Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

BBC Việt Nam: Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ'

Các bích chương cổ động với hình máy bay B-52 của Mỹ rơi trong lửa đỏ ngập tràn đường phố Hà Nội để một lần nữa kỷ niệm một cuộc chiến đã lui vào quá khứ từ lâu. Tuy nhiên đằng sau sự tuyên truyền quen thuộc, nhà cầm quyền Việt Nam đang đối mặt một nguy cơ mới: sự phẫn nộ của dân chúng đối với tình hình kinh tế đất nước. ‘Không còn tác dụng’ Trong nhiều năm qua các lãnh đạo của chế độ độc đảng đã dựa vào những ký ức chiến tranh để củng cố quyền cai trị của mình vốn lâu nay vẫn ăn theo hào quang thời chiến. Tuy nhiên với nền kinh tế do khu vực nhà nước chi phối đang sup sụp, các chuyên gia cho rằng tung hê những chiến thắng quân sự cách nay hàng chục năm không còn đủ sức để giúp bảo vệ chế độ trước sự giận dữ ngày càng tăng của công chúng. “Đảng Cộng sản đang đi trên băng mỏng,” ông David Koh, một chuyên gia phân tích tình hình Việt Nam ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận định. “Họ nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không,” ông nói. "Họ (Đảng Cộng sản) nên nghĩ rằng các thế hệ sau này sẽ không chỉ nhìn vào những khoảnh khắc vinh quang trong quá khứ để xem liệu chế độ chính trị này có đáng được ủng hộ hay không." David Koh, Viện nghiên cứu châu Á ở Singapore Chìa khóa để củng cố tính chính danh của Đảng Cộng sản sẽ là nghiêm túc cải cách kinh tế, chuyên gia này nhận định. Bất chấp việc báo chí bị kiểm soát chặt chẽ vẫn có các dấu hiệu cho thấy sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng – từ những tiếng nói chỉ trích đồng thanh trên mạng cho đến các cuộc phản đối tình trạng tham nhũng và thu hồi đất đai diễn ra hàng ngày ở Hà Nội. “Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân,” ông Trần Văn Đương, 65 tuổi, một cựu chiến binh đồng thời là một công chức về hưu, nói. “Dường như ai cũng kiếm được ít tiền hơn trong năm nay. Mọi người đang ta thán. Người dân không hài lòng với những gì chính phủ đang làm,” ông nói trong bối cảnh Hà Nội đang kỷ niệm 40 năm trận chiến trên bầu trời Hà Nội năm 1972 vốn còn được gọi là đợt ‘ném bom Giáng sinh’. Trong đợt không kích này, các máy bay B-52 của Mỹ và các máy bay ném bom khác đã dội 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và các khu vực lân cận sau khi cuộc hòa đàm với chính phủ Bắc Việt sụp đổ. Từng được tâng bốc là ‘con hổ châu Á’ trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam đã quay trở lại mặt đất – hệ thống ngân hàng chìm trong nợ xấu, đầu tư trực tiếp nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng và hàng chục doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng gần như phá sản. Từ chi phí y tế cao ngất cho đến giáo dục dưới chuẩn và giao thông tắc nghẽn, các nhà phân tích cho rằng những khiếm khuyết nghiêm trọng của mô hình tư bản chủ nghĩa do Nhà nước chỉ huy của Hà Nội đang bộc lộ trên tất cả mọi mặt của đời sống. Thành tích yếu kém Đảng Cộng sản Việt Nam đang bám vào hào quang quá khứ để sống còn “Chế độ chính trị không hoạt động hiệu quả... Không thể điều hành một đất nước như thế. Rất là xơ cứng,” ông Adam Fforde ở Trung tâm nghiên cứu kinh tế chiến lược thuộc Đại học Victoria ở Melbourne nhận định. “Người dân đã mất niềm tin rằng có ai đó có khả năng xoay chuyển tình hình và tạo ra thay đổi,” ông nói. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đi theo mô hình của Trung Quốc là kết hợp giữa thị trường tự do với nền chính trị chuyên chế để đạt tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng quốc gia này cần phải cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng. Sự trì trệ hiện tại của nền kinh tế đang gia tăng sức ép lên hàng ngũ lãnh đạo. Khoảng 1 triệu thanh niên tham gia vào thị trường việc làm mỗi năm trong khi các chuyên gia đang cảnh báo rằng tình hình tạo ra việc làm và đào tạo nghề không theo kịp thực tế. “Bộ máy Nhà nước đang trong trạng thái hơi bị chết đứng,” Jonathan London, một nhà nghiên cứu tại Khoa châu Á và quốc tế tại Đại học Hong Kong, nhận định. "Chính phủ nên bớt tiền của và thời gian kỷ niệm các sự kiện lịch sử để quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người dân." Trần Văn Đương, 65 tuổi, cựu chiến binh Mặc dù theo chế độ độc đảng, cấu trúc chính trị Việt Nam bị phân rã trầm trọng trong lòng bộ máy rộng lớn của Đảng Cộng sản. Điều này có nghĩa là khi cần thì chính quyền Việt Nam không thể đưa ra các quyết định mạnh mẽ. Từ Ngân hàng Thế giới cho đến các kinh tế gia của Đảng ai cũng thừa nhận rộng rãi những gì cần phải làm để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như củng cố tăng trưởng GDP vốn chạm mức thấp nhất trong năm nay kể từ năm 1999. Phải cải cách khu vực Nhà nước, tái cơ cấu khu vực ngân hàng và chống tham nhũng nếu không muốn phép màu kinh tế Việt Nam, vốn từ 10 năm trước được xem như một điều hiển hiện chắc chắn, sẽ tiếp tục tan biến,” phân tích gia London nói thêm. Bản thân Đảng Cộng sản cũng nhận thức được vấn đề. Tại Hội nghị trung ương 6 hồi tháng 10 Đảng đã thừa nhận sai lầm trong chỉ đạo nền kinh tế nhưng không có ai bị trừng phạt. Việt Nam cần những nhà lãnh đạo có thể chặn đứng các nhóm lợi ích đầy quyền lực – từ các tổ chức quân đội, các tập đoàn Nhà nước cho đến các quan chức địa phương – tự tung tự tác để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo, London nói. “Hiện không rõ liệu ai có thể làm được điều này,” ông nói thêm. Thay vào đó, đất nước này đang mắc kẹt trong một phong cách lãnh đạo ‘cũ kỹ, suy đồi đưa đến kết quả là một bên là những chiếc ô-tô Bentley và Rolls-Royce còn một bên là hàng chục triệu người đang phải vật lộn’, ông nói. Share this article : BBC theoAFP

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Ba đề xuất của phía Nhật Bản đối với phía Việt Nam: Thứ nhất là vấn đề tham nhũng và trì trệ về mặt thủ tục hành chính. Trên thực tế, khi triển khai bất kỳ một hoạt động nào đó ở Việt Nam, giai đoạn chuẩn bị và các thủ tục thường mất rất nhiều thời gian. Phía Nhật thường bị yêu cầu trả những khoản chi phí không rõ lý do, và có tâm lý không hài lòng khi nhiều công việc không thể tiến triển như mong muốn. Đây chính là vấn đề thiếu minh bạch về mặt chính trị và hành chính. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và tìm đến Việt Nam do nghe thông tin là Việt Nam có nguồn nhân lực ưu tú và có tuổi đời trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ lại không tìm được nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu. Đặc biệt, có những ý kiến chỉ ra rằng, hiện nay nguồn nhân lực của chưa được đào tạo để có thể suy nghĩ được các vấn đề mang tính chiến lược, hay có tầm nhìn dài hạn cho khoảng 30-50 sau. Có thể nói trong 10 năm tới, việc đào tạo một thế hệ trẻ có khả năng đáp ứng được yêu cầu cả về mặt công nghệ và tri thức cho các lĩnh vực đa dạng của đời sống hiện đại là vấn đề có tính quyết định đối với tương lai của đất nước Việt Nam. Thứ ba là chiến lược công nghiệp hóa. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa xác định được đâu sẽ là ngành công nghiệp chủ lực trong tương lai. Điều này tạo ra những điều kiện bất lợi mang tính quyết định cho sự phát triển của Việt nam. Nếu đến 2015-2016, Việt Nam vẫn chưa xác định được ngành công nghiệp chủ lực, cũng như làm sao để phát triển nó, thì nguy cơ cao là Việt Nam sẽ không thể thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa đất nước đến năm 2020. Huỳnh Phan . Nhật Bản , Trung Quốc

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM NGHĨ CÁI GÌ

Nợ máu của nhân dân mà chóp bu CS phải trả. Quanlambao Thứ nhất, về ỗn định Chính Trị mà ĐCS huênh hoang bây giờ là không còn nữa, đâu đâu người dân ta thán về sự tham nhũng và bất tài trong quản lý kinh tế dẫn đến nhà nước kiệt quệ tài chánh nên cứ tăng thuế, phí, xăng điện gas mà nẽ vào những người khó khăn cùng cực nhất trong xã hội (người giàu thì những trận tăng giá này đâu có nghĩa lý gì với họ). Công An gần như bất lực trước nhũng nạn cướp giật có quy mô, có hệ thống đến nỗi người dân bị chặt cả cánh tay để cướp xe gắn máy. Chưa bao giờ người dân những thành phố lớn cảm thấy bất an như ngày hôm nay. Ngoài khơi, Trung Cộng gia tăng áp lực trên biển Đông vì biết rằng thực lực quân sự của VN quá yếu (biên giới phía Bắc bị tràn qua bất cứ lúc nào Bắc Kinh muốn mà chúng ta không có kế sach nào chống đở biển người), thực lực chính trị lại càng yếu hơn vì người dân không ủng hộ chính quyền trong kế sách ngoại giao với Trung Cộng. Về kinh tế thì Bắc Kinh biết rằng 80% nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ Trung Công nên nếu muốn, Bắc Kinh chỉ siết vòi cung cấp nguyên vật liệu là CSVN lao vào cửa tử ngay. Vì quá dễ bắt chẹt ĐCSVN nên Bắc Kinh tự tiện làm, khác với cách đối xử của Bắc Kinh với Tokyo, Manila, hay Jarkarta, Seoul v.v.. Về Kinh tế thi ngay nhũng người mù cũng thấy rằng nợ xấu Nh là 740 ngàn tỉ (có thể hơn 1 triệu tỉ), nó quấn chùm với 1 triệu tỉ BĐS (nên BĐS phá giá cực thấp), đan xen với 1.3 triệu tỉ nợ của Tập đoàn (con số này là CP công nhận, con số thực có thể dễ dàng đến 2.4 triệu tỉ). Nợ xây dựng cơ bản là 90 ngàn tỉ. Ngoài ra DN tư nhân nợ lòng vòng lẫn nhau, đan xen thành một cục nợ khổng lồ mà không giải quyết được vì không cty nào được quyền phá sản như OECD, họ cứ ôm nợ nhau mà chờ chết vì không có vốn để sản xuất một cái gì. Vì 400ngan/600 ngàn DN chết lâm sàng nên số người thất nghiệp thảy ra đường lên đến 2 triệu người, điều này tạo sự sụt giảm về sức mua trầm trọng, chính vì thế nó lôi kéo đến sự tồn kho thành phẩm, điều này làm sản xuất càng phải ngưng đọng nhiều hơn, DN không mặn mà vay tiền vì vay để làm gì nếu sản xuất ra lại vào kho tồn đọng. Chính vì thế tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ là 5% (bình thường 12, 15% (Bình ruồi lại phù phép cộng tiền phát hành trái phiếu vào tăng trưởng tín dụng, điều này làm sai lệch hoàn toàn về cái nhìn của tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng là chỉ số để nhà hoạch định Kt được cảnh báo trước khi mà nền kinh tế hấp thụ quá nhiều tín dụng gây nguy cơ lạm phát hay quá yếu tín dụng do sản xuất trì trệ. Còn phát hành trái phiếu là bổ sung cho thâm thủng ngân sách điều hành nhà nước). Để cho độc giả có một khái niệm về những con số, số tiền mà CP cần để giải quyết những vấn đề nợ xấu NH, nọ Tập đoàn là khoảng 2 triệu tỉ, thu ngân sách mỗi năm là khoảng 500 ngàn tỉ, tức là cần 4 năm thu Ngân sách ngay tại thời điểm này để giải quyết gút mắc của kinh tế, để nền kinh tế này không bế tắc ngày càng khó gở hơn. Nếu càng ít tiền hơn số 2 triệu tỉ lúc này để giải quyết thì thời gian để tháo gỡ bế tắc càng lâu hơn, 10 hay 20 năm không chừng. Thêm vào những bế tắc này là những thành phố và 64 tỉnh thành (như Đà Nẵng) dực vào nguồn thu ngoài Ngân sách của thuế DN bị thất thu trầm trọng nên có nguy cơ họ không đủ tiền trả lương công nhân viên nhà nước. – Những “người bạn” quốc tế của DCS thì bây giờ xa lánh họ hết rồi, Nhật vứa tuyên bố họ rời Trung Cộng nhưng không đến VN (vì sức mua của thị trường VN sụt giảm mạnh và kinh tế bất ổn). Dự án nhà máy thép 3 tỉ usd Nhật cũng rút lại, Euro và Mỹ đều thu gọn FDI của họ tại VN vì bất ồn kinh tế. KẾT LUẬN Những ai theo dõi sát sao bài của tôi 4 năm nay đều biết tôi dự đoán tất cả những gì đang xẩy ra. Tôi cũng dự báo thêm la2khong6 một nguồn lực nào trong hay ngoài nước có thể cứu được ĐCS nữa (CG vừa tuyên bố ODA năm 2013 là 6 tỉ usd, tương đương 120 ngàn tỉ vnd (so với 2 triệu tỉ cần để giải quyết nền kinh tế này thì cần 17 năm ODA mới có đủ)). Tình hình thì tôi chỉ ngồi bên lề đường mà nhìn DCS từ từ tan rả trong những tháng ngày sắp tới. Melbourne 11.12.2012 Châu Xuân Nguyễn DỌN NỢ NẦN CỦA DOANH NGHIỆP Với số nợ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên 1,29 triệu tỷ đồng, Việt Nam phải xử lý được nợ của khối doanh nghiệp này (con nợ) thì mới lành mạnh hoá được hệ thống ngân hàng. Đây là đề xuất của chuyên gia quốc tế, tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG 2012) ngày 10-12, bàn quanh chủ đề Tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Lo nợ xấu tăng Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam một năm qua, bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều rủi ro. Lạm phát cơ bản vẫn cao, mức dự trữ ngoại tệ vẫn thấp, việc nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc tài khoá sớm có thể khiến lạm phát tăng trở lại. Theo bà Victoria Kwakwa, CG 2012 là cơ hội để Chính phủ Việt Nam trực tiếp lắng nghe những đối thoại thẳng thắn, rộng mở và đầy trách nhiệm của các nhà tài trợ. Ông Sanjay Kalra – đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho biết, chính những yếu kém và thiếu minh bạch liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng đã ảnh hưởng xấu đến sự ổn định và sẽ tiếp tục cản trở sự tăng trưởng của Việt Nam. Do sự bất nhất về số liệu nợ xấu công bố, nên thị trường đang có những đánh giá khác nhau và không chắc chắn về mức độ nợ xấu thực sự trong hệ thống ngân hàng hiện nay tại Việt Nam. Theo ông Sanjay Kalra, các vấn đề của ngành ngân hàng sẽ không thể được giải quyết triệt để nếu không giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), là bên đi vay. Mối quan hệ dích dắc này làm khó thêm tiến trình tái cơ cấu của Việt Nam. “Với triển vọng tăng trưởng yếu ớt và sự cần thiết của cải cách và củng cố ngành ngân hàng đến năm 2015, mức nợ xấu còn có thể tiếp tục tăng thêm nữa” – vị đại diện IMF cảnh báo. Ông Tomoyuki Kimura – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần có một lộ trình rõ ràng để tiến hành công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020. Trong đó, việc cải tổ lĩnh vực tài chính, ngân hàng, DNNN và tăng tính minh bạch, tính thống nhất, tính tự chịu trách nhiệm phải được đặt lên hàng đầu. Còn theo ông Tanizaki Yasuaki – Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc, Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cụ thể về tái cấu trúc kinh tế. Trong đó, vấn đề cấp bách nhất là xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh và điều này đòi hỏi phải giải quyết bằng được vấn nạn nợ xấu và tái cấu trúc lĩnh vực DNNN. Đại điện Liên minh châu Âu (EU) cũng cho rằng thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách để thực hiện Nghị quyết 11. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng đó là tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng cũng như cải cách DNNN. Việt Nam cần tăng tính tự chịu trách nhiệm để ổn định kinh tế vĩ mô và các cải cách trong nước. Cần đối xử công bằng về việc sử dụng đất vì đây là một yếu tố tác động đến sự phát triển KT-XH Việt Nam. Ngoài ra, theo vị đại diện EU, Chính phủ Việt Nam cần có biện pháp để chống tham nhũng, trong đó cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí vì báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống tham nhũng. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận những ý kiến tâm huyết của tất cả các nhà tài trợ. Thủ tướng cho biết, nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD (tăng 300 USD so với năm 2011). Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần. Theo Thủ tướng, trong suốt chặng đường 20 năm qua, các nhà tài trợ đã đồng hành, hợp tác và theo sát từng bước trưởng thành của Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2013, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tăng cường kỷ luật kỷ cương, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, nhất là tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của DNNN, các ngân hàng thương mại. Nâng cao năng lực dự báo để đánh giá tình hình kịp thời, hiệu quả. Đề cao trách nhiệm, năng lực phẩm chất của người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, để đạt GDP cao hơn, Chính phủ tập trung xử lý nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho, có điều kiện tiếp cận tín dụng với lãi suất hợp lý, ưu tiên tín dụng cho hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ. Trong năm tới, sẽ cân nhắc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Thủ tướng, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013. Cam kết tài trợ giảm còn gần 6,5 tỷ USD vốn ODA Kết thúc CG 2012, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, tổng số vốn ODA các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam năm 2013 đạt 6,485 tỷ USD (giảm gần 1 tỷ USD so với năm 2012). Trong đó, Nhật Bản cam kết 2,6 tỷ USD; Hàn Quốc 1,2 tỷ USD; EU 743,16 triệu USD… Như vậy, đây là năm thứ ba liên tiếp cam kết ODA giảm, từ mức kỷ lục 8 tỷ USD hồi 2009, xuống 7,9 tỷ USD năm 2010 và 7,3 tỷ USD năm 2011. Lý do giảm theo bà Vitoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, do khó khăn chung từ suy thoái kinh tế, cộng với việc Việt Nam đã đạt ngưỡng thu nhập trung bình nên không nằm trong nhóm được viện trợ từ WB. Theo bà Vitoria Kwakwa, đây cũng là kỳ họp cuối cùng mang tên Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ. Từ năm sau, hội nghị sẽ đổi tên thành Diễn đàn Phát triển Việt Nam và chỉ tổ chức mỗi năm một lần thay vì hai lần vào giữa và cuối năm như hiện nay. Phong Cầm – Tiền phong QLB

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hãy nghe và nói theo cách của mình !