Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
VÌ SAO....
Topics :
Home » Bình Luận - Quan Điểm » Kami - Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp
Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng răn đe trong việc sửa Hiến pháp
Việc góp ý Sửa đổi Hiến pháp 1992 do đảng CSVN khởi xướng còn khoảng 2/3 thời gian mới chính thức kết thúc. Nhưng một điều đáng chú ý là hiện tượng lên đồng tập thể chưa từng có của truyền thông nhà nước với các thành phần bảo vệ đảng. Với các lý do nhằm bao biện cho vị trí lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN, theo quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân".
Những lập luận ngây ngô trong các bài viết khiến cho người đọc (xem) phát ngượng, với cảm giác vừa bực mình, vừa buồn cười và cộng thêm chút thương hại đối với các tác giả. Đáng ngạc nhiên là xuyên suốt cuộc hầu đồng tập thể được chuẩn bị kỹ lưỡng là một toan tính nhằm đe dọa đối với những người tham gia góp ý không đúng ý của đảng. Về thành phần tham gia trong cuộc lên đồng tập thể này có thể thấy đủ mặt ban bệ và các nhân vật quan trọng. Kể từ lãnh đạo đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đến đám văn bút nô với các học hàm học vị các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... các loại và cả cácdư luận viên. Như thế tưởng chừng như chưa đủ, người ta còn thấy toàn bộ hệ thống chính trị còn lợi dụng để đưa các tầng lớp nhân dân cùng tham gia với tư cách của những tám bình phong. Đây có thể nói là một thái độ của đảng gây bất ngờ cho dư luận xã hội. Có thể nói đây là lần đâu tiên đảng CSVN có những phản ứng nhanh nhạy và thô bạo như vậy. Trong bối cảnh sự tín nhiệm của nhân dân đối với đảng CSVN đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử 83 năm hoạt động và 68 năm ở vai trò đảng cầm quyền thì những hành động đáp trả mang tính cố thủ như trên là những dấu hiệu đáng lo ngại. Lý do chính có lẽ là do việc một tập thể các trí thức, nhân sĩ yêu nước - những nguyên, cựu cán bộ lãnh đạo là đảng viên đảng CSVN đã nghỉ hưu trong nhóm Kiến nghị 72 bỗng công khai thể hiện quan điểm khác với chủ trương của đảng CSVN,. Mà theo cách nói răn đe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi đó là sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức cần phải được xử lý.
Về hành động của các vị nhân sĩ trí thức trong nhóm 72 nếu xét ở góc độ phản kháng chính trị thì đây là điều đáng hoan nghênh và điều đó đã khiến cho đảng và chính quyền hết sức lúng túng và lo sợ. Bởi điều quan trọng là một tập thể không nhỏ các nhân sĩ trí thức, đa phần là những nguyên cán bộ lãnh đạo là đảng viên của đảng đã dám công khai đi ngược lại các chủ trương của đảng và chính quyền. Đây là một trong những hành động mang tính nhạy cảm, ít thấy ở Việt nam nhưng cũng đã khiến các vị lãnh đạo đảng CSVN nổi giận. Điều gì đã khiến cho các nhân sĩ trí thức dám làm việc này một cách công khai, mang tính thách thức như vậy? Vì thẳng thắn lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình trái ý đảng, có nghĩa là họ tự đập vỡ nồi cơm của gia đình mình. Trường hợp như nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên dám lên tiếng thẳng thắn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đã nổi tiếng trong mấy ngày này cũng vì lý do như thế. Dũng cảm dám đập vỡ nồi cơm của mình và gia đình, điều tưởng chừng dễ và đơn giản, nhưng đã có mấy ai dám làm? Có cái đó là do họ không còn sợ và còn thể hiện thái độ coi thường những người lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền.
Một câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân và lý do gì đã dẫn tới động thái phản ứng lạ lùng từ phía đảng, chính quyền. Câu trả lời này rất quan trọng đối với người dân trong nước. Nếu bảo họ Karl Marx đã nói là không có giai cấp thống trị nào tự nguyện từ bỏ quyền lực thì người dân thường sẽ khó hiểu, vì họ đâu có biết ông Karl Marx là ai, ở đâu. Do vậy, nếu có câu trả lời đơn giản, hợp lý, dễ hiểu mà vẫn thể hiện đủ bản chất của vấn đề việc níu kéo quyền lực của đảng CSVN hiện nay được ví như "Khư khư như ông từ giữ oản" thì lập tức người dân sẽ tự động biết họ phải làm gì? Câu trả lời là nó không khác gì chuyện khi giữ chùa, thờ Phật mà không chăm sóc, cung kính thì tín đồ ai còn tin tưởng mà đem oản lại dâng cho ăn? Như trong câu chuyện xảy ra các đây mấy trăm năm về cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên Trịnh Kiểm "Giữ chùa, thờ Phật thì ăn oản", khi Trịnh Kiểm đã lưỡng lự muốn tự xưng làm vua, nhưng còn chưa dám định hẳn bề nào, các quan cũng không ai biết làm thế nào cho phải.
Để phản bác quan điểm "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì không khó. Nếu nói như ai đó nói "Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân" thì xin hỏi tại sao đảng lại muốn quân đội trung thành với đảng trước, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân? Điều đó cho thấy vì sao đã có hàng loạt các bài viết, các phát biểu của các vị lãnh đạo nhà nước, các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ... trên truyền thông của nhà nước ra sức tung hô cho sự lãnh đạo của đảng CSVN, khẳng định việc phi chính trị hóa quân đội là lập luận phản động, tung hô cho điều 4 hiến pháp để khẳng định sự lãnh đạo độc tôn của đảng CSVN. Tất cả đều không ngoài có mục đích nói một cách nôm na là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản", việc độc tôn chính trị để độc tôn quyền lực cũng thế, nó chỉ là sự độc quyền thủ lợi và tham nhũng. Đảng CSVN và các nhà lãnh đạo Việt nam bây giờ cũng thế, họ cố gắng duy trì thần tượng Hồ Chí Minh và cái lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội, không phải là họ không biết cái chủ thuyết này mà ông Hồ Chí Minh theo đuổi là hoàn toàn sai lầm. Họ thừa biết cái đó, họ biết nó là sự cản trở sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong suốt mấy chục năm qua mà ai ai cũng biết. Việc lâu lâu đảng và chính quyền lại phát động phong trào sống, học tập theo gước bác Hồ cũng thế. Chỉ đơn giản là vì đối với họ mục đích cao nhất cũng chỉ là "Giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản". Vì vậy chúng ta đừng quan trọng hóa, mà nên xem việc đảng CSVN ra sức bảo vệ quyền độc tôn lãnh đạo nhà nước và xã hội cũng chỉ vì "Khư khư như ông từ giữ oản". Vì thế chuyện ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên tiếng răn đe tại Vĩnh phúc vừa rồi cũng chỉ vì có những đứa muốn cướp không oản của ông và đồng bọn.
Ngẫm lại mới thấy việc một số người kỳ vọng rằng sẽ có những chuyển biến đáng kể trong việc Sửa đổi Hiến Pháp 1992 theo một hướng tích cực mạnh mẽ là một trong những sai lầm chết người. Cho dù ai cũng biết rằng nếu Sửa Hiến pháp một cách đúng đắn, khoa học để phù hợp với ý nguyện của nhân dân, hay nhân cơ hội này để đảng CSVN có các quyết định dũng cảm để thay đổi thể chế chính trị. Điều đó sẽ tạo bước ngoặt cho sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa của đất nước, của dân tộc. Đó là điều kiện nhanh chóng nhất để đưa Việt nam thành một quốc gia thịnh vượng, tiến bộ có thể sánh vai với các cường quốc năm châu khác. Nhưng những điều đó đối với đảng CSVN chắc là dứt khoát không thể được. Vì các chính sách, chủ trương và đường lối của họ hiện nay hoàn toàn không vì tổ quốc, dân tộc và nhân dân. Mà vì quyền lợi của một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng CSVN, và đã được đặt trên tất cả, đó là một điều tệ hại chưa từng có của một đảng cách mạng tự xưng là đại diện cho nhân dân Việt nam.
Nói thế để cho thấy, chúng ta không thể mãi ngồi để lên tiếng yếu ớt đòi đảng CSVN nhượng bộ trả lại quyền dân như đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều đó là hết sức khó, vì như thế khác gì ta đòi họ chia bớt cho chúng ta phần "oản" của họ bằng các thứ kiến nghị, tâm thư... được. Vì không và không bao giờ có những kẻ bất lương tự cho mình cái quyền ngồi trên cả hiến pháp và pháp luật, hành xử như lũ lục lâm thảo khấu đối với đồng bào mình lại chịu từ bỏ cái đặc quyền thả sức vơ vét cho cá nhân và nhóm lợi ích của mình. Đó là một điều chắc chắn.
Mà cần phải bằng mọi cách mà giành lấy bằng được!
Ngày 05 tháng 3 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)