợi mang tính quyết định cho sự phát triển của Việt nam. Nếu đến 2015-2016, Việt Nam vẫn chưa xác định được ngành công nghiệp chủ lực, cũng như làm sao để phát triển nó, thì nguy cơ cao là Việt Nam sẽ không thể thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa đất nước đến năm 2020. Huỳnh Phan . Nhật Bản , Trung Quốc

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM NGHĨ CÁI GÌ

Nợ máu của nhân dân mà chóp bu CS phải trả. Quanlambao Thứ nhất, về ỗn định Chính Trị mà ĐCS huênh hoang bây giờ là không còn nữa, đâu đâu người dân ta thán về sự tham nhũng và bất tài trong quản lý kinh tế dẫn đến nhà nước kiệt quệ tài chánh nên cứ tăng thuế, phí, xăng điện gas mà nẽ vào những người khó khăn cùng cực nhất trong xã hội (người giàu thì những trận tăng giá này đâu có nghĩa lý gì với họ). Công An gần như bất lực trước nhũng nạn cướp giật có quy mô, có hệ thống đến nỗi người dân bị chặt cả cánh tay để cướp xe gắn máy. Chưa bao giờ người dân những thành phố lớn cảm thấy bất an như ngày hôm nay. Ngoài khơi, Trung Cộng gia tăng áp lực trên biển Đông vì biết rằng thực lực quân sự của VN quá yếu (biên giới phía Bắc bị tràn qua bất cứ lúc nào Bắc Kinh muốn mà chúng ta không có kế sach nào chống đở biển người), thực lực chính trị lại càng yếu hơn vì người dân không ủng hộ chính quyền trong kế sách ngoại giao với Trung Cộng. Về kinh tế thì Bắc Kinh biết rằng 80% nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ Trung Công nên nếu muốn, Bắc Kinh chỉ siết vòi cung cấp nguyên vật liệu là CSVN lao vào cửa tử ngay. Vì quá dễ bắt chẹt ĐCSVN nên Bắc Kinh tự tiện làm, khác với cách đối xử của Bắc Kinh với Tokyo, Manila, hay Jarkarta, Seoul v.v.. Về Kinh tế thi ngay nhũng người mù cũng thấy rằng nợ xấu Nh là 740 ngàn tỉ (có thể hơn 1 triệu tỉ), nó quấn chùm với 1 triệu tỉ BĐS (nên BĐS phá giá cực thấp), đan xen với 1.3 triệu tỉ nợ của Tập đoàn (con số này là CP công nhận, con số thực có thể dễ dàng đến 2.4 triệu tỉ). Nợ xây dựng cơ bản là 90 ngàn tỉ. Ngoài ra DN tư nhân nợ lòng vòng lẫn nhau, đan xen thành một cục nợ khổng lồ mà không giải quyết được vì không cty nào được quyền phá sản như OECD, họ cứ ôm nợ nhau mà chờ chết vì không có vốn để sản xuất một cái gì. Vì 400ngan/600 ngàn DN chết lâm sàng nên số người thất nghiệp thảy ra đường lên đến 2 triệu người, điều này tạo sự sụt giảm về sức mua trầm trọng, chính vì thế nó lôi kéo đến sự tồn kho thành phẩm, điều này làm sản xuất càng phải ngưng đọng nhiều hơn, DN không mặn mà vay tiền vì vay để làm gì nếu sản xuất ra lại vào kho tồn đọng. Chính vì thế tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ là 5% (bình thường 12, 15% (Bình ruồi lại phù phép cộng tiền phát hành trái phiếu vào tăng trưởng tín dụng, điều này làm sai lệch hoàn toàn về cái nhìn của tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng là chỉ số để nhà hoạch định Kt được cảnh báo trước khi mà nền kinh tế hấp thụ quá nhiều tín dụng gây nguy cơ lạm phát hay quá yếu tín dụng do sản xuất trì trệ. Còn phát hành trái phiếu là bổ sung cho thâm thủng ngân sách điều hành nhà nước). Để cho độc giả có một khái niệm về những con số, số tiền mà CP cần để giải quyết những vấn đề nợ xấu NH, nọ Tập đoàn là khoảng 2 triệu tỉ, thu ngân sách mỗi năm là khoảng 500 ngàn tỉ, tức là cần 4 năm thu Ngân sách ngay tại thời điểm này để giải quyết gút mắc của kinh tế, để nền kinh tế này không bế tắc ngày càng khó gở hơn. Nếu càng ít tiền hơn số 2 triệu tỉ lúc này để giải quyết thì thời gian để tháo gỡ bế tắc càng lâu hơn, 10 hay 20 năm không chừng. Thêm vào những bế tắc này là những thành phố và 64 tỉnh thành (như Đà Nẵng) dực vào nguồn thu ngoài Ngân sách của thuế DN bị thất thu trầm trọng nên có nguy cơ họ không đủ tiền trả lương công nhân viên nhà nước. – Những “người bạn” quốc tế của DCS thì bây giờ xa lánh họ hết rồi, Nhật vứa tuyên bố họ rời Trung Cộng nhưng không đến VN (vì sức mua của thị trường VN sụt giảm mạnh và kinh tế bất ổn). Dự án nhà máy thép 3 tỉ usd Nhật cũng rút lại, Euro và Mỹ đều thu gọn FDI của họ tại VN vì bất ồn kinh tế. KẾT LUẬN Những ai theo dõi sát sao bài của tôi 4 năm nay đều biết tôi dự đoán tất cả những gì đang xẩy ra. Tôi cũng dự báo thêm la2khong6 một nguồn lực nào trong hay ngoài nước có thể cứu được ĐCS nữa (CG vừa tuyên bố ODA năm 2013 là 6 tỉ usd, tương đương 120 ngàn tỉ vnd (so với 2 triệu tỉ cần để giải quyết nền kinh tế này thì cần 17 năm ODA mới có đủ)). Tình hình thì tôi chỉ ngồi bên lề đường mà nhìn DCS từ từ tan rả trong những tháng ngày sắp tới. Melbourne 11.12.2012 Châu Xuân Nguyễn DỌN NỢ NẦN CỦA DOANH NGHIỆP Với số nợ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên 1,29 triệu tỷ đồng, Việt Nam phải xử lý được nợ của khối doanh nghiệp này (con nợ) thì mới lành mạnh hoá được hệ thống ngân hàng. Đây là đề xuất của chuyên gia quốc tế, tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG 2012) ngày 10-12, bàn quanh chủ đề Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Lo nợ xấu tăng Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam một năm qua, bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro. Lạm phát cơ bản vẫn cao, mức dự trữ ngoại tệ vẫn thấp, việc nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc tài khoá sớm có thể khiến lạm phát tăng trở lại. Theo bà Victoria Kwakwa, CG 2012 là cơ hội để Chính phủ Việt Nam trực tiếp lắng nghe những đối thoại thẳng thắn, rộng mở và đầy trách nhiệm của các nhà tài trợ. Ông Sanjay Kalra – đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết, chính những yếu kém và thiếu minh bạch liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng đã ảnh hưởng xấu đến sự ổn định và sẽ tiếp tục cản trở sự tăng trưởng của Việt Nam. Do sự bất nhất về số liệu nợ xấu công bố, nên thị trường đang có những đánh giá khác nhau và không chắc chắn về mức độ nợ xấu thực sự trong hệ thống ngân hàng hiện nay tại Việt Nam. Theo ông Sanjay Kalra, các vấn đề của ngành ngân hàng sẽ không thể được giải quyết triệt để nếu không giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), là bên đi vay. Mối quan hệ dích dắc này làm khó thêm tiến trình tái cơ cấu của Việt Nam. “Với triển vọng tăng trưởng yếu ớt và sự cần thiết của cải cách và củng cố ngành ngân hàng đến năm 2015, mức nợ xấu còn có thể tiếp tục tăng thêm nữa” – vị đại diện IMF cảnh báo. Ông Tomoyuki Kimura – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần có một lộ trình rõ ràng để tiến hành công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020. Trong đó, việc cải tổ lĩnh vực tài chính, ngân hàng, DNNN và tăng tính minh bạch, tính thống nhất, tính tự chịu trách nhiệm phải được đặt lên hàng đầu. Còn theo ông Tanizaki Yasuaki – Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cụ thể về tái cấu trúc kinh tế. Trong đó, vấn đề cấp bách nhất là xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh và điều này đòi hỏi phải giải quyết bằng được vấn nạn nợ xấu và tái cấu trúc lĩnh vực DNNN. Đại điện Liên minh châu Âu (EU) cũng cho rằng thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách để thực hiện Nghị quyết 11. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đó là tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng cũng như cải cách DNNN. Việt Nam cần tăng tính tự chịu trách nhiệm để ổn định kinh tế vĩ mô và các cải cách trong nước. Cần đối xử công bằng về việc sử dụng đất vì đây là một yếu tố tác động đến sự phát triển KT-XH Việt Nam. Ngoài ra, theo vị đại diện EU, Chính phủ Việt Nam cần có biện pháp để chống tham nhũng, trong đó cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí vì báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống tham nhũng. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những ý kiến tâm huyết của tất cả các nhà tài trợ. Thủ tướng cho biết, nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD (tăng 300 USD so với năm 2011). Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần. Theo Thủ tướng, trong suốt chặng đường 20 năm qua, các nhà tài trợ đã đồng hành, hợp tác và theo sát từng bước trưởng thành của Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2013, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tăng cường kỷ luật kỷ cương, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, nhất là tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của DNNN, các ngân hàng thương mại. Nâng cao năng lực dự báo để đánh giá tình hình kịp thời, hiệu quả. Đề cao trách nhiệm, năng lực phẩm chất của người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, để đạt GDP cao hơn, Chính phủ tập trung xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, có điều kiện tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên tín dụng cho hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Trong năm tới, sẽ cân nhắc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Thủ tướng, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013. Cam kết tài trợ giảm còn gần 6,5 tỷ USD vốn ODA Kết thúc CG 2012, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, tổng số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam năm 2013 đạt 6,485 tỷ USD (giảm gần 1 tỷ USD so với năm 2012). Trong đó, Nhật Bản cam kết 2,6 tỷ USD; Hàn Quốc 1,2 tỷ USD; EU 743,16 triệu USD… Như vậy, đây là năm thứ ba liên tiếp cam kết ODA giảm, từ mức kỷ lục 8 tỷ USD hồi 2009, xuống 7,9 tỷ USD năm 2010 và 7,3 tỷ USD năm 2011. Lý do giảm theo bà Vitoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, do khó khăn chung từ suy thoái kinh tế, cộng với việc Việt Nam đã đạt ngưỡng thu nhập trung bình nên không nằm trong nhóm được viện trợ từ WB. Theo bà Vitoria Kwakwa, đây cũng là kỳ họp cuối cùng mang tên Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ. Từ năm sau, hội nghị sẽ đổi tên thành Diễn đàn Phát triển Việt Nam và chỉ tổ chức mỗi năm một lần thay vì hai lần vào giữa và cuối năm như hiện nay. Phong Cầm – Tiền phong QLB

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

TỔNG THỐNG MỸ : "CHÌA MỘT BÀN TAY ..."

Trong bài diễn văn đọc tại Ðại học Rangoon, Tổng thống Obama đã liên hệ đến một lời hứa ông đưa ra tại tại lễ nhậm chức tổng thống năm 2009 là sẽ “chìa một bàn tay” đến các chính phủ từng cai trị nhân dân bằng đàn áp nếu họ sẵn lòng “buông nắm đấm ra.”

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC BẦU VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC Nguyễn Thu Trâm Kính thưa quý vị, Một nguồn tin vui cho công đồng người Việt Quốc Gia cũng như cho toàn dân Việt Nam đang bị cộng sản thống trị là cộng sản Việt Nam đã không được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp khóang đại của Đại Hội Đồng (General Assembly), vào hôm thứ Hai 12 tháng 11 năm 2012, Liên Hiệp Quốc đã bầu thay thế 18 thành viên mới trong tổng số 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - United Nations Human Rights Council (HRC), Dù đã vận động hành lang rất tích cực và đã đệ nạp hồ sơ xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng cộng sản Việt Nam đã bị gạt ra ngoài lề, không được bầu vào Hội Đồng này bởi thành tích nhân quyền của cộng sản Việt Nam càng ngày càng trở nên nghiêm trọng: Ngay sau khi được trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là Việt Nam đã không còn động cơ để phấn đấu nữa, nên đã ra tay đàn áp rất thô bạo những tiếng nói đối lập. Nhiều tổ chức dân chủ đã bị dập tắt, nhiều nhà bất đồng chính kiến đã bị bắt bớ, tra tấn và tù đày với mức án rất nặng nề. Liên tục từ năm 2007 đến nay đã có hàng chục người dân lành bị công an đánh chết trong các trại tạm giam. Nhiều chức sắc tôn giáo chỉ vì thực hành niềm tin tôn giáo của mình cũng bị bắt bớ giam cầm. Nhiều người dân yêu nước cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên tiếng xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối những hành động gây hấn và xâm lược của Trung cộng. Nhiều dân oan bị trấn cướp đất đai ruộng vườn nhà cửa một cách bất công và phi pháp, nhưng cũng bị bắt bớ tra tấn và kết án tù chỉ vì họ lên trung ương khiếu kiện mà bị kết tội gây rối trật tự công cộng. Trước những vi phạm quyền con người một cách trắng trợn và có hệ thống đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nên ngay khi biết tin Việt Nam đã xin ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, hàng triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng ký Thỉnh Nguyện Thư gởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc ngăn chặn cộng sản Việt Nam gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, và cuối cùng công lý đã được thực hiện. Chắc chắn với những vi phạm nhân quyền đến mức tồi tệ nhất thế giới của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì mọi nổ lực, mọi vận động của Việt Nam để được tham gia vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chỉ vĩnh viễn là hành động mò trăng đáy nước. Việc công an cộng sản Việt Nam đánh chết dân oan Hà Thị Nhung tại vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội vào đúng ngày Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ chối cho Việt Nam dược gia nhập vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày hôm qua thứ Hai 12, tháng 11 năm 2012 thực là có ý nghĩa với bản chất phi nhân bản của chế độ cộng sản Việt Nam. Chúng ta thương xót cho cái chết oan nghiệt của cụ bà dân oan Hà Thị Nhung, nhưng chúng ta cũng chúc mừng lực lượng công an còn đảng còn mình đã ghi thêm một chiến công oanh liệt cho đảng về thành tích vi phạm nhân quyền liên tục và có hệ thống của chế độ cộng sản Việt Nam. Ngày 13 tháng 11 năm 2012 Nguyễn Thu Trâm, 8406 Posted by Quỳnh Trâm Việt Nam at 10:00 PM

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

THỦ TƯỚNG NGẠO MẠN và CÁI GIÁ PHẢI TRẢ !

Việt Nam của năm 2012 là đất nước chìm trong khối nợ xấu khổng lồ, bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng, khối quốc doanh yếu kém, những doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì thiếu vốn và sự thao túng nền kinh tế của các nhóm lợi ích. Trong bối cảnh đó, những năm qua nhiều ý kiến chỉ trích đã hướng về phía thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng vì quản lý lỏng lẻo và chủ nghĩa bè phái, với cao trào là Hội nghị Trung ương 6 vừa bế mạc ngày 15/10. Bài viết nhìn lại về một vài dấu ấn của ông lên nền kinh tế Việt Nam từ lúc nhậm chức hồi năm 2006. “Thủ tướng hiện đại” Từ góc nhìn của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, ông Dũng là “Thủ tướng hiện đại đầu tiên của Việt Nam”. Là người mà Thayer gọi là “kinh tế gia theo chủ nghĩa dân tộc” trong một cuộc phỏng vấn với BBC ngày 16/10, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu trong việc giám sát tăng trưởng kinh tế Việt Nam kể từ năm 2006 và là người lãnh đạo cao cấp trong việc lèo lái và thỏa thuận với các chính khách và nhà đầu tư nước ngoài. Ngay từ lúc nhậm chức, ưu tiên hàng đầu của ông là hỗ trợ xuất khẩu tài nguyên năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, các sản phẩm hải sản và may mặc; ngoài ra còn có phát triển những nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ví dụ như thủy năng và năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, việc đầu tư vào những công trình như nhà máy lọc dầu Dung Quất của chính phủ cho thấy xu hướng muốn tách dần ra khỏi việc xuất khẩu tài nguyên dạng thô bằng cách trang bị cho kinh tế nội địa khả năng chế biến trước khi xuất khẩu nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu. Nhận xét về những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ của thủ tướng, giáo sư Carl Thayer nói: "Khi Việt Nam phải gánh chịu khủng hoảng hồi năm 2008, thủ tướng đã đề xuất và thực hiện gói kích cầu để tạo một lá chắn khá tốt cho Việt Nam." Một ý kiến khác từ chuyên gia Châu Á của hãng phân tích ONDD, ông Raphael Cecchi thì cho rằng "Nghị quyết số 11 của chính phủ vào năm ngoái đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể, kiềm chế thành công lạm phát". 'Ngạo mạn' Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lạm phát và kinh tế yếu kém trong vài năm qua. Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận. Để giúp tiến hành cải cách kinh tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và hành chính. Đến khi thủ tướng Phan Văn Khải kế nhiệm, ông đưa tổ chuyên gia này lên thành Ban nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng ngay khi nhậm chức, ông Dũng đã giải thể ban nghiên cứu này qua Quyết định số 1008/QĐ-TTg (ban hành ngày 28/7/2006). “Ông Dũng đã loại bỏ đội ngũ cố vấn của thế hệ đi trước và thay vào đó bằng một mạng lưới bè phái của riêng mình” – Giáo sư Carl Thayer nhận xét. Sự ngạo mạn này còn được cho là thể hiện qua cách ông đề bạt nhân sự. “Chỉ cần nhìn cách thủ tướng đề bạt người nhà và những người thân cận vào các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng đủ thấy ông tự tin thế nào vào sức mạnh vây cánh của mình.” Một người có quan hệ cấp cao trong bộ máy Đảng Cộng sản nói với BBC. “Thực ra ngay từ lúc đầu của Hội nghị Trung ương, những người trong cuộc đều biết rằng cả ông và những người thân tín của ông trong Đảng sẽ không mất chức. Tin đồn rằng thủ tướng bị cách chức chứng tỏ dư luận vẫn còn quá ngây thơ”, người muốn ẩn danh này nói thêm. Thói quen bỏ ngoài tai những lời khuyên can đã trở thành một điều được nói đến thường xuyên của chính phủ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có những lời khuyên can về sự bành trướng của mô hình Tập đoàn Nhà nước, những đầu tư công thiếu hiệu quả, làm thâm hụt vốn, ảnh hưởng môi trường cũng như sự bùng nổ của tăng trưởng tín dụng từ những kinh tế gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các lãnh đạo và cựu lãnh đạo quốc gia mà tiêu biểu có tướng Võ Nguyên Giáp, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Tín đồ của tăng trưởng nóng Ông Dũng có tham vọng biến Vinashin thành tập đoàn mạnh cấp khu vực. Sai lầm lớn nhất của Thủ tướng Dũng là đã theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, lấy trọng tâm là khối quốc doanh trong lúc nền kinh tế đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất khu vực trong suốt một thập niên qua. Không ít các ý kiến cho rằng với tham vọng tăng trưởng thần kỳ, việc ông Dũng xây dựng các tập đoàn Nhà nước lấy ý tưởng từ Bấm mô hình Chaebol của Nam Hàn để trang bị cho nền kinh tế những 'cú đấm thép' là không có gì đáng ngạc nhiên. Tương tự với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước của thủ tướng được ưu đãi những khối tín dụng khổng lồ, được đảm bảo từ phía chính phủ. Nếu tăng trưởng tín dụng trong những năm 90 chỉ có 20% thì đến năm 2010, mức này lên đến 136%. Tín dụng chủ yếu được bơm vào các doanh nghiệp Nhà nước và các thế lực đầu cơ chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên khác với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước Việt Nam không được hình thành qua quá trình tích tụ vốn, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và không những không thay thế được xuất khẩu mà còn đẩy cán cân thương mại sang nhập siêu khi nhập khẩu quá nhiều vật liệu. Không những thế, quyết định cho phép các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 – 2010 kèm theo sự quản lý yếu kém của thủ tướng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này lạm dụng nguồn cung cấp tín dụng dồi dào để phát triển đa ngành, lũng đoạn nền kinh tế nội địa với các công ty con làm ăn thua lỗ, khiến 70% nợ xấu trong tổng 200 nghìn tỷ nợ xấu tại các ngân hàng thuộc về khối quốc doanh. "Điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng" Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc Thu hút vốn đầu tư và vay vốn lãi suất thấp từ Trung Quốc để khắc phục thâm hụt mậu dịch là một phần khác trong chiến lược tăng trưởng của thủ tướng; tuy nhiên điều này không những gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa hai nước mà còn khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Theo số liệu của Bộ Công thương thì trong 4 tháng đầu năm 2011, nhập siêu Việt Nam là gần 4,9 tỷ đôla, trong đó riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần 4 tỷ đôla. Điều đáng chú ý là nhập siêu với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Dũng là ở mức 12,7 tỷ đôla, cao gấp 5 lần mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải. Sự nhập siêu này được Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách VEPR, đại học quốc gia Hà Nội lý giải là dưới thời thủ tướng Dũng, có đến 90% các dự án lớn, chủ yếu là công nghiệp thượng nguồn của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trụ cột với giá trị trúng thầu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đôla có nhà thầu là Trung Quốc. Không những thế, các nhà thầu này thường chỉ sử dụng lao động và thiết bị đem từ Trung Quốc sang, dẫn đến việc Việt Nam không được hưởng chút lợi ích nào về lao động việc làm trong các thương vụ với Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng FDI của Việt Nam. Để bù đắp cho sai lầm trong chính sách mậu dịch với Trung Quốc, chính phủ thủ tướng Dũng đã phải tìm kiếm những khoản FDI khác từ nước này để cân bằng cán cân thương mại, bất chấp những quan ngại về sự phá hoại môi trường và an ninh quốc phòng. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với khu vực qua các năm Dự án Bauxite Tây Nguyên mà tác giả David Pilling trong bài viết đăng ngày 6/5/2009 trên Financial Times gọi là sự 'triều cống' của Việt Nam để đổi lại khoản đầu tư 15 tỷ đôla nhằm giải quyết 11 tỷ đôla nhập siêu năm đó là một trong những dự án như vậy. Để đảm bảo tăng trưởng, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng còn phải chỉ đạo thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án biệt thự, sân golf, công nghiệp. Nhiều vụ trong số này đã trở thành cưỡng chế bạo lực, dẫn đến những vụ như Văn Giang hồi tháng Tư năm nay. Điều này khá giống với tình hình tại Trung Quốc trong bản báo cáo mới nhất của Ân xá Quốc tế. Chỉ tính trong 5 năm từ 2006-2010, cả Việt Nam đã mất khoảng 200 nghìn ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, biệt thự, dẫn đến gần 2,5 triệu lao động mất việc và người nông dân có 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm, theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Lạm phát "quán quân" khu vực Bất ổn vĩ mô đã kéo theo biến động trong khu vực ngân hàng Việt Nam Không có nước nào trong khu vực hoặc thậm chí có điều kiện tương tự mà lạm phát liên tục cao hơn tăng trưởng như Việt Nam những năm qua Hồi tháng 10/2007, trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Sinh Hùng (lúc đó là phó thủ tướng) tự tin khẳng định “chỉ tiêu tăng trưởng 9% trong năm 2008 là khiêm tốn”. Thậm chí ông cho rằng trong điều kiện thuận lợi, khả năng tăng trưởng lên đến hai con số là hoàn toàn có thể. Có lẽ lúc đó ông Hùng đã không lường trước rằng, thứ duy nhất tăng lên hai con số năm 2008 là ... lạm phát. Lạm phát năm 2007-2008 bùng nổ vì nhiều lý do, trong đó có sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, gia tăng giá cả của hàng hóa quốc tế và việc luồng đầu tư nước ngoài đổ vào ồ ạt sau khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 mà không có chính sách kiểm soát; kèm theo chính sách tiền tệ lỏng lẻo, thiếu linh hoạt cũng như tỷ giá cứng nhắc. ""Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục"" Geoffrey Cain, cây bút trên Foreign Policy Ngân hàng Nhà nước lúc đó phải bơm tiền đồng vào nền kinh tế để giảm nhẹ áp lực tăng tỷ giá, làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát, đưa lạm phát tháng Tám năm 2008 lên mức 28,2%, cao nhất kể từ năm 1993, theo số liệu từ Tổng cục thống kê. Không những thế, những chi tiêu công quá mức (chiếm khoảng 20% GDP, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương) thiếu hiệu quả, không tạo ra sản phẩm tương ứng, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế cũng như các khoản vay theo quan hệ và sự độc quyền giá xăng, điện khiến lạm phát như quả bom chỉ chực bùng nổ và thực tế đã tiếp tục leo lên 23,2%, mức cao nhất Châu Á trong tháng Tám năm 2011. Cũng kể từ năm 2008, mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn bị hạ thường xuyên nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn liên tục trượt mốc chỉ tiêu, với tăng trưởng trượt dốc từ mức 8,2% năm 2006 xuống còn 5,2% trong năm 2012 theo báo cáo tháng Mười của Ngân hàng Thế giới. Đầu tư để kiếm lỗ? Thủ tướng Dũng trong những phút cuối diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng Một trong những dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên kinh tế Việt Nam là việc hướng đầu tư công vào những dự án hoặc có rất ít, hoặc không có chút giá trị kinh tế nào trong khi cả người dân lẫn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều than vãn về hạn chế cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Chỉ số được sử dụng rộng rãi trong việc đo đạt hiểu quả đầu tư là Hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR). Mục đích của hệ số này là tính ra phải mất bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới tạo ra một đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số ICOR càng cao đồng nghĩa với vốn đầu tư được sử dụng kém hiệu quả. Nếu báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy ICOR dưới thời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1991-1995 chỉ là 3,5 và tăng lên 3,9 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải thì dưới thời thủ tướng Dũng, hệ số ICOR tăng vọt lên 6,15 trong giai đoạn 2007-2008 và đến năm 2009 thì lên đến 8. Dù con số này đến năm 2010 đã giảm xuống mức 6,9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Đáng chú ý hơn, ICOR của khu vực Nhà nước năm 2010 là 10,2 lần, cao gấp rưỡi hệ số chung trong khi đó, ICOR của khu vực ngoài Nhà nước năm 2010 là 3,9 lần, thấp hơn hệ số 4,9 lần của năm 2006, chứng tỏ sự vượt trội trong hiệu quả đầu tư. Ngoài ra báo cáo của sứ quán Anh hồi tháng Sáu cũng chỉ ra khoảng cách năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước so với cả khu vực doanh nghiệp nói chung tăng ngày càng lớn qua thời gian, từ 1:4 năm 2000 đến 1:8 năm 2008. Chỉ cần lấy ví dụ những công trình mà thủ tướng đích tay ký như cảng Vân Phong, với tổng mức đầu tư 3,6 tỷ đôla và lễ khởi công hoành tráng tốn kém hơn 4,144 nghìn tỷ đồng giờ chỉ còn lại "114 cọc thép và một xà lan toàn những máy móc rỉ" (theo AP); những câu chuyện như sự tiêu phí 4 tỷ đôla của Vinashin hay các dự án bỏ hoang của Vinaconex thì cũng dễ hiểu tại sao cây bút Geoffrey Cain lại phải thốt lên "Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục" trong bài viết trên trang Foreign Policy hồi tháng Bảy. Sau những thành tựu Nỗ lực làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước của ông Nguyễn Phú Trọng được một số người đánh giá cao. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được “phong tặng” các danh hiệu nhất nhì bởi các tổ chức quốc tế. Về kinh tế, Việt Nam là nước thứ nhì ASEAN từ dưới đếm lên trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo báo cáo tháng Chín của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tụt tổng cộng 16 bậc trong hai lần xếp hạng gần nhất của tổ chức này. Báo cáo hồi tháng Sáu năm nay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chỉ ra rõ những cái 'nhất' khác của kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á những năm qua. Đó là chưa kể đến những danh hiệu phi kinh tế khác như "nước bảo vệ động vật hoang dã tồi nhất" của Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WFF) hay vị trí 172/179 trong xếp hạng những nước thù địch tự do Internet của Tổ chứng phóng viên không biên giới (RSF). Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười. Trả lời về kết quả Hội nghị Trung ương Sáu sau buổi bế mạc ngày 15/10, giáo sư Carl Thayer nói: "Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ Chính trị" Giáo sư Carl Thayer "Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới. Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình. Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này." Nhận định về người có khả năng kế nhiệm Thủ tướng Dũng, ông Thayer cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ chính trị. “Nhiều người cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người khá trung lập trong quan hệ trong Đảng cộng sản. Tuy nhiên thực tế là ông Phúc là người rất thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,” nguồn tin giấu tên có quan hệ cấp cao trong Đảng nói với BBC. “Trong mắt ông Dũng, ông Phúc là người 'dễ bảo' và có đường lối ôn hòa.” TheoBBC

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

TẠM HẠ MÀN Và SỰ IM LẶNG CỦA BÀY CỪU !

Submitted by Trưởng Biên Tập on Tue, 10/16/2012 – 20:12 Lê Diễn Đức “Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương đã thành công tốt đẹp”! Chẳng hề cường điệu, có thể nói bất kỳ hội nghị nào, từ tiểu nghị (họp tổ dân phố, hội phu huynh học sinh), đến trung nghị (họp cấp tỉnh, thành), hoặc đại, cực đại nghị (Hội nghị Trung ương hay Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Việt Nam) đều được kết thúc bằng điệp khúc trên, thậm chí “tốt đẹp” thường được thay bằng “rực rỡ”. Hội nghị Trung ương 6 (HN TW6) cũng không nằm ngoài quy luật tự sướng muôn thưở. Nhưng có chút khác biệt. Lần này ĐCSVN đã “thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân“. Biết lỗi và xin lỗi là thái độ hiếm có trong văn hoá hành xử của ĐCSVN kể từ khi ra đời. Nhưng làm sao có thể không xin lỗi, khi trong con mắt của dân chúng trong nước cũng như thế giới bên ngoài, hình ảnh đất nước Việt Nam bị méo mó thảm hại nhất kể từ năm 1986. Trong diễn văn bế mạc, sau “bản nhạc” ve vuốt một số cái gọi là “thành tích”, dù cố gắng diễn đạt cốt làm giảm nhẹ đi sức nặng, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng, đã phải liệt kê tình trạng thực tế đang làm mất đi nghiêm trọng lòng tin dân chúng vào bộ máy điều hành đất nước: “Áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn. Thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp; nợ xấu ngân hàng ở mức cao; tăng trưởng tín dụng thấp; hoạt động của một số ngân hàng thương mại cổ phần thiếu minh bạch, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; lãi suất ngân hàng vẫn còn quá cao so với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán vẫn chưa được cải thiện; thị trường vàng còn nhiều biến động. Các đề án tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Tăng trưởng GDP và tổng vốn đầu tư xã hội không đạt được kế hoạch đề ra; số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động vẫn ở mức cao; việc làm và thu nhập của người lao động khó khăn. Trật tự, an toàn xã hội và các tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, tiêu cực còn nhiều phức tạp”… Không cá biệt Hội nghị Trung ương 6 (NG TW6) kéo dài hai tuần, thu hút sự quan tâm rộng lớn của dư luận xã hội, nóng bỏng hơn nhiều những sự kiện trước đó. Hội nghị được tiến hành kín cổng cao tường đến mức “Quan Làm Báo”, một trang web nổi bật chuyên nắm bắt các tin đồn từ hậu trường cũng chỉ đưa ra những phán đoán mơ hồ. Trước hết, cần chú ý rằng, cuộc đấu đá nội bộ trong HN TW 6 không phải cá biệt. Trên thượng tầng cấu trúc của ĐCSVN đã nhiều lần diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực tuơng tự. Trong những năm 1975-1986, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã nắm thế thượng phong, khuynh loát toàn Bộ Chính Trị (BCT). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguời bị Duẩn-Thọ triệt hạ uy thế, là điển hình của cuộc giành ảnh hưởng trong giai đoạn này. Sau hội nghị Thành Đô năm 1990, sau cái bắt tay trở lại của ĐCSVN với “kẻ thù truyền kiếp” Trung Quốc, năm 1991 Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị loại khỏi BCT vì có quan điểm thân Nga và phương Tây. Trước đó, tháng 3/1990, Trần Xuân Bách, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, đã bị kỷ luật ra khỏi BCT và bị loại hẳn khỏi sân khấu chính trị, vì có tư tưởng đổi mới theo xu hướng đa nguyên, đa đảng của Gorbachev (Liên Xô). Cuối năm 2001, mặc dù đã nghỉ hưu, Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã vận động thành công kéo Lê Khả Phiêu tuột khỏi ghế Tổng Bí thư (TBT) và Nông Đức Mạnh lên thay thế như một giải pháp dung hoà. Trong đại hội X, tháng 4 năm 2006, Phan Văn Khải nghỉ hưu, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu chính phủ cũng đã làm tốn nhiều giấy bút của các nhà bình luận về một khuôn mặt được cho là “cấp tiến”, có thể mang lại nhiều cải cách cho Việt Nam. Nhưng trước đại hội đảng 11 vào đầu tháng 1/2012, từ khủng hoảng Vinashin và những vụ bê bối khác, cuộc chiến nội bộ tái diễn. Sau những đợt phản công, đặc biệt trên mặt trận truyền thông, Nguyễn Tấn Dũng đã trụ lại được trên chiếc ghế Thủ tướng. Sở dĩ bầu không khí bao trùm HN TW6 năm nay nóng bóng và cuốn hút sự chú ý của xã hội hơn bao giờ hết, vì nó diễn ra trong lúc hàng loạt thông tin được tung ra trên báo chí ngoài lề đảng về các vụ bê bối kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng liên quan đến chính sách của chính phủ và những nghi ngờ về mối quan hệ thân hữu giữa giới đầu sỏ ngân hàng với Thủ tướng, gia đình ông và phe nhóm lợi ích, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của đất nước và đời sống thường nhật của mọi tầng lớp xã hội. HN TW 6 còn hấp dẫn, mang kịch tính hơn vì cuộc đấu đá này được cho là trận thỉ hí sống còn giữ một bên là TBT Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một bên khác là Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Báo nước ngoài cũng nhận định tuơng tự. Tờ Bangkok Post ngày 15/10 viết: “Dẫn đầu cuộc tấn công vào ông Dũng không ai khác là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người đã rọi ánh sáng vào những vụ bê bối xung quanh thủ tướng và chính phủ của ông. Nền kinh tế chậm chạp, lạm phát, tham nhũng và khủng hoảng ngân hàng trong những tuần gần đây đã được xem là tất cả các tiêu cực đối với ông Dũng”. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, thực tế trong mấy chục năm cầm quyền của ĐCSVN cho thấy, thời nào cũng có các cuộc đấu đá nội bộ, chỉ khác nhau mức độ, nhưng không một cuộc đấu đá nào có thể làm tan rã thượng tầng kiến trúc. HN TW 6 không là ngoại lệ, dù gay gắt và có nhiều kịch tính. Sự tồn tại của đảng là trên hết Kết quả của HN TW 6 không làm những người có kinh nghiệm về thời cuộc bất ngờ. Trong bài “Hội nghị Trung Ương 6 tại Hà Nội: Việt Nam quo vadis?” viết ngày 3/10/2012, phân tích các yếu tố trong xã hội VN có thể mang lại những thay đổi, tôi đã từng nhận định về “giới quyền lực chóp bu”: “Đấu đá nhau tranh giành quyền lực, nhưng tay nào cũng có con tin để áp lực lên đối thủ chính trị, vì tay nào cũng có bàn tay ít nhiều nhúng chàm, không bản thân thì người thân trong gia đình, họ hàng. Phương án cuối cùng sẽ là thoả hiệp cứu đảng. Một tay nào đó nếu bị buộc rời ghế cũng sẽ hạ cánh bình an, vì sẽ được bảo đảm an toàn trong cuộc mặc cả. Đừng đặt hy vọng nào từ biến động về nhân sự (nếu có) của Hội nghị trung ương 6 (đang diễn ra từ ngày 1 đến 15/10 tại Hà Nội) sẽ mang lại điều tích cực gì đó cho tiến trình Dân chủ của VN. Gần 200 uỷ viên trung uơng, tập hợp quan trọng nhất tạo ra toàn bộ bộ máy cai trị, vẫn sẽ mãi giữ vững chắc nguyên tắc tuyệt đối: Còn đảng còn mình”. Nói là thế, nhưng không phải ai cũng tin vào nhận định nêu trên (biết rồi, khổ lắm, nói mãi), vì ngay sau diễn văn bế mạc của TBT Nguyễn Phú Trọng, lướt trên các diễn đàn mạng, ta gặp rất nhiều lời ca thán, thất vọng. Vẫn nhiều người còn giữ niềm tin ngây ngô về một sự thay đổi tích cực nào đó. Nhờ thông tin ngoài lề đảng, người ta nhìn thấy rõ Nguyễn Tấn Dũng – con người, công việc lẫn tư cách đạo đức. Đứng đầu chính phủ từ năm 2006, trong tất cả các thủ tướng của CSVN, tính từ Phạm Văn Đồng, ông Dũng là người gây ra những hậu quả tệ hại nhất cho đất nước về kinh tế, đưa đất nước lệ thuộc ngày mỗi sâu vào Trung Quốc trong mọi lĩnh vực. Một bản cáo trạng dài về “tội” của ông Dũng đã được nhà văn, nhà báo kỳ cựu, đại tá Quân đội Nhân dân Phạm Đình Trọng tổng hợp trong bài “Ông Thủ tướng khinh trí tuệ, trọng bạo lực“. Một nhóm gồm những người chán ngán và căm ghét Nguyễn Tấn Dũng, muốn ông Dũng rời ghế Thủ tướng, dù không biết chắc người thay thế tốt hơn hay không, nhưng đơn giản là, quá tệ thì không nên tiếp tục tại vị. Nhóm thứ hai gồm những người hiểu được vị thế của ông Dũng trong cuộc chơi và phương thức thoả hiệp truyền thống của ĐCSVN, thì không tin ông Dũng sẽ ra đi và cho rằng, sự ra đi này chẳng mang lại ý nghĩa gì cho phép giải bài toán hiện tại của đất nước. Nhận định đúng thuộc nhóm thứ hai này. Mặc dù “lần đầu tiên, Trung ương tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng“, và “Bộ Chính trị thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên”, nhưng vì “để giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng“, “kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ”, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị“. Một lần nữa, quần chúng nhẹ dạ, cả tin có thêm một bài học cay đắng rằng, nếu họ không đứng lên tranh đấu để tự thay đổi số phận của mình thì đừng bao giờ chờ mong phép màu nào đó sẽ đến từ biến chuyển nhân sự của ĐCSVN. Lỗi của ai? Trong bài “Canh bạc của Đảng Cộng sản” trên BBC Việt ngữ ngày 14/10, tác giả bài viết cho rằng, cuộc đấu đá trong HN TW 6 vừa qua cho thấy “ông Nguyễn Tấn Dũng là nạn nhận của quyền lực không bị kiểm soát“. Theo tôi, Nguyễn Tấn Dũng không phải là nạn nhân mà là ngược lại. Hệ thống quyền lực không bị kiểm soát đẻ ra những con người như ông Dũng. Trước đó đã có những đứa con khác của hệ thống không bị kiểm soát này, đó là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, v.v… Hệ thống quyền lực không bị kiểm soát đã trở thành nạn nhân của chính đứa con mình đẻ ra. Cha mẹ trở thành nạn nhân của những đứa con đổ đốn, lưu manh, trộm cướp. Trong hệ thống chính trị hiện nay, ĐCSVN độc nhất, nắm toàn quyền định đoạt mọi hoạt động lớn nhỏ của bộ máy nhà nước, không chịu kiểm soát bởi bất kỳ đinh chế nào. Trong giới lãnh đạo chóp bu, nếu vì quản lý yếu kém hoặc dính líu vào các vụ bê bối, hình thức kỷ luật cao nhất thường được áp dụng là cho là nghỉ hưu, hạ cánh an toàn, nhân danh “bảo vệ hình ảnh thiêng liêng của đảng”. Trong hệ thống như thế, đương nhiên sinh ra những vùng tối, nơi đó người ta có xu hướng giành đỉnh cao nhất của quyền lực để có thể mua bán, đổi chác và ban phát. Quyền song hành với tiền. Tệ nạn mua quan bán chức phổ biến tất yếu phải gắn với tham nhũng, rút ruột công trình và lại quả từ hợp đồng kinh tế, cùng với chủ nghĩa thân hữu và kế tục quyền lực của giới thái tử đảng. Những con người có quyền lực khuynh loát, như Nguyễn Tiến Dũng, không thể hoặc rất khó kiểm soát khi họ nắm trong tay các lực lượng âm binh an ninh và kinh tế, như cách gọi của tác giả bài viết trên BBC đã dẫn. Những con người này thường gây ra biến động nhân sự ở thượng tầng và cả hạ tầng, làm cho thể chế bị khủng hoảng. Chỉ có thể ngăn chặn hữu hiệu sự lộng quyền và lạm quyền, hạn chế tối đa tiêu cực xã hội, khi đảng cầm quyền bị kiểm soát, chế tài bởi một quốc hội dân cử, trong đó các đảng đối lập luôn soi xét, không bỏ qua bất kỳ sai phạm nào của đảng cầm quyền. Song song, các định chế tư pháp phải độc lập, không là công cụ của đảng cầm quyền, để có thể xử lý minh bạch và bình đẳng mọi trường hợp sai phạm, không chừa ai, kể cả lãnh đạo cao nhất. Phải có báo chí tự do vì nó là phương tiện năng động và hữu hiệu minh bạch hoá xã hội, vạch mặt các chính trị gia tham nhũng trước dư luận và pháp luật. Những yếu tố cơ bản trên đây đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành bình thường, lành mạnh, nhưng tiếc thay không tồn tại trong thế chế độc tài toàn trị của ĐCSVN. Quốc hội CSVN, cơ quan lập pháp, trên danh nghĩa có quyền lực cao nhất, nhưng không có ý nghĩa thực tế trong vai trò quản lý đất nước, chính xác chỉ là nơi hợp thức hoá các quyết định của lãnh đạo đảng. Nhiều nghị định của chính phủ thay thế luật, đứng trên luật và cả hiến pháp. Một ví dụ. Đặt vấn đề: “Có ý kiến tỏ ra nghi ngại khi chúng ta chỉ bắt được ‘con mèo ăn miếng mỡ’, còn ‘con cọp bắt heo’ lại không tóm được bao nhiêu“, bài “Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng“, tờ Người Đưa Tin hôm 9/8/2012 cho hay, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, “đã hoàn thành dự thảo bổ sung, sửa đổi Nghị định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng. Hiện Dự thảo đang được trình lên Chính phủ xem xét và phê duyệt. Theo đó, mức độ xử lý kỷ luật được đề nghị trong dự thảo bao gồm 3 hình thức: khiển trách, cảnh cáo và cách chức“. Thật là nghịch chướng! Đúng ra, Dự thảo này phải được quốc hội triển khai thành luật thì lại được xử lý bởi chính phủ, là cái ổ của bầy sâu tham nhũng! Sự im lặng của bầy cừu Là tên bộ phim “The Silence of the Lambs” nổi tiếng của Mỹ phát hành năm 1991, của đạo diễn Jonathan Demme, đã đoạt 5 giải Oscar quan trọng nhất: Phim hay nhất; Đạo diễn, Kịch bản xuất sắc nhất; Nam và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Phim nói về nữ sinh tập sự của FBI Clarice Starling (Jodie Foster), người đã tận dụng được tên ăn thịt người Hannibal Lecter (Anthony Hopkins) đang bị biệt giam, khai thác lấy được thông tin về kẻ giết người hàng loạt Bill Buffalo (Ted Levine), rồi giết được hắn và giải thoát nạn nhân bị hắn bắt cóc, nhưng Hannibal Lecter đã trốn thoát khỏi nơi giam cầm và trở thành mối nguy hiểm cho xã hội. Rốt cuộc tiếng cừu non kêu thảm thiết ám ảnh Clarice Starling trong giấc mơ mỗi đêm vẫn không chấm dứt… Thật khó biết, trong số Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Dương Chí Dũng, v.v… ai là “Lecter” trong cuộc săn lùng “Buffalo”! Quốc hội khóa 13 sẽ họp vào các ngày 22 đến ngày 24/10, có thể xem xét, quyết định phê chuẩn về nhân sự mới trong nội các của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Có sự nối dài nào của HN TW6 không? Trong cuộc đấu vừa qua, cặp Trọng-Sang đã đạt được kết quả, làm suy giảm nghiêm trọng uy thế của Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, ông Dũng chưa yếu đến mức như nhiều người lầm tưởng vì ông ta còn những liên kết chặt chẽ với lực lượng âm binh an ninh, kinh tế, những vùng đặc quyền mà ông ta đã kịp rải ân huệ cho nhiều người. Dân gian phương Tây nói rằng đứng đái dưới gió đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Trọng và ông Sang đã ra tay, đứng đái dưới cơn lốc quyền-tiền của ông Dũng và phe nhóm. Vì thế, dư luận dự đoán sẽ có những cuộc thỉ hí tiếp theo. Nhưng tôi tin rằng, trong tình huống nào, dân chúng Việt Nam cũng chỉ rú lên những tiếng kêu ai oán thảm thiết của đàn cừu. Trong sự cam phận và bất lực! Ngày 15/10/2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

CANH BẠC CỦA ĐẢNG !

Trần Minh Khôi viết từ Pennsylvania, Hoa Kỳ Cập nhật: 15:06 GMT - chủ nhật, 14 tháng 10, 201 Hội nghị Trung ương 6 bế mạc ngày 15/10 Một vị trưởng lão trong giang hồ, một giáo sư đáng kính và là người xưa nay vẫn có thái độ thân thiện với chính quyền Việt Nam, nói với tôi, giọng khinh miệt, “Chừng nào hắn [Nguyễn Tấn Dũng] còn ngồi đó thì tôi sẽ không về Việt Nam”. Có vẻ như nhiều người cũng không muốn ông thủ tướng ngồi ở đó nữa. Nhiều tiếng nói trên không gian mạng không ngần ngại bày tỏ công khai điều này. Vì nhiều lý do, cũng dễ hiểu, người ta tin rằng nếu ông Dũng ra đi thì Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết được các vấn đề khủng hoảng hiện nay, trong đó khủng hoảng lớn nhất vẫn là khủng hoảng tính chính đáng của lãnh đạo. Việc ông Dũng rời khỏi ghế thủ tướng lúc này có thể đem đến một cảm giác thở phào cho nhiều người nhưng niềm tin cho rằng có ai đó đến thế chỗ ông có khả năng giải quyết khủng hoảng là một niềm tin không có cơ sở. Khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam là khủng hoảng định chế chứ không phải khủng hoảng nhân sự. Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản hiểu điều này và nếu họ khôn ngoan thì họ sẽ để ông Dũng ngồi yên đó. Khủng hoảng định chế Ông Dũng ra đi giúp được gì cho Đảng, ngoài việc làm giảm đi áp lực của bức xúc xã hội trong một thời gian ngắn? Không giúp được điều gì chắc chắn cả. Đó là chưa nói đến những rủi ro khác, mà rủi ro lớn nhất là Đảng sẽ mất luôn khả năng kiểm soát các lực lượng âm binh của ông Dũng trong an ninh và kinh tế mà từ trước đến nay Đảng vẫn không kiểm soát được. Đám âm binh này do ông Dũng tạo nên, ông sống với chúng và hiện nay nếu trong Bộ Chính trị có ai có khả năng điều khiển chúng thì người đó chính là ông Dũng. "Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể xung đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi ro cho quyền lãnh đạo của Đảng." Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể xung đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi ro cho quyền lãnh đạo của Đảng. Một khi quyền lãnh đạo đó bị đe dọa, bởi bất cứ thế lực nào, thì một sợi dây vô hình sẽ buộc chặt họ lại với nhau. Lúc này không có lý do gì để tin rằng cái gọi là “trận chiến Ba-Tư”, nếu thật sự có thật một trận chiến như thế, sẽ đưa đến kết quả làm phân hóa Đảng. Tóm lại: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đi đâu cả. Và đó là điều tốt. Sự xuất hiện trở lại của Ban Kinh tế Trung ương và việc Ban Chỉ đạo Chống Tham nhũng nay thuộc về Đảng là những tín hiệu xấu cho tiến trình pháp quyền hóa ở Việt Nam. Phải mất gần hai thập niên, và phải cần đến những vị tổng bí thư yếu bóng vía như Nông Đức Mạnh, để Việt Nam có thể chuyển trung tâm quyền lực từ Đảng sang phía hành pháp của chính phủ. Đây là một bước tiến lớn trong tiến trình pháp quyền hóa, dù chưa phải là dân chủ hóa, đời sống chính trị quốc gia. Vấn đề khủng hoảng hiện nay không phải là vì do một cá nhân nào mà là sự khủng hoảng có tính hệ thống. Khủng hoảng là do quyền lực tập trung quá lớn vào chính phủ trong sự thiếu vắng một cơ chế kiểm soát hữu hiệu. Ở các nước dân chủ, quyền kiểm soát này nằm trong tay Quốc hội. Ở Việt Nam, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản nghĩ rằng qua cơ chế “cung vua – phủ chúa”, và từ các cơ chế của Đảng, họ có thể kiểm soát được hoạt động của chính phủ. Họ đã sai lầm. Ngay cả khi chính phủ là do đảng cầm quyền dựng nên trong một nhà nước độc đảng thì nó luôn vận hành theo một logic chức năng và quyền hạn mà đảng cầm quyền không thể kiểm soát được. Chỉ có một hệ thống pháp lý hoàn thiện mới có khả năng kiểm soát quyền lực của chính phủ. Đưa chức năng kiểm soát này về lại với Đảng là một bước đi thụt lùi, phản động. 'Quyền lực không bị kiểm soát' Có thể trong một thời gian ngắn, bằng một số biện pháp hành chánh nào đó, như “phê và tự phê” chẳng hạn, Đảng có thể kìm hãm sự vô độ của chính phủ nhưng về lâu về dài Đảng sẽ không giải quyết được những khủng hoảng tiếp theo: khủng hoảng pháp lý. Nên nhớ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn hoạt động ngoài vòng pháp luật. Cho đến giờ phút này vẫn không tồn tại một đạo luật nào quy định vai trò và trách nhiệm của Đảng đối với chính phủ. Đáng lẽ ra, thay vì hoảng hốt đưa các ban bệ với chức năng kiểm soát chính phủ đó về lại trong các cơ cấu của Đảng, Đảng nên mạnh dạn chuyển chúng sang cho Quốc hội. Tại sao phải nặn ra những thứ ban bệ trong khung quyền lực của Đảng khi mà đã tồn tại những ủy ban tương tự như thế ở Quốc hội? Tại sao không để Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của chính phủ? Tại sao phải không giao cho Ủy ban Pháp lý của Quốc hội trách nhiệm chống tham nhũng? Đảng phải bước ra khỏi sự sợ hãi mất quyền lực truyền thống để tiếp tục cố gắng xây dựng một hệ thống pháp quyền ở Việt Nam. Việt Nam đang đi trên con đường chuyển từ đảng quyền sang pháp quyền. Quay trở lại lúc này, dù trong giai đoạn khủng hoảng, chứng tỏ những người lãnh đạo Đảng thiếu bản lĩnh. Trở lại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế. Cần chuyển hóa định chế chứ không phải chuyển đổi nhân sự. Định chế phải được chuyển hóa theo hướng pháp quyền hóa chứ không phải quay trở lại với đảng quyền hóa đời sống chính trị quốc gia. Những người lãnh đạo Đảng lúc này phải có đủ bản lĩnh và quyết đoán để: "Ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế. " Chặt hết những vây cánh do sự lạm dụng quyền lực tạo nên xung quanh ông Dũng. Trả lại cho Quốc hội quyền kiểm soát quyền lực chính phủ, nhanh chóng thông qua những đạo luật có tính hồi tố để chống tham nhũng. Luật hóa sự tồn tại và quyền lực của Đảng để tránh khủng hoảng pháp lý trong tương lai. Như đã nói, đảng cầm quyền, ngay cả trong cơ chế độc đảng, không bao giờ có khả năng kiểm soát quyền lực chính phủ của chính nó đẻ ra. Những khủng hoảng hiện nay là sự tiếp tục của chuỗi khủng hoảng mang tính hệ thống đối với những nhà nước độc tài. Nếu không xây dựng được một hệ thống pháp quyền, với sự chia sẻ và giám sát quyền lực hữu hiệu, Đảng và nhà nước sẽ đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác cho đến khi sụp đổ. Canh bạc của Đảng hiện nay không phải là chuyện ai thắng ai trong “trận chiến Ba-Tư”, hay trong bất cứ xung đột quyền lực và quyền lợi của cá nhân lãnh đạo nào. Canh bạc của Đảng chính là là sự lựa chọn bản lĩnh và thông minh để tiếp tục tồn tại và cầm quyền. Thời gian của sự lựa chọn này không nhiều. Bài viết được đăng với sự đồng ý của tác giả, một kỹ sư hiện sống tại Pennsylvania, Hoa Kỳ; và thể hiện quan điểm và văn phong của riêng ông. Quý vị có ý kiến trao đổi, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog QUAN LÀM BÁO "

Cập nhật: 10:51 GMT - thứ tư, 10 tháng 10, 2012 Facebook Ông Dũng bị những trang web phản đối buộc tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém. Hãng tin Reuters hôm 10/10 có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo. Cây bút Stuart Grudgings viết bài với tựa đề "Những trang blog xỏ xiên đánh tín hiệu về sự căng thẳng trong lúc Việt Nam tìm cách giải quyết vấn nạn kinh tế". BBC xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này. Khi một trong những ông chủ ngân hàng giàu có và nhiều quan hệ nhất của Việt Nam bị bắt vào tháng Tám, một động thái khiến thị trường chứng khoán rung chuyển, một trang blog nhỏ ít ai biết đến đăng tải tin nhiều giờ trước truyền thông nhà nước. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trang Quan Làm Báo có thể là một cửa sổ nhìn vào căng thẳng gia tăng trong ban lãnh đạo trong lúc đất nước cộng sản đang phải vật lộn với những vấn nạn kinh tế ăn sâu, phá tan hình ảnh một trong những thị trường đang lên nóng nhất Châu Á. Trang web này đã trở thành một trong những trang được xem nhiều nhất vì phê phán không thương tiếc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông này tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém. "Những đòn tấn công đăng tải trên trang này và hai trang khác chắc chắn phải từ phía trong nội bộ Đảng," một đảng viên giấu tên và một vài nhà nghiên cứu thường xuyên theo dõi những bí mật chính trị của Việt Nam bình luận. Họ nói rằng những trang này phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt xung quanh cách xử lý những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang nợ đầm đìa. Trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích vì không thích nghi với kinh tế thị trường toàn cầu, những nhà lãnh đạo chóp bu của Hà Nội đã bắt đầu một hội nghị tuần trước, chỉ vài ngày sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với quan ngại rằng những ngân hàng ngập nợ có thể sẽ phải cần một khoản cứu trợ lớn. Nhiều nhà quan sát đã dự đoán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tìm cách giành lại bớt quyền kiểm soát chính sách từ phía ông Dũng, một cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, bị cáo buộc có quan hệ thân mật với những doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính. "Họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất cứng rắn," Adam McCarty, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn Mekong Economics đóng tại Việt Nam, bình luận về ban lãnh đạo Cộng Sản. "Họ không còn chỗ để ngọ nguậy nữa." "Một số người và nhóm người giàu có sẽ phải từ bỏ rất nhiều tài sản và của cải. Xung đột hiện tại là xung quanh vấn đề đó sẽ là ai," ông Carty nói. Suy thoái đạo đức chính trị? "Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viễn vông" Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ông Sang đã công khai phản đối lại chủ nghĩa bè phái. Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đã đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị. Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng xung đột giữa ông Sang và ông Dũng thực chất chỉ là tranh chấp quyền lực, đồng thời nghi ngờ việc một trong hai bên sẽ thực sự thực hiện những cải cách kinh tế cứng rắn mà Việt Nam đang cần. Điều mấu chốt ở đây, không thấy rõ nỗ lực nào nhằm chấm dứt sự thiếu minh bạch hiển nhiên của hệ thống ngân hàng. Không ai rõ về độ tín nhiệm của các ngân hàng, ai là người thực sự sở hữu chúng cũng như khoản vay cửa sau dành cho chính các doanh nghiệp của những ngân hàng này là bao nhiêu. "Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viển vông," ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia bình luận. Sự hạ bậc tín nhiệm của Moody's là cú đấm gần đây nhất vào một nước từng là ngôi sao kinh tế của Đông Nam Á khi sự sa đà với tăng trưởng tín dụng đi lệch hướng, để lại những khoản nợ và sự mất cân bằng khổng lồ. Được châm ngòi bởi cải cách bắt đầu từ những năm 1980, tăng trưởng kinh tế đạt đến mức 8,5% trong năm 2007. Tuy nhiên hiện tại chính phủ chỉ dự đoán tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức chỉ tiêu 6-6,5% trước đó. Trong lúc hầu hết các nước Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều những nguồn đầu tư nước ngoài, trong chín tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại giảm đi 1,2% so với một năm trước. Thị trường bất động sản suy thoái Những trang đánh phá ông Dũng được cho là phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt trong Đảng Cộng Sản Ngân hàng trong nước hiện tại đang gánh chịu hậu quả của suy thoái nặng nề đối với ngành bất động sản và các doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ. Tổng số nợ xấu hiện tại được ước tính lên tới 15,6 tỷ đôla dựa vào thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích tin rằng con số thực sự cao hơn nhiều. Việc dọn dẹp khối nợ xấu sẽ yêu cầu một khoản cứu trợ, tuy nhiên kế hoạch 5 tỷ đôla để giải quyết nợ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính đang có vẻ khựng lại. Một trong những dấu hiệu cho vấn đề ngày càng xấu đi tại các ngân hàng, đó là sự thất bại của họ trong việc tận dụng năm lần cắt lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay để giúp doanh nghiệp. Thay vì xuất quỹ những khoản tiền mới và mạo hiểm tăng thêm nợ, các ngân hàng đang có xu hướng tích tụ vốn để đề phòng cho một ngày xấu có khả năng đang đến gần. Tiền gửi ngân hàng tăng chỉ 11% trong tám tháng đầu năm, trong lúc tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,4% so với một năm trước; một sự đột biến bất chợt đối với một nền kinh tế với tăng trưởng chi phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng ở hai con số trong thập kỷ qua. "Hiện tại rất khó để vay mượn. Đây là thời khắc khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây," ông Tòng Trọng Nghĩa, giám đốc một công ty sản xuất nội thất với 70 nhân công tại tỉnh Bắc Ninh nói. Ông Nghĩa nói sản lượng đã giảm 40% trong năm nay; đồng thời hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác đã ngưng trệ. Mặc dù một cuộc khủng hoảng lớn đối với ngành ngân hàng khó có khả năng xảy ra, sự đình đốn hiện tại là một mối nguy hiểm nếu thiếu đi những cải cách táo bạo để đối phó với nợ xấu và đưa tình trạng thực sự của hệ thống ngân hàng ra ánh sáng. Rạn nứt chính trị? "Nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ." Nhà cầm quyền đã hành động mạnh mẽ hồi tháng Tám khi bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nhà sáng lập giàu có của Ngân hàng Thương mại Á Châu. Tuy nhiên việc bắt ông này cũng như tội lừa đảo có vẻ như chỉ là một hành động riêng lẻ và có thể đã phản ánh xung đột leo thang ở cấp lãnh đạo. Những nhà phân tích chính trị nói rằng ông Kiên có quan hệ thân mật với ông Dũng, và cho rằng việc ông này bị bắt là nỗ lực nhằm giảm bớt quyền hành của thủ tướng, người có quyền lực ngày càng mở rộng sau khi nhậm chức từ năm 2006. Sự ra đời của Quan Làm Báo và hai blog có tính phê phán gay gắt khác là Dân Làm Báo và Biển Đông đã đóng góp vào thêm những tình tiết liên quan đến chính trị. Bất chấp việc bị lên án trước công chúng bởi ông Dũng là "mưu đồ độc địa của thế lực thù địch," cả ba trang web tiếp tục hoạt động, làm gia tăng nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp. Điều đó sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ. Quan Làm Báo sử dụng rất nhiều lời ám chỉ và thuật ngữ của những người tay trong, gọi ông Dũng là "3D", "quái vật" và "anh y tá" - với tên gọi cuối cùng nhắc đến vai trò của ông này trong cuộc chiến Việt Nam. Nhiều bài viết đã đánh phá ông Dũng vì hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước yếu kém. "Người Việt Nam có thể thấy Bộ Chính trị đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng vì chịu đựng 3D," trích một trong những bài đăng tuần trước. Bài viết nói thêm rằng ông này đã "trở thành một con quái vật mà không ai kiểm soát nổi." Bài viết của Reuters có sự đóng góp của John Ruwitch từ Thượng Hải, và do Jason Szep cùng Richard Borsuk biên tập lại. ,

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Đảng đã cho ta một MÙA XUÂN !

Ó ĐÂY, CUỘC NHẬU NHẸT VĨ ĐẠI MANG NHÃN MADE IN VIỆT NAM - Họ đang cười vào mũi chúng ta, thách thức NQ4, thách thức Ý Đảng và cả Lòng Dân: "...Qua kiểm điểm đã khẳng định Ban Cán sự đảng Chính phủ luôn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc; ...". Họ coi chúng ta là những đứa thiểu năng, họ muốn nói gì thì cũng sẽ nghe và tin vậy. Related: Hiện nay có đến 80% số nợ xấu (from 415.000 tỷ - dịch ra tiếng H'mong là mỗi người Vietnam, bất kể gái trai già trẻ phải chịu mất 3 700 000 ) thể hiện trên sổ sách đã hoàn toàn mất trắng do tham nhũng, do lãng phí, làm ăn kém hiệu quả.... Nếu gia đình bạn có 4 người thì đã đủ xây một "ngôi nhà tình nghĩa" cho chính bạn. Nếu đổi 332 ngàn tỷ đó ra $US theo tỷ giá bây giờ, nó là gần 16 tỷ $US. Nếu số tiền đó chỉ gồm những tờ 100 dollar, nó cao gấp 2 lần đỉnh Everest. Nếu xếp dọc những tờ 100 dollar đó, nó chỉ dài có.... 25 000 Km thôi, bạn ạ. Nghĩa là bạn thoải mái xếp đến đủ 8 lần Bờ biển Vietnam. (Bạn có thể tự kiểm tra: - Kích thước tờ Dollar - tất nhiên - cho mọi mệnh giá: 156 mm x 66mm - Nếu tờ Dollar còn mới, thì 233 tờ sẽ dày 1 Inch. - Bờ biển Vietnam cớ 3 300 Km) - một màn kịch hay và được viết lên bởi một nhà biên kịch thiên tài? Cái ta cần biết là: Nhà hát nào cho chúng diễn và ai là Giám đốc Nhà hát đó? Theo Phạm viết Đào

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

ĐỪNG TIN LỜI PHƯỜNG ĐĨ ĐIẾM!…


ĐỪNG TIN LỜI PHƯỜNG ĐĨ ĐIẾM!…
Mã Thân Ninh

Xem cái tin “Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý việc đăng tin bôi xấu lãnh đạo đất nước” đăng tải trên báo và nhà đài phát đi mà Tèo cháu không nhịn được cười. Hóa ra dù bận trăm công nghìn việc nhưng Thủ tướng vưỡn rất “quan tâm sâu sắc” đến những cái sự tình vụn vặt nơi đầu thôn cuối ngõ…

Chả trách mà dân chúng cứ luôn miệng khen ngợi Thủ tướng hết nhời: “Có lẽ từ trước đến nay chỉ có mỗi Thủ tướng đương nhiệm là quan tâm đến dân nhất, luôn luôn đi sâu, đi sát vào quần… chúng”.

Trở lại cái công văn đóng dấu “hộc tốc”, í quên, hỏa tốc (Tèo cháu chưa già mà đã mắc cái bệnh lẩm cẩm thế mới chết chửa, hị hị) vừa mới được Văn phòng Thủ tướng chuyển đi, nói thực, nó làm cho Tèo cháu ngợi lung lắm.

Tèo cháu trộm nghĩ: “Cây ngay” thì sợ gì “chết đứng” nhỉ, nếu các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà làm được nhiều việc tốt cho nhân dân, cho đất nước thì nhân dân và lịch sử sẽ ghi nhận, sợ quái gì bố con thằng nào nói xấu.

Mà dẫu có “đứa” nào đó nhiễu sự, hay ngồi lê đôi mách thích đi nói xấu thì cũng chấp nó làm gì, mình đường đường là quan Tể tướng, nhất phẩm triều đình, ai thèm đi chấp nhặt cái “quân ong kiến cỏ rác” làm gì (chẳng phải trong mắt các quan nhớn triều đình, thì từ trước đến nay “lũ lắm chuyện” này vưỡn là một đám “cỏ rác, ong kiến” đó sao).

Cổ nhân chẳng phải đã từng dạy rằng: Bậc Quân tử không chấp kẻ Tiểu nhân, ấy vậy nhưng hôm nay Tèo cháu lại bị bất ngờ vì chả hiểu sao mà bọn Tiểu nhân mới có í ới dăm ba câu văn vần mà đã khiến cho Thủ tướng để bụng và nổi trận lôi đình quyết đòi xử tận nơi rồi.

Lại nhớ, cổ nhân cũng có câu dạy rằng: “Lượng tiểu, phi quân tử / Vô độc, bất trượng phu”, Tèo cháu vốn cái sự học chẳng qua khỏi lũy tre làng, không được như sự học cao rộng của các quan nhớn trong triều nên cũng chỉ có thể hiểu nôm na câu trên đại ý rằng: Người Quân tử thì phải có lòng bao dung, rộng lượng, biết bỏ qua những sai lầm của người khác khi họ biết sửa chữa sai lầm, nếu không có lòng bao dung rộng lượng thì không phải là người Quân tử; Kẻ Trượng phu thì đôi lúc cần phải “nhẫn tâm” và độc ác thì mới đạt được việc lớn.

Nếu đem so sánh cái công văn hôm nay của Thủ tướng với lời cổ nhân thì Thủ tướng đã chọn vế 2, nghĩa là “nhẫn tâm” mà bỏ quên mất vế 1 là “rộng lượng”. Thành thử ra, bởi thế mà có đứa độc mồm nó mới bảo: “Dẫu Phẩm trật đứng vào hàng đầu thiên hạ nhưng Thủ tướng vưỡn chưa đủ tư cách để luận về Quân tử!”.

Tèo cháu nghe xong ức lắm, muốn buông nhời cãi nhau với đứa chết dẫm kia để bảo vệ thanh danh Thủ tướng, nhưng khốn nỗi là không đủ lí và vì nó nói đúng quá!

Chả hiểu sao mà từ câu chuyện công văn của Thủ tướng mà Tèo cháu lại nghĩ sang câu chuyện đi chợ mua rau (đúng là rõ chán, óc nông nên chỉ nghĩ đến miếng ăn hằng ngày, chả trách sau bao năm mà Tèo vưỡn hoàn… Tèo).

Câu chuyện đi chợ mua rau của Tèo cháu nó cụ tỉ là dư thế này ạ: Có lần Tèo cháu đi chợ, đang lúi húi hỏi mua rau thì thấy một góc chợ bên cạnh bỗng dưng ầm ầm náo loạn hết cả. Tiếng mấy mụ đàn bà la hét, chửi mắng nhau cứ the thé. Đám thị dân, vốn tò mò (mà có khi phải đến 99% bọn dân đen xứ mình vưỡn thế đấy ạ), đều ném mắt sang để nhìn. Tèo cháu cũng không ngoại lệ, hếch sang hóng hớt.

Chị Chàng Tóc Vàng Hoe (kiểu như lá lúa bị mắc bệnh đạo ôn í) đang nắm tóc một Chị Chàng Tóc Đen Dài ấn xuống và luôn miệng chửi rủa: “À, à, đồ con đĩ, mày dám bảo bà là đĩ à, mày dám bảo bà đi cặp bồ à, mày dám bảo bà ngoại tình với chồng mày à,… Bà nói cho mày biết nhá, mày mới là đồ con đĩ ấy… Này, này,…”.

Cứ mỗi lần rít lên là Chị Chàng Tóc Vàng Hoe lại túm tóc Chị Chàng Tóc Đen Dài ấn dúi dụi xuống mẹt hoa quả. Hàng phố náo loạn hết cả.

Mụ bán rau thấy vậy bèn kéo tay Tèo cháu, ghé tai thì thầm: “Đừng tin lời nó, nó mới là đĩ đấy”.

Tèo cháu hỏi lại: “Tin ai? Nó là đứa nào?”.

Mụ nói to hơn một chút: “Thì nó là cái con mẹ Tóc Vàng Hoe đấy. Nó làm đĩ cả cái khu phố này biết tiếng”.

“Ơ, thế sao nó lại bảo đứa kia là đĩ?”, Tèo cháu băn khoăn.

Mụ bán rau thở dài thườn thượt: “Khổ lắm, thì nó làm đĩ nên nó mới chửi người khác là đĩ. Thế nhà anh không nghe câu “đĩ già mồm” à? Các cụ ta đã dạy rồi, đừng tin lời phường đĩ điếm!…”

Theo blog FB MTN


Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Việt Nam và các nhóm đặc quyền, đặc lợi !



Nguyễn Hùng

bbcvietnamese.co

Các tập đoàn thua lỗ đang là gánh nặng lên đôi vai người dân Việt Nam

Bản báo cáo gây nhiều bàn luận của Quốc hội Việt Nam về những bất ổn và nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế đưa ra hồi đầu tháng này cũng khiến người ta đặt câu hỏi về chuyện các chính sách vĩ mô của Việt Nam gây lợi cho những ai nhiều nhất.

Về lý thuyết, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn nói chính phủ là "của dân, do dân và vì dân", nhưng báo cáo của Quốc hội có phần nhắc nhiều tới sự thụ hưởng của các nhóm lợi ích.

Người chấp bút cho Bấm phần viết này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh trả lời câu hỏi 'chính phủ hiện nay là của ai, do ai và vì ai':

"Hiện nay chưa có những nghiên cứu khoa học để chứng minh nhưng theo những hiện tượng thì có thể thấy rằng những nhóm lợi ích tập hợp xung quanh đất đai, hầm mỏ, rồi rừng, rồi ngân hàng, tài chính.

"Động lực để phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là dần dần khu vực tư nhân cũng đã sớm phát hiện ra là cách thu được siêu lợi nhuận là kết hợp với nhóm lợi ích, với lại nhóm quyền lực.

"Nếu chúng ta xem các đại gia của Việt Nam thì những đại gia giàu nhất của nước Việt Nam không phải là những người đã có đóng góp nhiều về khoa học công nghệ, không phải là những người đã có bằng sáng chế, phát minh, cũng không phải là có thành tích nổi bật về quản trị gì cả mà là những người đã khai thác được nhiều đất đai, đã đẵn được nhiều gỗ, đã khai thác được nhiều mỏ, thế thôi chứ không phải là những người có đóng góp xuất chúng gì về công nghệ như ông Bill Gates và [những người khác]."

Tiến sỹ Doanh thừa nhận sự bao trùm nền kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước và nhóm lợi ích đã khiến các doanh nghiệp tư nhân và người dân bình thường gặp nhiều khó khăn.

'Con nuôi, con đẻ'

Doanh nhân Bạch Minh Sơn, người năm 1988 đã xin Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho nghỉ việc ở Ban đối ngoại trung ương đảng để đi làm kinh tế, nói doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chỉ được chính quyền coi là 'con nuôi'.

'Con đẻ', ông Sơn nói, chính là các công ty nhà nước, các tập đoàn và nói thêm hầu hết các 'con đẻ' đều hư hỏng:

"Không phải từ quan to đâu, kể cả quan nhỏ nhất, quan thu thuế hàng ngày này mà anh không biết điều với người ta thì nhiều khi anh phải đóng những thứ chi phí mà nó còn nhiều gấp nhiều lần so với thà rằng anh mất đi một ít còn hơn."

Doanh gia Bạch Minh Sơn

"Người ta đưa ra những ưu đãi quá lớn nên thực ra cũng không cần tài mà cũng có thể nắm được những tài sản rất lớn.

"Và khi mà nắm lớn quá thì hầu hết các vị cũng hư hỏng."

Ông Sơn cũng nói các doanh nghiệp nhà nước được rót nhiều vốn nhưng "thua lỗ hoàn toàn, thậm chí tham nhũng nhiều nhưng vẫn tồn tại".

Người được cho là một trong những doanh nhân tư nhân đầu tiên ở Việt Nam cũng nói các doanh nghiệp tư nhân cũng buộc phải hối lộ quan chức và văn hóa "chịu chi" này đã tồn tại rất nhiều năm nay.

"Gần như là không tránh được, nếu mà anh tránh là anh hoàn toàn đứng ngoài ngay và thậm chí có khi chết rất sớm.

"Không phải từ quan to đâu, kể cả quan nhỏ nhất, quan thu thuế hàng ngày này mà anh không biết điều với người ta thì nhiều khi anh phải đóng những thứ chi phí mà nó còn nhiều gấp nhiều lần so với thà rằng anh mất đi một ít còn hơn."

'Đống tham nhũng'

Một cựu chuyên gia ở Hà Nội từng tư vấn cho Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nói với BBC tham nhũng xảy ra ở cả những cấp cao nhất trong chính quyền.

Khi được hỏi tại sao các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam biết được sự yếu kém và tình trạng tham nhũng tại các công ty nhà nước nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng này, vị cố vấn này nói:


Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Phan Văn Khải được cho là chú ý tới lợi ích của người nghèo hơn

"Thì chính các ông ấy tham nhũng chứ còn ai nữa đâu, thì làm gì còn có cái gọi là chống tham nhũng.

"Nếu không thay đổi thì không thể chống tham nhũng được. Nhất là bây giờ lại đưa có mấy ông có quyền lớn làm trưởng ban chống tham nhũng ở các ngành các cấp thì làm sao mà chống được."

Bình luận về nhóm lợi ích được đề cập tới trong báo cáo của Quốc hội, cựu quan chức không muốn nêu tên nói:

"Cái đám ấy bao giờ nó cũng gắn với một ông quan chức nào đấy, một cái cơ quan nào đấy, một cái tập thể của một ông quan chức nào đấy.

"Thí dụ 18 tập đoàn mà các anh ấy đang định hạ xuống còn độ bẩy cái thôi, thì 18 cái tập đoàn đó thực ra nó là 18 tập đoàn của ông thủ tướng.

"Đó là 18 ông đại gia rất lớn, quyền hành lớn lắm nhưng thực ra là sân sau của ông Thủ tướng thôi.

"Lợi ích đây là lợi ích của một nhóm người, họ có lợi ích riêng và họ thâu tóm mọi quyền hành."

Ông cũng nói việc nhấn mạnh kinh tế quốc doanh, cái mà ông gọi là "một đống tham nhũng", là chủ đạo là "sai lầm và nó phá hỏng nền kinh tế".

Khi được hỏi về lợi ích của người dân bình thường được chú ý ra sao qua các đời thủ tướng khác nhau, cựu chuyên gia tư vấn này nói:

"Trước đây anh Kiệt, anh Sáu Dân đó, với anh Phan Văn Khải, các anh ấy rất chú ý tới lợi ích của công dân, tức là của từng người một, những người nghèo."

'Lấy đất của dân'

Trong khi đó bình luận từ New York, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê Liên Hiệp Quốc, nói với BBC rằng chính phủ Việt Nam tự cho mình quá nhiều quyền và trong nhiều trường hợp hoạt động không theo bất kỳ luật lệ nào.


Tiến sỹ Việt nói các công ty ở địa phương lấy đất của dân còn "kinh khủng hơn" công ty ở trung ương

Ông Vũ Quang Việt, người từng đóng góp ý kiến tư vấn cho Việt Nam giai đoạn trước, giải thích về những chính sách khiến một số cá nhân giàu nhanh nhưng người dân thường phải trả giá vì sự giàu có của nhóm người này:

"Ở Việt Nam hiện tại thì các công ty phi tài chính, tức các công ty sản xuất, được quyền làm chủ ngân hàng. Cái này là điều không nước nào trên thế giới cho phép chuyện này.

"Cái thứ hai là ngân hàng này được làm chủ ngân hàng khác mà không ai kiểm soát cả. Vấn đề này cũng là vấn đề cấm kỵ ở các nước. Các nước đều hạn chế cổ phần mà ngân hàng này có thể mua của các ngân hàng khác.

"Cái điểm thứ ba là ngân hàng nhà nước ở Việt Nam được đặt trực tiếp dưới quyền của thủ tướng chứ không phải của thống đốc ngân hàng đâu.

"Ngân hàng nhà nước cũng có thể dùng thị trường mở để mua trái phiếu tư nhân và trái phiếu nhà nước.

"Vừa rồi có chuyện Bầu Kiên lập một vài công ty, anh chẳng cần có vốn gì cả, anh ấy phát hành trái phiếu tư nhân.

"Thế thì các ngân hàng tư nó nhảy vào nó mua.

"Tôi không biết có ngân hàng nhà nước nào mua những cái đó không, nhưng nếu là ngân hàng nhà nước thì số liệu không được phép đưa ra.

"Tức là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể mua trái phiếu tư nhân và như vậy cung cấp vốn cho họ.

"...[C]ác công ty nào của nhà nước cũng được mở ra các công ty con, các công ty con thì được mua đất, được chiếm đất."

Tiến sỹ Vũ Quang Việt

"Từ đó các công ty tư nhân lại lấy tiền từ trái phiếu để làm thế chấp rồi lại mua cổ phần của ngân hàng.

"Đây là một hệ thống chẳng có pháp luật gì cả.

"Tại sao có những người làm giàu rất nhanh? Vì họ chẳng cần có vốn gì cả.

"Và cái đại gia này mới là quan trọng vì vấn đề chính là thế này: các công ty nào của nhà nước cũng được mở ra các công ty con, các công ty con thì được mua đất, được chiếm đất.

"Giới cầm quyền cho phép họ [các công ty con] lấy lại đất của dân.

"Thế là lập tức những công ty này làm giàu được.

"Mỗi một công ty lớn ở Việt Nam thì có cả hàng trăm công ty con và họ lấy đất của dân rất nhiều.

"Vấn đề này không chỉ có công ty ở trung ương đâu, các công ty ở địa phương còn kinh khủng hơn."

Thủ tướng 'phải đi'?

Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói Việt Nam chỉ có thể thay đổi được nếu kiến trúc sư của những chính sách hiện nay ra đi.

"Thứ nhất là muốn cải cách thì cái người tạo ra cả hệ thống đấy phải đi, không thể ngồi đó được. Thứ hai là phải thay đổi luật.


Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể tự xử lý các vấn đề do chính ông tạo ra

"Một người tạo ra hệ thống này ngồi đó họ sẽ bảo vệ lẫn nhau thì làm sao giải quyết được vấn đề.

"Người thực sự hiểu vấn đề và không có quyền lợi ở đó thì mới có thể thay luật, ứng dụng luật được."

Tiến sỹ Việt nói một số sai phạm của lãnh đạo Việt Nam trong đó có bội chi ngân sách có thể khiến họ phải đi tù theo luật của một số nước.

"Ngân sách ở Việt Nam, tôi không có số liệu mới, nhưng những số liệu cũ cho thấy rằng ngân sách do quốc hội thông qua, sau đó chính phủ luôn vượt quá mức ngân sách đó từ 30-50%.

"Ở các nước ngân sách là luật và nếu vi phạm luật chính phủ sẽ bị đem ra tòa.

"Ở Việt Nam tự do chi tiêu, họ không coi là luật, họ coi chẳng là gì cả.

"Như vậy ông thủ tướng tự do muốn làm gì thì làm."

Vai trò của dân

Mặc dù Quốc hội Việt Nam đã có bản báo cáo mà Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói chỉ riêng việc công bố đã là "một tiến bộ" và Đảng cộng sản đang có chiến dịch phê và tự phê, không phải doanh nhân nào cũng tin vào chuyện người dân sẽ sớm có vai trò làm chủ lớn hơn cuộc sống của mình.


Tiến sỹ Doanh nói Luật Đất đai sẽ được sửa đổi theo hướng 'không lấy lại đất của người dân'

"Phê và tự phê' có động cơ tốt nhưng hiện thực khó đạt được. Chẳng có ai tự chặt tay mình đâu," doanh gia Bạch Minh Sơn nói.

Mặc dù vậy ông Doanh nói việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới sẽ khiến Quốc hội, cơ quan đại diện của dân, có nhiều quyền hơn trong khi Luật Đất đai cũng đang được xem xét sửa đổi:

"Luật Đất đai sửa đổi vừa mới được trình ra để xin ý kiến toàn dân và đang bắt đầu được thảo luận. Tôi nghĩ đó cũng là một tiến bộ đáng ghi nhận và để chúng ta xem xem Luật Đất đai sẽ sửa được những gì.

"Sơ bộ là sẽ không lấy lại đất của người dân và sẽ tiếp tục giao cho nông dân và có thể giao đất cho nông dân đến 50 năm. Đấy là những dấu hiệu tích cực.

"Nhưng mà các vấn đề liên quan đến việc tôn trọng năm quyền mà người nông dân đã có được: quyền canh tác, quyền thu hoạch, quyền kế thừa, quyền dùng quyền sử dụng đất đó để có thể thế chấp tại ngân hàng và quyền chuyển đổi đất nông nghiệp cho một hộ nông nghiệp khác.

"Đấy là những quyền cần phải được củng cố và phải được xác minh rõ trong luật. Tôi chưa biết được điều đó có tiến bộ gì hay không."

Chính quyền của ai?

Một cuộc thăm dò nhỏ của BBC trên Bấm Facebook trong ngày 12/9 về chuyện chính phủ hiện của ai, do ai và vì ai cũng đã nhận được gần 90 bình luận sau năm tiếng.

"Không biết chính phủ Việt nam của ai, do ai và vì ai. Nhưng chưa có bất kỳ người dân nào thừa nhận nó là của Dân, do Dân và vì Dân cả."

Dark Light - fan trên Facebook của BBC

Số người nói chính quyền là "của dân, do dân và vì dân" chỉ là thiểu số trong khi những ý kiến nói rằng chính phủ là "vì quan" và "vì đảng" và "vì lãnh đạo" chiếm đa số.

Bình luận về ý kiến của Tiến sỹ Vũ Quang Việt, độc giả Phúc Nguyễn viết:

"Ở Mỹ nếu ông Obama muốn thông qua một điều luật mới ít ra cũng họp hai viện rồi đi kéo phiếu, còn ở Việt Nam có thể ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là chính phủ, vừa là Quốc hội, chuyện đó đâu ai biết được, thông tin bị bưng bít nên mọi người cứ đoán già đoán non thôi. Ai mà biết rõ được, nếu có tin gì bị rò rỉ, chắc gì tới lượt mình được nghe."

Trong khi đó người có nick 'Dark Light' viết: "Không biết chính phủ Việt nam của ai, do ai và vì ai.

"Nhưng chưa có bất kỳ người dân nào thừa nhận nó là của Dân, do Dân và vì Dân cả."

Còn độc giả Tony Dinh viết: "Không biết do ai, vì ai nhưng không phải do tôi và vì tôi chút nào"
Theo BBC

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Khi những con lợn làm QUẢN LÝ !



Nhiều sự việc cứ dồn dập xảy ra, gây bức xúc tột độ với dân chúng những ngày gần đây.
Lớn có chuyện đập thủy điện Sồng Tranh 2 mới xây xong đã thấm, nước chảy tóe qua thân đập, EVN cấm cửa báo chí, dựng cả chòi chặn không cho cả Đại biểu Quốc hội vào ngó ngàng, lại mời tiếp Tàu đến vẽ ra phương án để sửa chữa vá víu mất hàng vài chục tỷ đồng.


Vá đập thủy điện Sông Tranh 2

Mà kỳ lạ, trước khi xây không có tiếng nổ của động đất gì cả, xây xong chưa dùng được lại cứ động đất đùng đùng, dân tình báo chí nháo nhác, lãnh đạo tỉnh kêu cứu loạn làng loạn nước. Ông đại diện EVN tuyên bố : đập an toàn, yên tâm...yên tâm ...vì bố ấy ngồi tận Hà nội, trên tầng 30 chỗ cái nhà mới cháy ở Hàng bún kia kìa.
Cũng có ban bệ này nọ của bộ xây dựng kiểm định chất lượng, nghiệm thu đầy đủ, hồ sơ đủ cả, nhưng chuyện nó thấm dột hay nứt nếu là có động đất là may rồi, yếu tố bất khả kháng sẽ được các bố tóm chặt lấy làm phao cứu sinh cho thứ danh dự của loài lợn.
Chuyện về văn hóa thì có Chùa trăm gian ở Hà tây cũ, đùng cái phá sạch, duyệt phương án làm mới bằng " gỗ tốt " cho nó bền hơn xưa. Báo chí rùm beng lên thì tính toán kỹ rồi cho sư thầy trụ trì đứng lên nhận tuốt, cán bộ của Hà nội tay nào phụ trách mảng văn hóa, di tích cứ câm tịt, điếc luôn coi như chưa biết. Hội chứng không biết, chưa biết đang trở thành mốt trong giới quan chức từ trung ương xuống tận làng xã như dịch tả.
Lại vẽ và xây thêm bảo tàng hơn 11 ngàn tỷ khi cái mới xây chỗ Mỹ đình đang để mốc, mấy con lợn có chứng nhận thứ trưởng, kiến trúc sư đểu hùa nhau vẽ vời để cùng đánh chén. Còn giả đò thăm dò dư luận lấy í kiến í cò ra vẻ dân chủ. Thằng vẽ, thằng duyệt thằng í kiến cùng mâm cả, cỗ càng cao thì đánh chén càng vui vẻ chứ sao ? tiền cỗ chúng đánh chén còn đang gửi ở nhà ...dân chứ đâu phải nhà cụ bá đâu chứ ?
Người bị thiểu năng trí tuệ, IQ thấp đến mấy cũng biết rằng việc vẽ dự án, duyệt phá và xây chùa tốn hàng trăm tỷ đồng đâu phải một đêm là xong, mà chỉ riêng sư trụ trì lo cả. Tay nào phụ trách văn hóa, y tế, giáo dục của Hà nội ? chắc giờ đang đi tìm xem là tay nào.
Về i tế, trò táng tận lương tâm của đám bác sỹ thời nay vẫn hàng ngày được diễn tiếp, lừa đảo, nâng giá thuốc, bán thầu bắt tay với hãng dược để móc túi dân nghèo là nghề mà trường Y không đào tạo nhưng đám i tế được dạy từ lãnh đạo chóp bu là chị Tiến mặt thỏ mỏ dơi. Đến cái thủy tinh thể của bố ông Quang Nghị còn bị đám bác sỹ Viện mắt Hà nội đánh tráo, ăn bớt dịch nhầy để nguy cơ nhiễm HIV là nhãn tiền cơ mà. Đơn từ tố cáo của bác sỹ có lương tâm được lãnh đạo sở và thanh tra i tế dấu nhẹm và bao biện bởi dìm đi để còn kiếm ăn, khóa này tao mua chức chưa kiếm được đủ vốn thì chúng mày kiện cáo làm hỏng hết mâm cơm của tao sao ? cùng lắm con mẹ Thanh Giám đốc thuê mấy thằng côn đồ đánh cho đám bác sỹ tố cáo kia một trận, gãy vài xương xườn rồi tính tiếp.
Tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, tăng giá thuốc chưa hết, lại bàn nhau hứa hẹn đến 3 năm nữa thì hết cảnh nằm chung ba bà để một giường 80 cm, hứa vài năm nữa thì không còn cảnh chui gầm giường, gầm cầu thang, ngồi ghế vườn hoa để trông con bệnh, hứa là nghề chính của quan chức i tế, hứa là một chuyện, là quyền của tao còn có đến đâu, ra sao, thế nào trong tương lai nếu tao còn đương chức là việc khác, dân và báo chí được quyền nghe ...hứa.
Giao thông - Tắc đường, hết trò phân làn, ngăn ngã tư bằng cửa xếp mất vài chục tỷ không xong thì lại nghĩ ra cầu vượt lắp ghép. Thủ đô cứ chắp vá đi vá lại như cái váy đụp của Chị Dậu thời phong kiến, tắc nữa thì cho công binh lắp cầu phao qua sông Hồng, tiện thể hãng phim truyện có cơ hội ra quay mấy thước phim mang hương vị thời chiến rồi cất kho, lúc nào tìm được thằng thủ quỹ thụt két về thì có tiền dựng phim cất tủ tiếp. Thứ tư duy cầu phao lắp ghép đó cố hữu tỏng máu của lũ lợn khiến Thủ đô thỉnh thoảng lại như sắp có chiến tranh. Bộ trưởng chém gió La Thăng đang hết trò mới lại nghĩ ra giải quyết cho nhà máy sơn Con Ó có việc làm - bắt taxi cả Thủ đô sơn theo ý của ổng, đúng là trò mèo đầy tính ...chuyên nghiệp, hết hô hào đi xe buýt, bảo kê cho tội phạm đục khoét, nay lộ hàng rồi lại tiếp tục chém gió để dân đang khó khăn tú bề lại có dịp xả bức xúc, mang bố nó ra mà chửi.
Giáo dục - Khai giảng năm nay chưa thấy cổng trường tiểu học nào đổ thêm, chắc rút kinh nghiệm năm ngoái nên không cho bọn truyền hình quảng cáo trường điểm, trường mẫu để lừa phụ huynh chạy dồn vào một chỗ để xếp hàng qua đêm xin đăng ký cho con học ?
Đất đai - Hàng trăm mảnh đất dự án dang dở cấp phép xây dựng rồi nay đang đắp chiếu khắp Thủ đô, lãng phí tài nguyên vô cùng mà thuế chuyển đổi đất ruộng chưa được nộp vào ngân sách, cỏ mọc hoang lẫn với sắt thép hoen rỉ khiến Hà nội như những năm bom Mỹ rải thảm, rào tôn kín các lô đất sơn xịt quảng cáo đủ thứ từ băng vệ sinh đến ảnh bác, chào mừng nhiệt liệt, chúc mừng năm mới từ cách đây 9 tháng.
Người Hà nội ngoài sợ khói bụi và ồn ra còn sợ nhất là ...trời mưa, bởi hễ cứ mưa là được đi lại bằng thuyền, câu cá trên phố. Ông Nghị từng nói : dân ta ỉ vào nhà nước, không chịu chủ động ...sắm thuyền mà đi lại cứ chờ bơm hút, hút bơm như ngân hàng bơm hút tiền ra cứu ngân hàng. Khi bà con chủ động ra đường biểu tình chống giặc tàu xâm lược thì lại bảo : để nhà nước lo, dân cứ ở nhà lo làm ăn, chạy chợ, hát karaoke... Đúng là miệng quan trôn trẻ, các Cụ nói chả sai chữ nào.
Cả nước đang nháo nhác bởi đê vỡ ở Thanh hóa - quê ông Nghị, rồi cả Nghệ an - quê ông Hùng - khiến dân chúng lênh đênh trên mặt nước, đói lả, quan chức đang chuẩn bị xe thuyền để đi thăm, ném mì tôm từ trực thăng và lại quay phim về để nay mai kêu cứu với Quốc tế.
Báo kinh tế - cái mồm của mấy nhóm lợi ích - đưa tin rằng 8 tháng nay bội chi ngân sách hơn 1200 tỷ, nhà nước đã " bơm " ra hơn 900 ngàn tỷ để " ổn định ". Tức là in tiền ra rồi bơm vào nhóm ngân hàng của đại gia, lạm phát là vấn đề của dân, ngân hàng tính ra vẫn lãi lớn, tăng trưởng đấy rõ ràng như thế mà sao bọn BBC của Anh quốc cứ liên tục đưa tin xuyên tạc là Việt nam đang kêu cứu IMF, dân Việt nghèo nhất nhì khu vực... đúng là luận điệu xuyên tạc lỗi thời. Dân giờ ai nghe tuyên truyền kiểu mõ làng đi rao thế cơ chứ ?
Nhiều chuyện nhàm lắm nhưng báo cứ đăng mãi, báo chí không dám chỉ ra những thứ hỗn loạn đó nguyên nhân từ đâu nếu không phải là từ đám lợn đang nắm quyền quản lý ? những con lợn mặt béo bóng nhẫy cứ hàng ngày cưỡi xe tiền tỷ mua từ thuế của dân, đi lê lết hết thăm doanh nghiệp này đến thăm bệnh viện trường học kia để vỗ tay rồi nhận phong bì ăn trưa bằng đô, xong về trụ sở họp chém gió vẽ dự án để đục khoét ngân khố. Một anh bạn làm chủ doanh nghiệp nhựa bên Hưng yên cho biết : hàng tháng hay quý đều có lãnh đạo Hà nội đến " thăm" doanh nghiệp, bầu đoàn thê tử kéo đến cỡ ba chục, vỗ tay, cưỡi ngựa xem hoa rồi tay thư ký nhận đống bì thư vài chục triệu xong lại kéo về nhà hàng đánh chén. Thảo nào quan chức Thủ đô cứ làm quan hơn năm trời là mười thằng thì có đến chín thằng bị máu mỡ, gút vì cứ hải sản doanh nghiệp chén đều từ đầu tháng đến cuối tháng.
Không có từ nào để gọi đám " quản lý" kia hay hơn là dùng tên của con lợn, thực tế lợn nó không có khả năng quản lý, nó chỉ sục mõm vào máng và húp no xong lại nằm, kệ cho trời đổ hay nhà thổ vắng khách, cứ đói thì lại kêu oang oác lên là được ăn.
Nói đám quản lý là những con lợn kể ra cũng có vài người tự ái, cho rằng vơ đũa cả nắm. Thế nhưng, cứ thử nghĩ mà xem : những vấn nạn đang diễn ra tại Thủ đô hay trên cả nước ở mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục...thập cẩm có ngày một khốn nạn hơn hay có thuyên giảm tí nào kể từ ngày Đất nước " mở cửa" ? Một năm thử thống kê xem bao nhiêu quan chức bị bắt tù, kiểm điểm, mất chức...vì chơi gái, ăn nhậu, tham nhũng, bảo kê xã hội đen, ra lệnh mồm gây thiệt hại cho dân...?
Và hãy hỏi thử xem mấy bà bán quán nước chè đầu phố gọi đám quan chức trung ương là gì, là thằng này thằng kia hay ông này bà kia, thôi gọi là những con lợn cho đúng với bản chất cho dù hơi xúc phạm loài lợn hiền lành.
Được đăng bởi Báo Nhân dân vào lúc Thứ hai, tháng chín 10

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hãy nghe và nói theo cách của mình !

Lưu trữ Blog