Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012
Đảng đã cho ta một MÙA XUÂN !
Ó ĐÂY, CUỘC NHẬU NHẸT VĨ ĐẠI MANG NHÃN MADE IN VIỆT NAM
- Họ đang cười vào mũi chúng ta, thách thức NQ4, thách thức Ý Đảng và cả Lòng Dân: "...Qua kiểm điểm đã khẳng định Ban Cán sự đảng Chính phủ luôn kiên định với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc; ...".
Họ coi chúng ta là những đứa thiểu năng, họ muốn nói gì thì cũng sẽ nghe và tin vậy.
Related: Hiện nay có đến 80% số nợ xấu (from 415.000 tỷ - dịch ra tiếng H'mong là mỗi người Vietnam, bất kể gái trai già trẻ phải chịu mất 3 700 000 ) thể hiện trên sổ sách đã hoàn toàn mất trắng do tham nhũng, do lãng phí, làm ăn kém hiệu quả....
Nếu gia đình bạn có 4 người thì đã đủ xây một "ngôi nhà tình nghĩa" cho chính bạn.
Nếu đổi 332 ngàn tỷ đó ra $US theo tỷ giá bây giờ, nó là gần 16 tỷ $US.
Nếu số tiền đó chỉ gồm những tờ 100 dollar, nó cao gấp 2 lần đỉnh Everest.
Nếu xếp dọc những tờ 100 dollar đó, nó chỉ dài có.... 25 000 Km thôi, bạn ạ.
Nghĩa là bạn thoải mái xếp đến đủ 8 lần Bờ biển Vietnam.
(Bạn có thể tự kiểm tra:
- Kích thước tờ Dollar - tất nhiên - cho mọi mệnh giá: 156 mm x 66mm
- Nếu tờ Dollar còn mới, thì 233 tờ sẽ dày 1 Inch.
- Bờ biển Vietnam cớ 3 300 Km)
- một màn kịch hay và được viết lên bởi một nhà biên kịch thiên tài?
Cái ta cần biết là: Nhà hát nào cho chúng diễn và ai là Giám đốc Nhà hát đó?
Theo Phạm viết Đào
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012
ĐỪNG TIN LỜI PHƯỜNG ĐĨ ĐIẾM!…
ĐỪNG TIN LỜI PHƯỜNG ĐĨ ĐIẾM!…
Mã Thân Ninh
Xem cái tin “Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý việc đăng tin bôi xấu lãnh đạo đất nước” đăng tải trên báo và nhà đài phát đi mà Tèo cháu không nhịn được cười. Hóa ra dù bận trăm công nghìn việc nhưng Thủ tướng vưỡn rất “quan tâm sâu sắc” đến những cái sự tình vụn vặt nơi đầu thôn cuối ngõ…
Chả trách mà dân chúng cứ luôn miệng khen ngợi Thủ tướng hết nhời: “Có lẽ từ trước đến nay chỉ có mỗi Thủ tướng đương nhiệm là quan tâm đến dân nhất, luôn luôn đi sâu, đi sát vào quần… chúng”.
Trở lại cái công văn đóng dấu “hộc tốc”, í quên, hỏa tốc (Tèo cháu chưa già mà đã mắc cái bệnh lẩm cẩm thế mới chết chửa, hị hị) vừa mới được Văn phòng Thủ tướng chuyển đi, nói thực, nó làm cho Tèo cháu ngợi lung lắm.
Tèo cháu trộm nghĩ: “Cây ngay” thì sợ gì “chết đứng” nhỉ, nếu các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà làm được nhiều việc tốt cho nhân dân, cho đất nước thì nhân dân và lịch sử sẽ ghi nhận, sợ quái gì bố con thằng nào nói xấu.
Mà dẫu có “đứa” nào đó nhiễu sự, hay ngồi lê đôi mách thích đi nói xấu thì cũng chấp nó làm gì, mình đường đường là quan Tể tướng, nhất phẩm triều đình, ai thèm đi chấp nhặt cái “quân ong kiến cỏ rác” làm gì (chẳng phải trong mắt các quan nhớn triều đình, thì từ trước đến nay “lũ lắm chuyện” này vưỡn là một đám “cỏ rác, ong kiến” đó sao).
Cổ nhân chẳng phải đã từng dạy rằng: Bậc Quân tử không chấp kẻ Tiểu nhân, ấy vậy nhưng hôm nay Tèo cháu lại bị bất ngờ vì chả hiểu sao mà bọn Tiểu nhân mới có í ới dăm ba câu văn vần mà đã khiến cho Thủ tướng để bụng và nổi trận lôi đình quyết đòi xử tận nơi rồi.
Lại nhớ, cổ nhân cũng có câu dạy rằng: “Lượng tiểu, phi quân tử / Vô độc, bất trượng phu”, Tèo cháu vốn cái sự học chẳng qua khỏi lũy tre làng, không được như sự học cao rộng của các quan nhớn trong triều nên cũng chỉ có thể hiểu nôm na câu trên đại ý rằng: Người Quân tử thì phải có lòng bao dung, rộng lượng, biết bỏ qua những sai lầm của người khác khi họ biết sửa chữa sai lầm, nếu không có lòng bao dung rộng lượng thì không phải là người Quân tử; Kẻ Trượng phu thì đôi lúc cần phải “nhẫn tâm” và độc ác thì mới đạt được việc lớn.
Nếu đem so sánh cái công văn hôm nay của Thủ tướng với lời cổ nhân thì Thủ tướng đã chọn vế 2, nghĩa là “nhẫn tâm” mà bỏ quên mất vế 1 là “rộng lượng”. Thành thử ra, bởi thế mà có đứa độc mồm nó mới bảo: “Dẫu Phẩm trật đứng vào hàng đầu thiên hạ nhưng Thủ tướng vưỡn chưa đủ tư cách để luận về Quân tử!”.
Tèo cháu nghe xong ức lắm, muốn buông nhời cãi nhau với đứa chết dẫm kia để bảo vệ thanh danh Thủ tướng, nhưng khốn nỗi là không đủ lí và vì nó nói đúng quá!
Chả hiểu sao mà từ câu chuyện công văn của Thủ tướng mà Tèo cháu lại nghĩ sang câu chuyện đi chợ mua rau (đúng là rõ chán, óc nông nên chỉ nghĩ đến miếng ăn hằng ngày, chả trách sau bao năm mà Tèo vưỡn hoàn… Tèo).
Câu chuyện đi chợ mua rau của Tèo cháu nó cụ tỉ là dư thế này ạ: Có lần Tèo cháu đi chợ, đang lúi húi hỏi mua rau thì thấy một góc chợ bên cạnh bỗng dưng ầm ầm náo loạn hết cả. Tiếng mấy mụ đàn bà la hét, chửi mắng nhau cứ the thé. Đám thị dân, vốn tò mò (mà có khi phải đến 99% bọn dân đen xứ mình vưỡn thế đấy ạ), đều ném mắt sang để nhìn. Tèo cháu cũng không ngoại lệ, hếch sang hóng hớt.
Chị Chàng Tóc Vàng Hoe (kiểu như lá lúa bị mắc bệnh đạo ôn í) đang nắm tóc một Chị Chàng Tóc Đen Dài ấn xuống và luôn miệng chửi rủa: “À, à, đồ con đĩ, mày dám bảo bà là đĩ à, mày dám bảo bà đi cặp bồ à, mày dám bảo bà ngoại tình với chồng mày à,… Bà nói cho mày biết nhá, mày mới là đồ con đĩ ấy… Này, này,…”.
Cứ mỗi lần rít lên là Chị Chàng Tóc Vàng Hoe lại túm tóc Chị Chàng Tóc Đen Dài ấn dúi dụi xuống mẹt hoa quả. Hàng phố náo loạn hết cả.
Mụ bán rau thấy vậy bèn kéo tay Tèo cháu, ghé tai thì thầm: “Đừng tin lời nó, nó mới là đĩ đấy”.
Tèo cháu hỏi lại: “Tin ai? Nó là đứa nào?”.
Mụ nói to hơn một chút: “Thì nó là cái con mẹ Tóc Vàng Hoe đấy. Nó làm đĩ cả cái khu phố này biết tiếng”.
“Ơ, thế sao nó lại bảo đứa kia là đĩ?”, Tèo cháu băn khoăn.
Mụ bán rau thở dài thườn thượt: “Khổ lắm, thì nó làm đĩ nên nó mới chửi người khác là đĩ. Thế nhà anh không nghe câu “đĩ già mồm” à? Các cụ ta đã dạy rồi, đừng tin lời phường đĩ điếm!…”
Theo blog FB MTN
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
Việt Nam và các nhóm đặc quyền, đặc lợi !
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.co
Các tập đoàn thua lỗ đang là gánh nặng lên đôi vai người dân Việt Nam
Bản báo cáo gây nhiều bàn luận của Quốc hội Việt Nam về những bất ổn và nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế đưa ra hồi đầu tháng này cũng khiến người ta đặt câu hỏi về chuyện các chính sách vĩ mô của Việt Nam gây lợi cho những ai nhiều nhất.
Về lý thuyết, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn nói chính phủ là "của dân, do dân và vì dân", nhưng báo cáo của Quốc hội có phần nhắc nhiều tới sự thụ hưởng của các nhóm lợi ích.
Người chấp bút cho Bấm phần viết này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh trả lời câu hỏi 'chính phủ hiện nay là của ai, do ai và vì ai':
"Hiện nay chưa có những nghiên cứu khoa học để chứng minh nhưng theo những hiện tượng thì có thể thấy rằng những nhóm lợi ích tập hợp xung quanh đất đai, hầm mỏ, rồi rừng, rồi ngân hàng, tài chính.
"Động lực để phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là dần dần khu vực tư nhân cũng đã sớm phát hiện ra là cách thu được siêu lợi nhuận là kết hợp với nhóm lợi ích, với lại nhóm quyền lực.
"Nếu chúng ta xem các đại gia của Việt Nam thì những đại gia giàu nhất của nước Việt Nam không phải là những người đã có đóng góp nhiều về khoa học công nghệ, không phải là những người đã có bằng sáng chế, phát minh, cũng không phải là có thành tích nổi bật về quản trị gì cả mà là những người đã khai thác được nhiều đất đai, đã đẵn được nhiều gỗ, đã khai thác được nhiều mỏ, thế thôi chứ không phải là những người có đóng góp xuất chúng gì về công nghệ như ông Bill Gates và [những người khác]."
Tiến sỹ Doanh thừa nhận sự bao trùm nền kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước và nhóm lợi ích đã khiến các doanh nghiệp tư nhân và người dân bình thường gặp nhiều khó khăn.
'Con nuôi, con đẻ'
Doanh nhân Bạch Minh Sơn, người năm 1988 đã xin Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho nghỉ việc ở Ban đối ngoại trung ương đảng để đi làm kinh tế, nói doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam chỉ được chính quyền coi là 'con nuôi'.
'Con đẻ', ông Sơn nói, chính là các công ty nhà nước, các tập đoàn và nói thêm hầu hết các 'con đẻ' đều hư hỏng:
"Không phải từ quan to đâu, kể cả quan nhỏ nhất, quan thu thuế hàng ngày này mà anh không biết điều với người ta thì nhiều khi anh phải đóng những thứ chi phí mà nó còn nhiều gấp nhiều lần so với thà rằng anh mất đi một ít còn hơn."
Doanh gia Bạch Minh Sơn
"Người ta đưa ra những ưu đãi quá lớn nên thực ra cũng không cần tài mà cũng có thể nắm được những tài sản rất lớn.
"Và khi mà nắm lớn quá thì hầu hết các vị cũng hư hỏng."
Ông Sơn cũng nói các doanh nghiệp nhà nước được rót nhiều vốn nhưng "thua lỗ hoàn toàn, thậm chí tham nhũng nhiều nhưng vẫn tồn tại".
Người được cho là một trong những doanh nhân tư nhân đầu tiên ở Việt Nam cũng nói các doanh nghiệp tư nhân cũng buộc phải hối lộ quan chức và văn hóa "chịu chi" này đã tồn tại rất nhiều năm nay.
"Gần như là không tránh được, nếu mà anh tránh là anh hoàn toàn đứng ngoài ngay và thậm chí có khi chết rất sớm.
"Không phải từ quan to đâu, kể cả quan nhỏ nhất, quan thu thuế hàng ngày này mà anh không biết điều với người ta thì nhiều khi anh phải đóng những thứ chi phí mà nó còn nhiều gấp nhiều lần so với thà rằng anh mất đi một ít còn hơn."
'Đống tham nhũng'
Một cựu chuyên gia ở Hà Nội từng tư vấn cho Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nói với BBC tham nhũng xảy ra ở cả những cấp cao nhất trong chính quyền.
Khi được hỏi tại sao các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam biết được sự yếu kém và tình trạng tham nhũng tại các công ty nhà nước nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng này, vị cố vấn này nói:
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Phan Văn Khải được cho là chú ý tới lợi ích của người nghèo hơn
"Thì chính các ông ấy tham nhũng chứ còn ai nữa đâu, thì làm gì còn có cái gọi là chống tham nhũng.
"Nếu không thay đổi thì không thể chống tham nhũng được. Nhất là bây giờ lại đưa có mấy ông có quyền lớn làm trưởng ban chống tham nhũng ở các ngành các cấp thì làm sao mà chống được."
Bình luận về nhóm lợi ích được đề cập tới trong báo cáo của Quốc hội, cựu quan chức không muốn nêu tên nói:
"Cái đám ấy bao giờ nó cũng gắn với một ông quan chức nào đấy, một cái cơ quan nào đấy, một cái tập thể của một ông quan chức nào đấy.
"Thí dụ 18 tập đoàn mà các anh ấy đang định hạ xuống còn độ bẩy cái thôi, thì 18 cái tập đoàn đó thực ra nó là 18 tập đoàn của ông thủ tướng.
"Đó là 18 ông đại gia rất lớn, quyền hành lớn lắm nhưng thực ra là sân sau của ông Thủ tướng thôi.
"Lợi ích đây là lợi ích của một nhóm người, họ có lợi ích riêng và họ thâu tóm mọi quyền hành."
Ông cũng nói việc nhấn mạnh kinh tế quốc doanh, cái mà ông gọi là "một đống tham nhũng", là chủ đạo là "sai lầm và nó phá hỏng nền kinh tế".
Khi được hỏi về lợi ích của người dân bình thường được chú ý ra sao qua các đời thủ tướng khác nhau, cựu chuyên gia tư vấn này nói:
"Trước đây anh Kiệt, anh Sáu Dân đó, với anh Phan Văn Khải, các anh ấy rất chú ý tới lợi ích của công dân, tức là của từng người một, những người nghèo."
'Lấy đất của dân'
Trong khi đó bình luận từ New York, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, chuyên gia thống kê Liên Hiệp Quốc, nói với BBC rằng chính phủ Việt Nam tự cho mình quá nhiều quyền và trong nhiều trường hợp hoạt động không theo bất kỳ luật lệ nào.
Tiến sỹ Việt nói các công ty ở địa phương lấy đất của dân còn "kinh khủng hơn" công ty ở trung ương
Ông Vũ Quang Việt, người từng đóng góp ý kiến tư vấn cho Việt Nam giai đoạn trước, giải thích về những chính sách khiến một số cá nhân giàu nhanh nhưng người dân thường phải trả giá vì sự giàu có của nhóm người này:
"Ở Việt Nam hiện tại thì các công ty phi tài chính, tức các công ty sản xuất, được quyền làm chủ ngân hàng. Cái này là điều không nước nào trên thế giới cho phép chuyện này.
"Cái thứ hai là ngân hàng này được làm chủ ngân hàng khác mà không ai kiểm soát cả. Vấn đề này cũng là vấn đề cấm kỵ ở các nước. Các nước đều hạn chế cổ phần mà ngân hàng này có thể mua của các ngân hàng khác.
"Cái điểm thứ ba là ngân hàng nhà nước ở Việt Nam được đặt trực tiếp dưới quyền của thủ tướng chứ không phải của thống đốc ngân hàng đâu.
"Ngân hàng nhà nước cũng có thể dùng thị trường mở để mua trái phiếu tư nhân và trái phiếu nhà nước.
"Vừa rồi có chuyện Bầu Kiên lập một vài công ty, anh chẳng cần có vốn gì cả, anh ấy phát hành trái phiếu tư nhân.
"Thế thì các ngân hàng tư nó nhảy vào nó mua.
"Tôi không biết có ngân hàng nhà nước nào mua những cái đó không, nhưng nếu là ngân hàng nhà nước thì số liệu không được phép đưa ra.
"Tức là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể mua trái phiếu tư nhân và như vậy cung cấp vốn cho họ.
"...[C]ác công ty nào của nhà nước cũng được mở ra các công ty con, các công ty con thì được mua đất, được chiếm đất."
Tiến sỹ Vũ Quang Việt
"Từ đó các công ty tư nhân lại lấy tiền từ trái phiếu để làm thế chấp rồi lại mua cổ phần của ngân hàng.
"Đây là một hệ thống chẳng có pháp luật gì cả.
"Tại sao có những người làm giàu rất nhanh? Vì họ chẳng cần có vốn gì cả.
"Và cái đại gia này mới là quan trọng vì vấn đề chính là thế này: các công ty nào của nhà nước cũng được mở ra các công ty con, các công ty con thì được mua đất, được chiếm đất.
"Giới cầm quyền cho phép họ [các công ty con] lấy lại đất của dân.
"Thế là lập tức những công ty này làm giàu được.
"Mỗi một công ty lớn ở Việt Nam thì có cả hàng trăm công ty con và họ lấy đất của dân rất nhiều.
"Vấn đề này không chỉ có công ty ở trung ương đâu, các công ty ở địa phương còn kinh khủng hơn."
Thủ tướng 'phải đi'?
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói Việt Nam chỉ có thể thay đổi được nếu kiến trúc sư của những chính sách hiện nay ra đi.
"Thứ nhất là muốn cải cách thì cái người tạo ra cả hệ thống đấy phải đi, không thể ngồi đó được. Thứ hai là phải thay đổi luật.
Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể tự xử lý các vấn đề do chính ông tạo ra
"Một người tạo ra hệ thống này ngồi đó họ sẽ bảo vệ lẫn nhau thì làm sao giải quyết được vấn đề.
"Người thực sự hiểu vấn đề và không có quyền lợi ở đó thì mới có thể thay luật, ứng dụng luật được."
Tiến sỹ Việt nói một số sai phạm của lãnh đạo Việt Nam trong đó có bội chi ngân sách có thể khiến họ phải đi tù theo luật của một số nước.
"Ngân sách ở Việt Nam, tôi không có số liệu mới, nhưng những số liệu cũ cho thấy rằng ngân sách do quốc hội thông qua, sau đó chính phủ luôn vượt quá mức ngân sách đó từ 30-50%.
"Ở các nước ngân sách là luật và nếu vi phạm luật chính phủ sẽ bị đem ra tòa.
"Ở Việt Nam tự do chi tiêu, họ không coi là luật, họ coi chẳng là gì cả.
"Như vậy ông thủ tướng tự do muốn làm gì thì làm."
Vai trò của dân
Mặc dù Quốc hội Việt Nam đã có bản báo cáo mà Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói chỉ riêng việc công bố đã là "một tiến bộ" và Đảng cộng sản đang có chiến dịch phê và tự phê, không phải doanh nhân nào cũng tin vào chuyện người dân sẽ sớm có vai trò làm chủ lớn hơn cuộc sống của mình.
Tiến sỹ Doanh nói Luật Đất đai sẽ được sửa đổi theo hướng 'không lấy lại đất của người dân'
"Phê và tự phê' có động cơ tốt nhưng hiện thực khó đạt được. Chẳng có ai tự chặt tay mình đâu," doanh gia Bạch Minh Sơn nói.
Mặc dù vậy ông Doanh nói việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới sẽ khiến Quốc hội, cơ quan đại diện của dân, có nhiều quyền hơn trong khi Luật Đất đai cũng đang được xem xét sửa đổi:
"Luật Đất đai sửa đổi vừa mới được trình ra để xin ý kiến toàn dân và đang bắt đầu được thảo luận. Tôi nghĩ đó cũng là một tiến bộ đáng ghi nhận và để chúng ta xem xem Luật Đất đai sẽ sửa được những gì.
"Sơ bộ là sẽ không lấy lại đất của người dân và sẽ tiếp tục giao cho nông dân và có thể giao đất cho nông dân đến 50 năm. Đấy là những dấu hiệu tích cực.
"Nhưng mà các vấn đề liên quan đến việc tôn trọng năm quyền mà người nông dân đã có được: quyền canh tác, quyền thu hoạch, quyền kế thừa, quyền dùng quyền sử dụng đất đó để có thể thế chấp tại ngân hàng và quyền chuyển đổi đất nông nghiệp cho một hộ nông nghiệp khác.
"Đấy là những quyền cần phải được củng cố và phải được xác minh rõ trong luật. Tôi chưa biết được điều đó có tiến bộ gì hay không."
Chính quyền của ai?
Một cuộc thăm dò nhỏ của BBC trên Bấm Facebook trong ngày 12/9 về chuyện chính phủ hiện của ai, do ai và vì ai cũng đã nhận được gần 90 bình luận sau năm tiếng.
"Không biết chính phủ Việt nam của ai, do ai và vì ai. Nhưng chưa có bất kỳ người dân nào thừa nhận nó là của Dân, do Dân và vì Dân cả."
Dark Light - fan trên Facebook của BBC
Số người nói chính quyền là "của dân, do dân và vì dân" chỉ là thiểu số trong khi những ý kiến nói rằng chính phủ là "vì quan" và "vì đảng" và "vì lãnh đạo" chiếm đa số.
Bình luận về ý kiến của Tiến sỹ Vũ Quang Việt, độc giả Phúc Nguyễn viết:
"Ở Mỹ nếu ông Obama muốn thông qua một điều luật mới ít ra cũng họp hai viện rồi đi kéo phiếu, còn ở Việt Nam có thể ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là chính phủ, vừa là Quốc hội, chuyện đó đâu ai biết được, thông tin bị bưng bít nên mọi người cứ đoán già đoán non thôi. Ai mà biết rõ được, nếu có tin gì bị rò rỉ, chắc gì tới lượt mình được nghe."
Trong khi đó người có nick 'Dark Light' viết: "Không biết chính phủ Việt nam của ai, do ai và vì ai.
"Nhưng chưa có bất kỳ người dân nào thừa nhận nó là của Dân, do Dân và vì Dân cả."
Còn độc giả Tony Dinh viết: "Không biết do ai, vì ai nhưng không phải do tôi và vì tôi chút nào"
Theo BBC
Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012
Khi những con lợn làm QUẢN LÝ !
Nhiều sự việc cứ dồn dập xảy ra, gây bức xúc tột độ với dân chúng những ngày gần đây.
Lớn có chuyện đập thủy điện Sồng Tranh 2 mới xây xong đã thấm, nước chảy tóe qua thân đập, EVN cấm cửa báo chí, dựng cả chòi chặn không cho cả Đại biểu Quốc hội vào ngó ngàng, lại mời tiếp Tàu đến vẽ ra phương án để sửa chữa vá víu mất hàng vài chục tỷ đồng.
Vá đập thủy điện Sông Tranh 2
Mà kỳ lạ, trước khi xây không có tiếng nổ của động đất gì cả, xây xong chưa dùng được lại cứ động đất đùng đùng, dân tình báo chí nháo nhác, lãnh đạo tỉnh kêu cứu loạn làng loạn nước. Ông đại diện EVN tuyên bố : đập an toàn, yên tâm...yên tâm ...vì bố ấy ngồi tận Hà nội, trên tầng 30 chỗ cái nhà mới cháy ở Hàng bún kia kìa.
Cũng có ban bệ này nọ của bộ xây dựng kiểm định chất lượng, nghiệm thu đầy đủ, hồ sơ đủ cả, nhưng chuyện nó thấm dột hay nứt nếu là có động đất là may rồi, yếu tố bất khả kháng sẽ được các bố tóm chặt lấy làm phao cứu sinh cho thứ danh dự của loài lợn.
Chuyện về văn hóa thì có Chùa trăm gian ở Hà tây cũ, đùng cái phá sạch, duyệt phương án làm mới bằng " gỗ tốt " cho nó bền hơn xưa. Báo chí rùm beng lên thì tính toán kỹ rồi cho sư thầy trụ trì đứng lên nhận tuốt, cán bộ của Hà nội tay nào phụ trách mảng văn hóa, di tích cứ câm tịt, điếc luôn coi như chưa biết. Hội chứng không biết, chưa biết đang trở thành mốt trong giới quan chức từ trung ương xuống tận làng xã như dịch tả.
Lại vẽ và xây thêm bảo tàng hơn 11 ngàn tỷ khi cái mới xây chỗ Mỹ đình đang để mốc, mấy con lợn có chứng nhận thứ trưởng, kiến trúc sư đểu hùa nhau vẽ vời để cùng đánh chén. Còn giả đò thăm dò dư luận lấy í kiến í cò ra vẻ dân chủ. Thằng vẽ, thằng duyệt thằng í kiến cùng mâm cả, cỗ càng cao thì đánh chén càng vui vẻ chứ sao ? tiền cỗ chúng đánh chén còn đang gửi ở nhà ...dân chứ đâu phải nhà cụ bá đâu chứ ?
Người bị thiểu năng trí tuệ, IQ thấp đến mấy cũng biết rằng việc vẽ dự án, duyệt phá và xây chùa tốn hàng trăm tỷ đồng đâu phải một đêm là xong, mà chỉ riêng sư trụ trì lo cả. Tay nào phụ trách văn hóa, y tế, giáo dục của Hà nội ? chắc giờ đang đi tìm xem là tay nào.
Về i tế, trò táng tận lương tâm của đám bác sỹ thời nay vẫn hàng ngày được diễn tiếp, lừa đảo, nâng giá thuốc, bán thầu bắt tay với hãng dược để móc túi dân nghèo là nghề mà trường Y không đào tạo nhưng đám i tế được dạy từ lãnh đạo chóp bu là chị Tiến mặt thỏ mỏ dơi. Đến cái thủy tinh thể của bố ông Quang Nghị còn bị đám bác sỹ Viện mắt Hà nội đánh tráo, ăn bớt dịch nhầy để nguy cơ nhiễm HIV là nhãn tiền cơ mà. Đơn từ tố cáo của bác sỹ có lương tâm được lãnh đạo sở và thanh tra i tế dấu nhẹm và bao biện bởi dìm đi để còn kiếm ăn, khóa này tao mua chức chưa kiếm được đủ vốn thì chúng mày kiện cáo làm hỏng hết mâm cơm của tao sao ? cùng lắm con mẹ Thanh Giám đốc thuê mấy thằng côn đồ đánh cho đám bác sỹ tố cáo kia một trận, gãy vài xương xườn rồi tính tiếp.
Tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, tăng giá thuốc chưa hết, lại bàn nhau hứa hẹn đến 3 năm nữa thì hết cảnh nằm chung ba bà để một giường 80 cm, hứa vài năm nữa thì không còn cảnh chui gầm giường, gầm cầu thang, ngồi ghế vườn hoa để trông con bệnh, hứa là nghề chính của quan chức i tế, hứa là một chuyện, là quyền của tao còn có đến đâu, ra sao, thế nào trong tương lai nếu tao còn đương chức là việc khác, dân và báo chí được quyền nghe ...hứa.
Giao thông - Tắc đường, hết trò phân làn, ngăn ngã tư bằng cửa xếp mất vài chục tỷ không xong thì lại nghĩ ra cầu vượt lắp ghép. Thủ đô cứ chắp vá đi vá lại như cái váy đụp của Chị Dậu thời phong kiến, tắc nữa thì cho công binh lắp cầu phao qua sông Hồng, tiện thể hãng phim truyện có cơ hội ra quay mấy thước phim mang hương vị thời chiến rồi cất kho, lúc nào tìm được thằng thủ quỹ thụt két về thì có tiền dựng phim cất tủ tiếp. Thứ tư duy cầu phao lắp ghép đó cố hữu tỏng máu của lũ lợn khiến Thủ đô thỉnh thoảng lại như sắp có chiến tranh. Bộ trưởng chém gió La Thăng đang hết trò mới lại nghĩ ra giải quyết cho nhà máy sơn Con Ó có việc làm - bắt taxi cả Thủ đô sơn theo ý của ổng, đúng là trò mèo đầy tính ...chuyên nghiệp, hết hô hào đi xe buýt, bảo kê cho tội phạm đục khoét, nay lộ hàng rồi lại tiếp tục chém gió để dân đang khó khăn tú bề lại có dịp xả bức xúc, mang bố nó ra mà chửi.
Giáo dục - Khai giảng năm nay chưa thấy cổng trường tiểu học nào đổ thêm, chắc rút kinh nghiệm năm ngoái nên không cho bọn truyền hình quảng cáo trường điểm, trường mẫu để lừa phụ huynh chạy dồn vào một chỗ để xếp hàng qua đêm xin đăng ký cho con học ?
Đất đai - Hàng trăm mảnh đất dự án dang dở cấp phép xây dựng rồi nay đang đắp chiếu khắp Thủ đô, lãng phí tài nguyên vô cùng mà thuế chuyển đổi đất ruộng chưa được nộp vào ngân sách, cỏ mọc hoang lẫn với sắt thép hoen rỉ khiến Hà nội như những năm bom Mỹ rải thảm, rào tôn kín các lô đất sơn xịt quảng cáo đủ thứ từ băng vệ sinh đến ảnh bác, chào mừng nhiệt liệt, chúc mừng năm mới từ cách đây 9 tháng.
Người Hà nội ngoài sợ khói bụi và ồn ra còn sợ nhất là ...trời mưa, bởi hễ cứ mưa là được đi lại bằng thuyền, câu cá trên phố. Ông Nghị từng nói : dân ta ỉ vào nhà nước, không chịu chủ động ...sắm thuyền mà đi lại cứ chờ bơm hút, hút bơm như ngân hàng bơm hút tiền ra cứu ngân hàng. Khi bà con chủ động ra đường biểu tình chống giặc tàu xâm lược thì lại bảo : để nhà nước lo, dân cứ ở nhà lo làm ăn, chạy chợ, hát karaoke... Đúng là miệng quan trôn trẻ, các Cụ nói chả sai chữ nào.
Cả nước đang nháo nhác bởi đê vỡ ở Thanh hóa - quê ông Nghị, rồi cả Nghệ an - quê ông Hùng - khiến dân chúng lênh đênh trên mặt nước, đói lả, quan chức đang chuẩn bị xe thuyền để đi thăm, ném mì tôm từ trực thăng và lại quay phim về để nay mai kêu cứu với Quốc tế.
Báo kinh tế - cái mồm của mấy nhóm lợi ích - đưa tin rằng 8 tháng nay bội chi ngân sách hơn 1200 tỷ, nhà nước đã " bơm " ra hơn 900 ngàn tỷ để " ổn định ". Tức là in tiền ra rồi bơm vào nhóm ngân hàng của đại gia, lạm phát là vấn đề của dân, ngân hàng tính ra vẫn lãi lớn, tăng trưởng đấy rõ ràng như thế mà sao bọn BBC của Anh quốc cứ liên tục đưa tin xuyên tạc là Việt nam đang kêu cứu IMF, dân Việt nghèo nhất nhì khu vực... đúng là luận điệu xuyên tạc lỗi thời. Dân giờ ai nghe tuyên truyền kiểu mõ làng đi rao thế cơ chứ ?
Nhiều chuyện nhàm lắm nhưng báo cứ đăng mãi, báo chí không dám chỉ ra những thứ hỗn loạn đó nguyên nhân từ đâu nếu không phải là từ đám lợn đang nắm quyền quản lý ? những con lợn mặt béo bóng nhẫy cứ hàng ngày cưỡi xe tiền tỷ mua từ thuế của dân, đi lê lết hết thăm doanh nghiệp này đến thăm bệnh viện trường học kia để vỗ tay rồi nhận phong bì ăn trưa bằng đô, xong về trụ sở họp chém gió vẽ dự án để đục khoét ngân khố. Một anh bạn làm chủ doanh nghiệp nhựa bên Hưng yên cho biết : hàng tháng hay quý đều có lãnh đạo Hà nội đến " thăm" doanh nghiệp, bầu đoàn thê tử kéo đến cỡ ba chục, vỗ tay, cưỡi ngựa xem hoa rồi tay thư ký nhận đống bì thư vài chục triệu xong lại kéo về nhà hàng đánh chén. Thảo nào quan chức Thủ đô cứ làm quan hơn năm trời là mười thằng thì có đến chín thằng bị máu mỡ, gút vì cứ hải sản doanh nghiệp chén đều từ đầu tháng đến cuối tháng.
Không có từ nào để gọi đám " quản lý" kia hay hơn là dùng tên của con lợn, thực tế lợn nó không có khả năng quản lý, nó chỉ sục mõm vào máng và húp no xong lại nằm, kệ cho trời đổ hay nhà thổ vắng khách, cứ đói thì lại kêu oang oác lên là được ăn.
Nói đám quản lý là những con lợn kể ra cũng có vài người tự ái, cho rằng vơ đũa cả nắm. Thế nhưng, cứ thử nghĩ mà xem : những vấn nạn đang diễn ra tại Thủ đô hay trên cả nước ở mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế, chính trị, giáo dục...thập cẩm có ngày một khốn nạn hơn hay có thuyên giảm tí nào kể từ ngày Đất nước " mở cửa" ? Một năm thử thống kê xem bao nhiêu quan chức bị bắt tù, kiểm điểm, mất chức...vì chơi gái, ăn nhậu, tham nhũng, bảo kê xã hội đen, ra lệnh mồm gây thiệt hại cho dân...?
Và hãy hỏi thử xem mấy bà bán quán nước chè đầu phố gọi đám quan chức trung ương là gì, là thằng này thằng kia hay ông này bà kia, thôi gọi là những con lợn cho đúng với bản chất cho dù hơi xúc phạm loài lợn hiền lành.
Được đăng bởi Báo Nhân dân vào lúc Thứ hai, tháng chín 10
Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012
Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng!
Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng!
“…từ ngày ông Dũng trở thành nhân vật quyền lực nhất chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hơn hẳn…”
Trong lúc này, khi mà tình hình kinh tế nguy ngập, vật giá leo thang, hàng loạt công ty phá sản hoặc hấp hối, các ngân hàng trong tình trạng báo động đỏ vì nợ xấu chồng chất, đa số các nhà đầu tư rời Việt Nam, các vụ bê bối liên tục được phơi bày vì không thể che giấu được nữa, nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất uy tín và bị đả kích gay gắt thì cũng là một điều dễ hiểu. Nhiều người cho rằng ông đang gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể mất chức. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng phải ủng hộ ông Dũng vì dù sao ông cũng là người đang cố gắng thoát ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để đến gần với Hoa Kỳ và các nước dân chủ.
Như trong mọi tình huống tranh tối tranh sáng chúng ta cần hết sức cảnh giác.
Việc ông Dũng tham nhũng và bao che tham nhũng là điều mà không ai, dù bênh ông, có thể chối cãi. Bảy năm trước khi lên làm thủ tướng ông đã dõng dạc cam kết sẽ bài trừ tham nhũng và còn tuyên bố sẽ từ chức nếu không đẩy lùi được tham nhũng, nhưng suốt bảy năm qua tham nhũng đã không ngừng gia tăng và gia tăng với một vận tốc chóng mặt. Cũng không ai có thể phủ nhận ông không có khả năng để lãnh đạo một đất nước gần một trăm triệu người với vô số vấn đề phức tạp trong một bối cảnh toàn cầu hóa. Vinashin, Vinaline, EVN chỉ là vài thí dụ. Thành tích nổi bật của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là đã biến Việt Nam thành nước rủi ro nhất trong vùng cho đầu tư mặc dù mới chỉ là một trong những nước nghèo nhất. Trong bất cứ một nước bình thường nào một thủ tướng như ông Dũng chắc chắn đã phải từ chức hoặc bị cách chức từ lâu. Nhưng ông Dũng vẫn còn đó. Không những thế quyền lực của ông còn mạnh lên. Ông nắm được cả quân đội, công an và tài phiệt. Ông lấn áp cả đảng cộng sản. Việt Nam đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối bởi cả nhân dân Việt Nam lẫn đa số đảng viên cộng sản.
Có hai loại người bênh Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết, và phần chính, là những người mà quyền lợi và địa vị gắn chặt với ông Dũng. Sau đó là một số ít những người tin rằng ông Dũng đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nước dân chủ. Hai loại người này rất khác nhau nhưng sử dụng cùng một lâp luận: nếu ông Dũng bị loại, các thế lực thủ cựu thân Trung Quốc sẽ thắng và Việt Nam sẽ còn lệ thuộc Trung Quốc với tất cả nhục nhằn và mất mát trong một thời gian dài.
Lập luận này dù xuất phát từ thiện chí hay quyền lợi bất chính cũng không thuyết phục. Thời gian bảy năm vừa qua, khi ông Dũng là thủ tướng gần như toàn quyền, cũng là thời gian mà chính quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhược nhất đối với Trung Quốc. Đó cũng là thời gian mà Việt Nam cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng có giá trị chiến lược trên thượng nguồn, cho Trung Quốc đấu thầu khai thác mỏ bô-xit ở Tây Nguyên, để hàng lậu Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, và chấp nhận một quan hệ ngoại thương bệnh hoạn trong đó thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc bằng tổng số thâm thủng ngoại thương của Việt Nam. Cũng nên nhớ là nếu dự án bô-xit Tây Nguyên sau cùng đã được giảm thiểu thì đó là vì ông Dũng đã phải nhượng bộ những áp lực từ xã hội Việt Nam được sự khuyến khích của những đối thủ của ông Dũng trong ban lãnh đạo cộng sản. Ông Dũng và những người ủng hộ ông có thể biện luận rằng đó là những quyết định tập thể trong đó ông Dũng chỉ có một phần trách nhiệm, nhưng nói như thế là quên rằng ông Dũng có ảnh hưởng lớn nhất thì cũng có trách nhiệm lớn nhất và hơn nữa, trái với một vài người khác trong bộ chính trị, ông Dũng tuyệt đối chưa hề biểu lộ một chống đối nào, thậm chí một sự dè dặt nào trong những chọn lựa này.
Nhưng còn một sự kiện nghiêm trọng khác chứng tỏ một cách rõ rệt ông Dũng không hề có ý định tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc và đến gần với các nước dân chủ. Đó là từ ngày ông Dũng trở thành nhân vật quyền lực nhất chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hơn hẳn. Các vụ án chính trị nhiều hơn, các cáo trạng tùy tiện hơn, các phiên tòa trơ trẽn hơn, các bản án nặng gấp ba bốn lần thời gian trước đó. Về điểm này chính ông Dũng chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm, và nó chứng tỏ một cách dứt khoát rằng ông Dũng không hề chuẩn bị để thắt chặt quan hệ với các nước dân chủ. Một người chuẩn bị để đến gần các nước dân chủ không hành động như thế.
Phải rất cảnh giác. Con người chống dân chủ hung bạo nhất trong các cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng. Và nếu chúng ta lý luận rằng đã chống dân chủ tất nhiên phải dựa vào Trung Quốc thì Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người thân Trung Quốc nhất.
Thông Luận
“…từ ngày ông Dũng trở thành nhân vật quyền lực nhất chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hơn hẳn…”
Trong lúc này, khi mà tình hình kinh tế nguy ngập, vật giá leo thang, hàng loạt công ty phá sản hoặc hấp hối, các ngân hàng trong tình trạng báo động đỏ vì nợ xấu chồng chất, đa số các nhà đầu tư rời Việt Nam, các vụ bê bối liên tục được phơi bày vì không thể che giấu được nữa, nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất uy tín và bị đả kích gay gắt thì cũng là một điều dễ hiểu. Nhiều người cho rằng ông đang gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể mất chức. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng phải ủng hộ ông Dũng vì dù sao ông cũng là người đang cố gắng thoát ra khỏi thế lệ thuộc Trung Quốc để đến gần với Hoa Kỳ và các nước dân chủ.
Như trong mọi tình huống tranh tối tranh sáng chúng ta cần hết sức cảnh giác.
Việc ông Dũng tham nhũng và bao che tham nhũng là điều mà không ai, dù bênh ông, có thể chối cãi. Bảy năm trước khi lên làm thủ tướng ông đã dõng dạc cam kết sẽ bài trừ tham nhũng và còn tuyên bố sẽ từ chức nếu không đẩy lùi được tham nhũng, nhưng suốt bảy năm qua tham nhũng đã không ngừng gia tăng và gia tăng với một vận tốc chóng mặt. Cũng không ai có thể phủ nhận ông không có khả năng để lãnh đạo một đất nước gần một trăm triệu người với vô số vấn đề phức tạp trong một bối cảnh toàn cầu hóa. Vinashin, Vinaline, EVN chỉ là vài thí dụ. Thành tích nổi bật của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là đã biến Việt Nam thành nước rủi ro nhất trong vùng cho đầu tư mặc dù mới chỉ là một trong những nước nghèo nhất. Trong bất cứ một nước bình thường nào một thủ tướng như ông Dũng chắc chắn đã phải từ chức hoặc bị cách chức từ lâu. Nhưng ông Dũng vẫn còn đó. Không những thế quyền lực của ông còn mạnh lên. Ông nắm được cả quân đội, công an và tài phiệt. Ông lấn áp cả đảng cộng sản. Việt Nam đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu Nguyễn Tấn Dũng bị chống đối bởi cả nhân dân Việt Nam lẫn đa số đảng viên cộng sản.
Có hai loại người bênh Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết, và phần chính, là những người mà quyền lợi và địa vị gắn chặt với ông Dũng. Sau đó là một số ít những người tin rằng ông Dũng đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nước dân chủ. Hai loại người này rất khác nhau nhưng sử dụng cùng một lâp luận: nếu ông Dũng bị loại, các thế lực thủ cựu thân Trung Quốc sẽ thắng và Việt Nam sẽ còn lệ thuộc Trung Quốc với tất cả nhục nhằn và mất mát trong một thời gian dài.
Lập luận này dù xuất phát từ thiện chí hay quyền lợi bất chính cũng không thuyết phục. Thời gian bảy năm vừa qua, khi ông Dũng là thủ tướng gần như toàn quyền, cũng là thời gian mà chính quyền cộng sản Việt Nam tỏ ra khiếp nhược nhất đối với Trung Quốc. Đó cũng là thời gian mà Việt Nam cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng có giá trị chiến lược trên thượng nguồn, cho Trung Quốc đấu thầu khai thác mỏ bô-xit ở Tây Nguyên, để hàng lậu Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, và chấp nhận một quan hệ ngoại thương bệnh hoạn trong đó thâm thủng ngoại thương với Trung Quốc bằng tổng số thâm thủng ngoại thương của Việt Nam. Cũng nên nhớ là nếu dự án bô-xit Tây Nguyên sau cùng đã được giảm thiểu thì đó là vì ông Dũng đã phải nhượng bộ những áp lực từ xã hội Việt Nam được sự khuyến khích của những đối thủ của ông Dũng trong ban lãnh đạo cộng sản. Ông Dũng và những người ủng hộ ông có thể biện luận rằng đó là những quyết định tập thể trong đó ông Dũng chỉ có một phần trách nhiệm, nhưng nói như thế là quên rằng ông Dũng có ảnh hưởng lớn nhất thì cũng có trách nhiệm lớn nhất và hơn nữa, trái với một vài người khác trong bộ chính trị, ông Dũng tuyệt đối chưa hề biểu lộ một chống đối nào, thậm chí một sự dè dặt nào trong những chọn lựa này.
Nhưng còn một sự kiện nghiêm trọng khác chứng tỏ một cách rõ rệt ông Dũng không hề có ý định tách khỏi quỹ đạo Trung Quốc và đến gần với các nước dân chủ. Đó là từ ngày ông Dũng trở thành nhân vật quyền lực nhất chính sách đàn áp những người dân chủ đã hung bạo hơn hẳn. Các vụ án chính trị nhiều hơn, các cáo trạng tùy tiện hơn, các phiên tòa trơ trẽn hơn, các bản án nặng gấp ba bốn lần thời gian trước đó. Về điểm này chính ông Dũng chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm, và nó chứng tỏ một cách dứt khoát rằng ông Dũng không hề chuẩn bị để thắt chặt quan hệ với các nước dân chủ. Một người chuẩn bị để đến gần các nước dân chủ không hành động như thế.
Phải rất cảnh giác. Con người chống dân chủ hung bạo nhất trong các cấp lãnh đạo cộng sản hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng. Và nếu chúng ta lý luận rằng đã chống dân chủ tất nhiên phải dựa vào Trung Quốc thì Nguyễn Tấn Dũng cũng chính là người thân Trung Quốc nhất.
Thông Luận
Từ các hội nghị Trung ương Đảng..
Từ các Hội nghị Trung ương của Đảng tới trận võ đấu tháng 10 (*)
Tháng Chín, 2012
Nhìn vào lịch sử tồn tại của Đảng CSVN, ta dễ dàng nhận thấy Hội nghị TƯ được sử dụng làm vũ đài để các lãnh đạo Đảng bằng nhiều thủ đoạn hạ gục nhau một cách tàn ác. Càng sát Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 dự định tổ chức vào tháng 10/2012, tình hình đấu đá nội bộ Đảng càng diễn ra khốc liệt, đặc biệt trong những tuần gần đây. Từ lịch sử Đảng nhìn vào thực tế mâu thuẫn hiện nay, người ta lo ngại rằng một trận huyết chiến điêu linh là khó tránh khỏi trong Hội nghị TƯ 6 này.
Từ các Hội nghị TƯ của Đảng
Hội nghị TƯ 10 khóa 2 tháng 10/1956: đã khai trừ Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh bị buộc thôi chức Tổng Bí thư Đảng. Thực tế, Hội nghị TƯ 10 này là nơi thịt con dê Lê Văn Lương để tế thần nhằm gột rửa sự hoen ố uy tín giữa lúc Đảng cần lòng tin của nhân dân trong cuộc đối đầu với chính quyền ông Ngô Đình Diệm trong Nam. Cần nhắc lại là sai lầm trong cải cách ruộng đất là sai lầm của cả tập thể lãnh đạo Đảng mà người đứng đầu là ông Hồ Chí Minh.
Hội nghị TƯ 15 khóa 2 tháng 1/1959: với dấu ấn Lê Duẩn được ngồi bên phải Hồ Chí Minh, trên ngôi các Ủy viên Bộ Chính trị khác. Nên nhớ trước đó vị trí này thuộc về tướng Võ Nguyên Giáp. Tháng 5/1957, Lê Duẩn nhờ đường dây của tình báo Hoa Nam từ Sài Gòn đã ra Hà Nội qua ngả Hồng Công – Quảng Châu. Mất gần 2 năm trời Hồ Chí Minh mới thu xếp nổi trong nội bộ chiếc ghế này cho Lê Duẩn. Hai năm này là hai năm đấu đá, giành ghế và bắt đầu gieo mầm cho mối cừu hận giữa Lê Duẩn với tướng Võ Nguyên Giáp, với Hoàng Văn Hoan và với một loạt các tướng lĩnh khác.
Hội nghị TƯ 25 khóa 3 tháng 10/1976: Lê Duẩn với Lê Đức Thọ lừa Hoàng Văn Hoan, cử ông này đi Cu Ba, ở nhà ông Duẩn, Thọ chỉ đạo làm nhân sự Trung ương cho đại hội Đảng 4, không đưa Hoàng Văn Hoan vào TƯ, đây được coi như hình thức thanh toán không tuyên bố. Ông Hoàng Văn Hoan rất hậm hực, mâu thuẫn giữa họ Hoàng với Lê Duẩn lên đến cực điểm, sau đó Hoàng Văn Hoan đã đào tẩu qua Trung Quốc tại sân bay Karachi nhân chuyến đi dưỡng bệnh tại CHDC Đức (tình báo Hoa Nam đón ông Hoan ngay tại Karachi). Sau này ông Hoan bị tước hết các chức vụ, bị kết án tử hình vắng mặt vào 6/1980. Hoàng Văn Hoan trở thành nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN đào tẩu ra nước ngoài.
Hội nghị TƯ 5 khóa 5 tháng 12/1983: mâu thuẫn giữa Lê Duẩn với tướng Giáp âm ỉ đã lâu, Hội nghị này được ông Duẩn sử dụng để làm nhục tướng Võ Nguyên Giáp. Hội nghị nhất trí phân công Đại tướng Võ Nguyên Giáp phụ trách Ủy ban Sinh đẻ kế hoạch. Tháng 4/1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định thực hiện kết luận trên của Hội nghị TƯ. Điều hạ nhục tướng Giáp là quyết định này được đưa ra ngay sát dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-1984). Trong dịp kỷ niệm này, báo chí được chỉ đạo không nhắc đến vai trò của tướng Giáp.
Hội nghị TƯ 10 khóa 5 tháng 6/1986: Dấu ấn lớn nhất là tham vọng tiếm quyền của ông Lê Đức Thọ. Tổng Bí thư Lê Duẩn ốm nặng và phải nằm liệt trên khu nghỉ dưỡng Trung ương tại Quảng Bá. Ông Thọ đã đấu ông Duẩn ngay tại giường bệnh của ông Duẩn. Đấu đá trong hội nghị không ngã ngũ, kết cục Hội nghị buộc phải chọn thành phần trung lập. Ông Nguyễn Văn Linh được chọn cơ cấu vào Bộ Chính trị và vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, giữ trọng trách Thường trực Ban Bí thư. Lê Duẩn chết 10/7/1986 trước khi tổ chức đại hội Đảng 6 vào 12/1986.
Hội nghị TƯ 8 khóa 6 tháng 3/1990: Hội nghị thảo luận và ban hành Nghị quyết Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc. Hội nghị này đã quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với ông Trần Xuân Bách vì đã “vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu”. Thực tế, cuối năm 1989 ông Bách đã có bài nói chuyện tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, trong đó ông đưa ra quan điểm đa nguyên chính trị. Ông Linh đi đầu trong tư tưởng bảo vệ phe XHCN bằng mọi giá nên đã triệt hạ ông Bách không nương tay. Với tư tưởng CNXH trên lợi ích dân tộc, ông Linh góp phần quyết định vào thất bại tại Hội nghị Thành Đô 9/1990.
Hội nghị TƯ 12 khóa 6 tháng 5/1991: Chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 7 tháng 7/1991, cụ thể hóa tư tưởng của Bắc Kinh trong Hội nghị Thành Đô 9/1990 gạt ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị, gạt tướng Võ Nguyên Giáp ra hẳn khỏi Trung ương, dọn đường cho quá trình Bắc Kinh nô dịch Hà Nội.
Hội nghị TƯ 10 khóa 7 tháng 4/1996: Trước đó đã có hiềm khích giữa Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông Mười muốn áp đặt vai trò lãnh đạo Đảng có tính bảo thủ nên đã chỉ đạo khai trừ Nguyễn Hà Phan khỏi Bộ Chính trị trong một cáo buộc thiếu thuyết phục là ông Phan làm tình báo cho CIA. Đòn này ông ra chủ yếu để dằn mặt phái cách tân đứng đầu là ông Kiệt.
Hội nghị TƯ 4 khoá 8 tháng 12/1997: ông Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư Đảng. Việc chuyển giao chức Tổng Bí thư không qua bầu bán dịp Đại hội là điều bất thường. Ông Mười buộc phải ra đi trước Đại hội Đảng vì chịu nhiều áp lực từ các ông cố vấn Ban Chấp hành (Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công) và từ các đối thủ. Trong Hội nghị này, các ông Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công phải nhường ngôi Cố vấn cho các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt (vừa rút khỏi Bộ Chính trị).
Hội nghị TƯ 11 (lần 1 và 2) tháng 1 & tháng 3/2001: Chỉ trong hai tháng Ban Chấp hành phải tổ chức hai Hội nghị TƯ để đấu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Trước đó, ông Lê Khả Phiêu đã giải tán các vị trí Cố vấn (Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt). Các vị này mất quyền lợi nên đã tập hợp lực lượng “chơi” lại. Kết quả Lê Khả Phiêu chỉ làm Tổng bí thư được nửa nhiệm kỳ và phải ra đi. Chức vụ này sau được chuyển giao cho một nhân vật trung lập với tài năng hạn chế là ông Nông Đức Mạnh.
Tiến đến Hội nghị TƯ 6 khóa 11
Hội nghị TƯ chuẩn bị đại hội 11 là lâu nhất: Hội nghị lần thứ 10 khóa X họp 7/2009 đã thống nhất ĐH 11 tổ chức vào nửa đầu tháng 1/2011. Phải mất 4 kỳ Hội nghị TƯ đến hội nghị TƯ 14 họp tận ngày 22/12/2010 mới ngã ngũ nhân sự sau khi phe ông Nguyễn Tấn Dũng đánh đổ ông Hồ Đức Việt. Ngày 12/1/2011 khai mạc Đại hội Đảng 11. Nhân sự cho Đại hội làm gấp và ẩu đến mức danh sách nhân sự giới thiệu đưa vào TƯ còn viết sai tên nhiều đại biểu.
Trước đó, tham nhũng & tiêu cực tại nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng trực tiếp quản lý bị phát giác với các con số kỷ lục (Vinasshin – tham nhũng & thất thoát hàng tỉ USD). Hậu quả là nhiều chính sách sai lầm với những thao túng tư lợi trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản … đã đẩy nền kinh tế quốc dân đến vực thẳm. Việt Nam chịu khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985.
Hội nghị TƯ 4 khóa 11 họp cuối 12/2011: Chỉ ra một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Phe Đảng (Chủ tịch nước, Tổng Bí thư) quyết định dùng chỉnh đốn Đảng làm vũ khí để nện đối phương (Nhóm lợi ích – do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu).
Hội nghị TƯ 5 khóa 11 họp tháng 6/2012: Bàn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng với việc đưa ra chủ trương tái lập Ban Nội chính Trung ương chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Nội dung “tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng” được đưa ra làm vũ khí để phe Đảng nện phe Nhóm lợi ích. Trong Hội nghị này, các Ủy viên Bộ Chính trị buộc phải tự kiểm điểm. Uy tín của Thủ tướng xuống thấp nhất với kết quả phiếu tín nhiệm trong Bộ Chính trị là 3/14. Tuy vậy, Thủ tướng vẫn không buông chức Trưởng Ban Chống tham nhũng. Tổng Bí thư cũng giữ chức vụ này về tính chất do Ban Nội Chính mới tái lập. Tình trạng “Nam liềm, Bắc búa” hiển hiện tại Ba Đình sau Hội nghị này.
Trước Hội nghị, trang Quan Làm Báo được tung ra luôn cung cấp thông tin cực kỳ “nhạy cảm” về Thủ tướng cùng đám thuộc hạ với độ chính xác chưa từng có. Dân đen đi hết từ ngạc nhiên đến kinh hãi. Chỉ một thời gian rất ngắn, trang mạng này đã kéo 20 triệu lượt người đọc.
Hội nghị TƯ 6 khóa 11 dự kiến họp vào tháng 10/2012: Tiến tới Hội nghị này, phe Đảng chỉ đạo đánh vu hồi, bắt một loạt các Soái, các Tướng, các Bố già. Thị trường chứng khoán VN mất hơn 5 tỉ USD chỉ trong một ngày đêm. Có Tướng trốn truy nã bị tình báo phe Đảng đứng chân bên nước bạn bắt cóc và bí mật đưa về Việt Nam. Bộ Công an VN công bố tin bắt nhưng chính phủ nước bạn phủ nhận tin này. Vỉa hè nhân dân thì đồn Tướng này đã bị thủ tiêu.
Phe Nhóm lợi ích dùng an ninh Bộ Công an bắt một loạt các nhân vật thân cận với Chủ tịch nước nhân ông này đi họp APEC ở nước ngoài. Song song với bắt bớ, báo chí cách mạng được cả hai phe huy động tham chiến, liên tục đăng tin phục vụ các Soái, các Bố già khiến tình hình vô cùng nóng bỏng. Việc động trời như vụ đàn áp, cướp đất ở Văn Giang thì chẳng báo nào thèm đưa tin. Chỉ một Bố già muốn chứng minh sự hiện diện của mình ngoài nhà tù mà vẻn vẹn trong một tiếng đồng hồ của một buổi sáng ngày nghỉ, hàng vài chục báo/đài nhảy vào đưa tin tức thì cứ như Bố già này mới là Tổng biên tập và là người trả lương cho tất cả các tòa báo, nhà đài.
Trước đây vài tuần, các Soái, các Tướng, các Bố già bị bắt chỉ bị khép vào các tội danh kinh tế. Nay, do cuộc chiến đến hồi khốc liệt, các Soái, các Bố già đã bị ghép vào những tội nghiêm trọng hơn trong nhóm tội danh về an ninh, chính trị. Chắc chắn trong những ngày tới sẽ có nhiều tội danh “đặc biệt nghiêm trọng” được nặn ra chờ sẵn các Soái, Bố già, Tướng. Nghe đồn còn có cả “Cương lĩnh lật đổ” mà phe Đảng đang tìm kiếm khi thẩm vấn các Soái, Bố già trong đại lao. Ai là tác giả Cương lĩnh? Có hay không âm mưu ám sát lãnh đạo cao cấp? Ai sẽ làm Tổng thống theo mô hình Nga hậu Cộng sản? v.v. là những câu hỏi được phe Đảng đang tra xét ráo riết…
Còn với Nhóm lợi ích, giờ đây cứ anh nào sở hữu cái máy tính với cái USB 3G là có thể đủ điều kiện để được “đặc cách” cho đứng sau Quan Làm Báo, được “tặng” các tội danh về an ninh chính trị với khung án mọt gông…
Những diễn biến càng ngày càng cho thấy mọi mâu thuẫn sẽ được các phe đưa ra thanh toán rốt ráo trong Hội nghị TƯ này. Đã xuất hiện tin là sẽ có bầu bổ sung Bộ Chính trị, như vậy là có thể có việc một hoặc nhiều vị trí chóp bu phải ra đi.
Hy vọng các phe nhóm sẽ gói ghém và giải quyết mọi mâu thuẫn trong phạm vi “nội bộ” Đảng, thậm chí có thể phải tổ chức thêm các Hội nghị 6 lần 2, 3, 4, mở rộng v.v. mà không sử dụng đến đảo chính hay ám sát như tin đồn để dân đen, đất nước vốn đã nhọc nhằn sẽ không bị vận vào vòng can qua phe nhóm.
(*) Chỉ giới hạn ở số phận các ủy viên Bộ Chính trị, chưa đề cập ủy vi
Theo CẤU NHẬT TÂN
Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012
VN nhiều dân nghèo gần nhất khu vực
VN nhiều dân nghèo gần nhất khu vực
Cập nhật: 03:56 GMT - thứ sáu, 7 tháng 9, 2012
Biểu đồ tỷ lệ người thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) trong dân số khu vực Châu Á. Nguồn: Brookings
Nghiên cứu mới của Brookings, tổ chức nghiên cứu có uy tín của Mỹ, cho thấy tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam cao gần nhất khu vực.
Thống kê của viện nghiên cứu trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) trong năm 2011.
Con số này được Brookings dự đoán sẽ giảm dần xuống 15,9% cho đến cuối năm 2012 và Việt Nam sẽ phải đợi đến năm 2020 mới không còn người thu nhập dưới 2 đôla/ngày.
Tuy nhiên tỷ lệ người lao động thu nhập 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70,4% dân số Việt Nam (63,1 triệu người) và chỉ số này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67,1% đến hết năm 2012.
Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.
Đây là sự chênh lệch khá xa với các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, với chỉ số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm dưới 1% dân số. Hiện tại, mức lương cơ bản tại Thái Lan là gần 9,75 đôla/ngày.
Theo sát Việt Nam là Trung Quốc với tổng số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm 17% dân số.
Hiện tại, tầng lớp trung lưu chiếm chỉ 5,6% dân số, tương đương với 4,95 triệu người, với mức tiêu thụ thường niên trên đầu người vào khoảng 5.600 đôla/năm.
Con số này được dự đoán sẽ tăng chậm lên 6,3% đến hết năm 2012 và phải đến hết năm 2030, con số này mới chiếm số đông (trên 70%) trong dân số.
Thuế, chi phí cao bậc nhất khu vực
Người nghèo VN
Tỷ lệ người thu nhập thấp chiếm đa số dân số Việt Nam trong khi gánh nặng thuế, chi phí cao bậc nhất khu vực
Trong khi đó, nghiên cứu mới nhất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra cho thấy Việt Nam phải chịu gánh nặng thuế, chi phí cao nhất khu vực.
Bản báo cáo với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" nói mặc dù thu nhập trung bình chỉ ở mức 3.451-5.175 đôla/năm, thấp hơn hẳn trong khu vực, tỷ lệ thuế 10% so với thu nhập khiến người dân phải đóng thuế cao hơn cả các nước phát triển hơn trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.
Tỷ lệ thuế so với GDP của Việt Nam cũng cao bậc nhất khu vực, với tỷ lệ 26,3%; so với mức 17,3% của Trung Quốc, 15,5% của Thái Lan, Malaysia và dưới 13% của Philipines và Indonesia và có xu hướng tăng từ năm 2010 cho đến nay.
Trong khi đó, khoản chi từ ngân sách Nhà nước ở mức 20-21% GDP mỗi năm.
Theo BBC
Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012
Rớt 10 bậc, Việt Nam đứng thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu
N.Linh - Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh.
Hôm nay 5/9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2012 - 2013. Theo đó, Việt Nam rớt 10 bậc tụt xuống thứ 75 trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng.
Với cú rớt hạng này, Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh, chỉ đứng trên duy nhất Campuchia.
Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu của WEF dựa trên 12 tiêu chí chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế, bao gồm: thể chế chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, cơ sở hạ tầng, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa - thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và năng lực cải tiến.
Trong 12 tiêu chí đánh giá này, Việt Nam tụt hạng về 9 tiêu chí, xếp thứ hạng dưới 50 trên tất cả các tiêu chí và đặc biệt thấp (trên dưới hạng 100) trên một số tiêu chí quan trọng, ví dụ môi trường kinh tế vĩ mô (106), cơ sở hạ tầng (95), chất lượng đường sá (120) và cảng biển (113), mức độ tôn trọng bản quyền (113), bảo vệ tác quyền (123).
Riêng tiêu chí tổn thương của doanh nghiệp tư nhân do tham nhũng và vấn đề đạo đức được WEF đặc biệt lưu ý bởi xếp hạng của Việt Nam gần chạm ngưỡng 10 quốc gia yếu kém nhất thế giới.
Ngoài các hạn chế kể trên, Việt Nam được đánh giá có một số mặt tích cực như quy mô thị trường lớn (xếp thứ 32), mức độ hiệu quả của thị trường lao động (51), nền tảng giáo dục cơ bản (64) và chăm sóc y tế công cộng (64).
Trong số 10 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh năm nay gần như không có gương mặt mới ngoại trừ Hồng Kông thay vị trí của Đan Mạch. Thụy Sỹ và Singapore vẫn là 2 nền kinh tế đứng đầu bảng về chất lượng. Cả Mỹ và Nhật đều bị rớt hạng nhẹ, tuy nhiên vẫn thuộc top 10.
Tại châu Á, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 19, Thái Lan tăng 1 bậc lên 38 và Philippine thay Việt Nam xếp vị trí thứ 65. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tụt từ vị trí 26 xuống 29, Malaysia và Indonesia cùng rớt 4 bậc xuống lần lượt 25 và 50.
N.Linh
Theo TTVN/WEF
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)