Tìm hiểu lịch sử ngày Lễ Giáng Sinh – Lễ Noel
Posted on 24.12.2010 by giaithecs
lich-su-giang-sinh
Hằng năm, cứ vào giữa đêm 24 và rạng sáng 25/12 thì giáo dân Đạo Thiên Chúa thường tổ chức ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su (Jésus) ra đời tại máng cỏ nơi hang Bêlem.
Niềm vui Giáng sinh không chỉ dành riêng cho người Công Giáo mà cũng là niềm vui chung của tất cả mọi người trên khắp trái đất. Nguồn gốc lịch sử ngày Lễ Giáng Sinh như thế nào ? Mời các bạn tham khảo nhé.
1. Lịch sử Lễ Giáng Sinh
Lúc chưa có lễ Noel, tại Rome, mỗi năm vào mùa này, nguyên châu Âu người ta cũng tổ chức lễ Thiên chúa giáo, nhưng dưới một hình thức khác.
Rome: Từ 17 đến 24 tháng 12, một sự vô trật tự ngự trị toàn thành phố Rome: Họ lau rửa nhà cửa sạch sẽ, trang hoàng thật đẹp, nấu nướng rồi mời nô lệ của họ ngồi bàn ăn uống. Ngày này những người tôi tớ được chủ hầu hạ, giống phụ nữ ngày 8/3 vậy (!).
Tại Pháp và vài vùng châu Âu, vào thời Moyen Âge (từ thế kỷ thứ V đến giữa thế kỷ thứ XV), khoảng cuối tháng 12, người ta tổ chức lễ Cuồng. Đám đông mang mặt nạ, cải trang tu sĩ nhà thờ, mặc ngược áo lễ, đi khắp các đường phố, chế nhạo châm biếm lễ nhà thờ, và vũ những điệu khêu gợi… Lễ này bị cấm nhiều lần và bị cấm hẳn vào cuối thế kỷ XV.
Thờ cúng thần Mithras
Khoảng mùa Đông Chí (Soltice d’hiver), vị thần Mithras (Mặt Trời) này được hình tượng chiến đấu với bò rừng. Ngày 25 tháng 12, người ta giết bò đực và rải máu khắp cánh đồng: đất trở nên mầu mỡ hơn và mùa màng tốt đẹp hơn.
Tại Rome, ngày này là ngày có đêm dài nhất, người ta làm lễ đón Mặt trời trở về, tượng trưng bằng một bé sơ sinh.
Lễ Giáng Sinh
Chữ Giáng Sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noel.
Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.
Noel được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Đông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus.Để khỏi bị nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.
Hanoukka, lễ ánh sáng
Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, vua Antiochus thống trị Israel. Ông làm uế tạp đền Jérusalem và bắt buộc người Do Thái phải thờ các vị thần Hy Lạp.
Judas Maccabée kêu gọi các nhà yêu nước nổi dậy đuổi dân Syrie ra khỏi Jérusalem. Để làm lễ mừng sự khôi phục đất nước, những gia đình Do Thái đốt đèn sáp có 8 nhánh. Tám ngọn đèn tượng trưng cho 8 ngày liên tiếp đền thờ được đốt sáng một cách mầu nhiệm nhờ một bình dầu do lính của Antiochus làm lật đổ. Trong lễ Hanoukka, trẻ con nhận một con vụ có ghi 4 chữ Hébreux có nghĩa “Đó là một sự nhiệm mầu lớn”.
2. Chúa Jésus đã ra đời như thế nào?
Lễ Giáng Sinh là một nghi lễ đặc biệt quan trọng của nhà thờ Thiên Chúa Giáo được tổ chức vào ngày 25 tháng Mười Hai hàng năm.
Mục đích của nghi lễ là nhằm tái hiện lại cảnh tượng Chúa Giê su ra đời, thể hiện lòng nhân từ và sự khiêm nhường của Đức Chúa.
Xin giới thiệu với các bạn đoạn trích chương 2 trong cuốn kinh phúc âm Tân Ước để các bạn hiểu rõ thêm về lễ Giáng Sinh:
Chúa Giê Su ra đời: Người chăn chiên đến viếng thăm
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri-a. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.
Bởi thế, ông Giu-sê từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê, lên thành Bê-lem, miền Giu-đê, là thành vua Đa-vít vì ông thuộc về nhà và gia tộc với vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên ông cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc đấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó thì bà Ma-ri-a đã đến ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt trong máng cỏ vì hai người không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Và kìa sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả xung quanh khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”.
Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:
“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”
Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: ” Nào chúng ta sang Bê-lem để xem sự việc xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết “. Họ liền hối hả ra đi.
Đến nơi họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại những điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe những người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ lại những kỉ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, về mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.
3. Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ Giáng Sinh
Tiết trời đang vào đông, lạnh se sắt. Một mùa lễ Giáng sinh đang rộn ràng gõ cửa. Dù là người theo Công giáo hay không thì các bạn trẻ cũng muốn được hòa mình vào dòng người hướng về các nhà thờ để được nghe tiếng chuông yên bình chúc mừng sinh nhật của Chúa mà lòng tràn đầy cảm xúc.
Ở giáo đường nào cũng có hang đá, máng cỏ, ngôi sao, cây thông Noel… Đêm về, cùng người thân quây quần chúc một mùa Giáng sinh an lành với những món quà dễ thương. Vậy bạn đã biết hết ý nghĩa của các biểu tượng trong lễ mừng Chúa sinh ra đời chưa?
Hang đá và máng cỏ
hangda-mangco-small
Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa.
Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh khỏi chiến tranh, nghèo đói và bất hạnh.
Cây thông Noel
cay-thong-noel
Thời Trung đại, trong nhiều lễ hội tại Đức đều xuất hiện cây thông. Đây là loại cây sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn và nó được coi là trung tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu.
Ngày nay, gần tới dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
Chiếc gậy kẹo
chiec-gay-keo
Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo.
Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus.Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần).
Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.
Ngôi sao Giáng Sinh
ngoi-sao-giang-sinh
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh.
Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
Quà tặng trong những chiếc bít tất
chiec-bit-tat
Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến thế nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình.
Câu chuyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo tất bên lò sưởi để hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được quà nhiều nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi.
Từ đó có tục trẻ em treo bít tất cạnh lò sưởi để nhận quà như mơ ước từ ông già Noel.
Bánh Buche Noel
Banh-Buche-Noel-small
Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục mất dần vì không mấy nhà còn ống khói.
Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.
Ký hiệu Xmas
Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.
1. Lịch sử Ông già Noel
Dĩ nhiên là nguồn gốc của Ông Già Noel là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Đông chí, (ngày 21 tháng 12). Cái chụp ở nơi ống khói chứa đầy quà cáp ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên.
Nhưng nhân vật như cha vui tính mà chúng ta biết có bộ râu trắng và chiếc áo choàng lót da lông bằng đồ chơi được mượn của Cha Fouettard có lẽ là môt phát minh của người Mỹ.
Ông Già Noel có lẽ sinh ra năm 1822 dưới ngòi bút của mục sư Clement Clarke Moore đã tưởng tượng trong một bài thơ cho các con ông. Được vẽ bởi họa sĩ Thomas Nast, được mọi người biết đến nhanh chóng.
Tên Ông Già Noel
saint-nicolas01-
Tên “Ông Già Noel” có thể do biệt danh của Thánh Nicolas, thánh bổn mạng cho trẻ con, luôn luôn làm lễ ngày 6 tháng 12 ở miền Đông Âu Châu. Như Đức Thánh Nicolas mang đến bánh, kẹo, Ông Già Noel cho những quà chắc chắc hơn. Có lúc người ta thử bỏ truyền thống này, nhưng không thành công.
Thánh Nicolas: Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 12
Vào thế kỷ thứ IV, truyền thuyết cho rằng thánh Nicolas là linh mục rất nhân từ. Ông ban nhiều phép lạ: cứu ba sĩ quan vô tội khỏi bị án tử hình, cứu các thủy thủ khi tàu bị lâm nạn, cứu ba cô gái giữ gìn phẩm hạnh… và, trong một bài hát kể lại chuyện ông cứu ba đứa trẻ ban đêm đi lạc vào nhà một tên đồ tể và bị tên này giết rồi chặt khúc ra đem ướp muối. Bảy năm sau Saint Nicolas đi ngang qua và cứu chúng sống lại. Bởi vậy Thánh Nicolas là thánh bảo hộ cho trẻ con, cho người đi biển và cho những chàng trai trẻ còn độc thân cũng như Thánh Catherine bảo hộ cho các cô gái trẻ chưa lập gia đình…
Lễ của Thánh Nicolas là 6/12, ngày ông mất. Trong đêm 5-6 tháng 12, ông bay lên trời với con ngựa chở đầy quà và bánh kẹo cho trẻ em. Ông đáp xuống để quà trong đôi giày ống của trẻ ở miền Bắc và miền Đông nước Pháp và nhiều vùng tại châu Âu, như Đức, Bỉ..
Để đáp lễ, họ để cà rốt và củ cải cho ngựa của thánh Nicolas ăn.
stnic-small
Cha Đông và Babouchka: đêm 31-12
Trẻ em Nga không được quà ngày 25-12 và phải chờ đợi đến ngày đầu năm. Trong đêm thánh Sylvestre, Cha Đông (Père Gel, hay Père Givre, đông lạnh) xuống theo ống khói tặng quà cho trẻ em ngoan ngoãn.
Ông chia công việc với chuyện huyền thoại về bà Babouchka: Vào một đêm Đông lạnh lẽo, bà Babouchka đang thiếp bên cạnh lò sưởi bỗng nghe tiếng gõ cửa. Ba người lạ mặt mang đầy quà giải thích cho bà rằng họ theo hướng ngôi sao để đi tìm Chúa Hài đồng và nhờ bà chỉ giùm.
Tự thấy mình già cả, bà không đi theo họ mà trở lại bên lò sưởi. Sáng hôm sau bà hối hận, vội vàng chất quà đầy giỏ và đi kiếm Ba Vua Mages. Nhưng tuyết đã xóa dấu vết của họ. Bà hỏi mọi người, nhưng không có kết quả.
Từ đó về sau, mỗi năm, để vinh danh đứa bé thành Bethléem, bà mang tặng đồ chơi cho những gia đình Nga.
Lễ Befana: Đêm 05/01
Lễ Befana, tiếng Ý là lễ một bà phù thủy mặc đồ đen, mang đôi giày thủng với một bị lớn đeo trên vai, cưỡi cái chổi để đi phát quà cho trẻ em Ý ngoan ngoãn. Ngược lại bà sẽ đổ đầy than vô giày các trẻ em không ngoan.
Nguồn gốc Cha Noel.
Cha Noel không có biên giới. Père Noel Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ, … Khi những người Hòa Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hòa Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Cha Noel có nguồn gốc từ Thánh Nicolas: râu dài, áo choàng đỏ ngồi trên lưng con lừa.
Theo thời gian, Ông Già Noel có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu bay trên không kéo.
Washington Irving (1783-1859)
washington-irving
Năm 1809, nhà văn Washington Irving tả Thánh Nicolas đi trên không trung để phân phát quà.
Clement Clarke Moore
Clement-Clarke-Moore
Năm 1821, CC Moore viết một truyện thần thoại về Noel tên là Đêm trước Noel (The night before Christmas, La nuit d’avant Noel) trong đó Ông Già Noel xuất hiện trong chiếc xe trượt tuyết được hươu kéo.
Tác giả Moore cũng viết một bài báo đăng trong tờ nhật báo Sentinel tại New York ngày 23/12/1823 có tên Cuộc viếng thăm của Thánh Nicolas (A Visit From St Nicholas, La visite de St Nicolas). Bài viết này nói về những lutins (những con yêu bé tí hon) đem quà phát cho trẻ con bằng xe được 8 con hươu kéo (các con hươu có tên Blitzen, Dasher, Dancer, Comet, Cupid, Donder, Prancer và Vixen).
Con hươu thứ 9 Rudolf được thêm vô năm 1839 có nhiệm vụ soi sáng đường đi nhờ chiếc mũi đỏ và sáng.
Truyện này được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Thomas Nast
thomas-nast3 ThomasNastTest250
Năm 1863, Harper’s Illustrated weekly, một tờ báo New York đăng hình vẽ Santa Claus mặc áo lông thú màu trắng và thắt nịt đen, họa sĩ Thomas Nast là tác giả.
Trong gần 30 năm, Thomas Nast vẽ cho tờ báo này hình ảnh Santa Claus bụng to, râu bạc dài và có hươu đi kèm.
Năm 1885, tờ báo này vẽ đường đi của Santa Claus, đi từ Bắc cực đến Hoa Kỳ. Vậy là lần đầu tiên nhà của Santa Claus đã được xác định chính thức.
Một năm sau, nhà văn Georges P. Webster nói rõ thêm là xưởng chế tạo đồ chơi và nhà của Cha Noel được giấu dưới tuyết tại Bắc cực. Họa sĩ Nast lại xác nhận nơi cư ngụ của Cha Noel bằng hình vẽ.
Đến năm 1931, Coca Cola vẽ Santa Claus…
Để quảng cáo, hãng Coca Cola nhờ Haddon Sundblom vẽ hình Ông già Noel nghỉ xả hơi và uống Coca để lấy lại sức trong lúc đi phân phát quà cáp, để dụ trẻ con uống Coca.
Pere-noel-coca-cola pere-noel
2. Lịch sử và nguồn gốc cây Noel
Giữa năm 2000 và 1200 trước Công nguyên, người ta đã nói về một loại cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời.
Dân tộc Celte dùng lịch theo chu kỳ Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea liên kết với ngày 24 tháng 12.
Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
cay-thong-noel-sapin01
Năm 354, nhà Thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Jésus, lấy ngày 25 tháng 12 để cạnh tranh với lễ đa thần trên
Nếu Noël được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noël được phát minh rất trễ sau này.
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng.
saint-boniface
Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây sapin trẻ. Từ huyền thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố “kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh
Thế kỷ thứ XI, cây Noël được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái pomme của bà EVE. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII mà truyền thống cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, nói chính xác hơn là vùng Alsace.
Người ta gọi “cây Noël” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pom của bà Eve, kẹo và bánh. Cũng vào thời kỳ đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến.
Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát triển truyền thống cây thông Noël.
Thế kỷ XII và XIII các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông.
Năm 1738, Marie Leszczynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noël trong lâu đài Versailles.
marie_leczinska
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
gravure-beme
Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Ðàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Ðức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp.
Chính nhờ thời kỳ đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19 Cây Noël được nhập vào nước Anh và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noël là Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noël được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Noël cũng được những nước Áo, Thụy sĩ, Phần Lan, Hòa Lan, tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và chưng cây Noël.
Giờ đây cây Noël là hạnh phúc của mọi người, từ trẻ con cho tới người già.
3. Bí ẩn về Ngôi sao Noel
Ngày giáng sinh dù ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, chúng ta đều thấy xuất hiện những ngôi sao lấp lánh trên các cây thông Noel hoặc trên bầu trời đầy tuyết trắng. Vậy những ngôi sao đó xuất xứ từ đâu và nó mang trong mình những thông điệp gì?
ngoi-sao-giang-sinh
Trong tất cả các tranh ảnh Chúa giáng sinh, trên bầu trời bao giờ cũng có một ngôi sao sáng rực rỡ, Kinh Thánh gọi đó là “ngôi sao Bethlehem”, ngôi sao đã dẫn đường cho Ba Vua tới hang đá nơi Chúa sinh ra. Ngôi sao này còn có tên là ngôi sao Giáng sinh, từ lâu đã là mối tranh cãi của các nhà thiên văn học. Mới đây Nibel Henbest, một nhà khoa học người Anh đã dựa vào sự chuyển động của quỹ đạo trong Thái dương hệ, để giải tỏa câu hỏi tại sao chỉ có Ba Vua nhìn thấy ngôi sao đó, trong khi lịch sử thiên văn không ghi nhận được.
Theo Nibel thì vào năm 1604, nhà toán học Johannes Kepler đã tính được vị trí các hành tinh vào thời Chúa giáng sinh, cũng tìm được sự giao hội đặc biệt của các chòm sao trong nhóm Song Ngư vào năm thứ 7 trước công nguyên. Có nghĩa là, sao Mộc và sao Hỏa, biểu tượng của người Do Thái gặp nhau trên bầu trời nhưng vẫn cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của mặt trăng. Vài năm sau đó một sự hội ngộ khác lại diễn ra vào tháng 08 năm 03 trước công nguyên, Mộc tinh tiến gần sao Vệ Nữ – một ngôi sao rất sáng.
Ngày 17/06 năm 02 trước công nguyên, hai sao trên lại gặp nhau nhưng không va chạm, nhưng tạo thành một ngôi sao lạ, sáng chói khắp miền Trung Đông mà Kinh Thánh đã gọi là ngôi sao Bethlehem. Ngoài ra, với người theo đạo Ky-tô xưa thì ngôi sao Vệ Nữ, tức là sao Hôm mọc trước bình minh, được coi là biểu tưọng của Chúa Giê-su, còn sao Hải Sư lại được người Do Thái coi là sao hộ mạng. Đây là hai ngôi sao sáng nhất trong Thái dương hệ và hiện tượng hội ngộ giao thoa, chỉ xảy ra một lần trong hai ba thế kỷ, như giải thích ở trên, được xem là giả thuyết hợp lý về ngôi sao Bethlehem trong truyền thuyết.
Ngoài ý nghĩa khoa học kể trên, ngôi sao Noel còn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Đó là ngôi sao dẫn lối chỉ đường cho họ đến với Đức Chúa. Người theo đạo Ky-tô tin rằng ngôi sao đó cũng chính là Chúa Giê-su và ánh sáng ngôi sao của Chúa sẽ xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.
4.Vì sao Noel cần có cây thông ?
Giữa những năm 2000 trước Công nguyên, theo lịch của người Celte, mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Cây Epicea tượng trưng cho sự sống liên kết với ngày 24 tháng 12.
Để làm lễ cho ngày Đông chí, người ta dùng hoa quả và lúa mì để trang trí cho cây. Năm 354, nhà thờ làm lễ Giáng sinh đầu tiên cho Chúa Giê-su lấy ngày 25/12/để cạnh tranh với lễ đa thần trên. Tuy nhiên, cây Noel thực sự lại xuất hiện trễ hơn rất nhiều.
cay-thong-noel-2
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface, trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh. Thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng, trên đó người ta treo trái cấm của bà Eva. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XII cây sapin xuất hiện tại Châu Âu, nói chính xác hơn là vùng Alsace. Từ “cây Noel” được gọi lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Cũng vào thời kỳ đó, hình ảnh ngôi sao gắn trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu trở nên phổ biến.
Thế kỷ XII và XIII các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cành thông. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa bằng cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỉ.
Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng sinh. Làm lễ Giáng sinh quanh một cái cây, biểu tượng của cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã nhanh chóng trở thành một tập tục ở Đưc. Phải chờ đến gần một thế kỷ sau tập tục đó mới đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh năm 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Đầu thế kỷ thứ 19, cây Noel được du nhập vào nước Anh nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria và rất được tán thưởng.
Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là Victorian Tree (Cây thời Victoria). Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo, cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu. Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Nó cũng được người dân những nước như Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và trưng cây Noel. Vì thế, cây Noel là hạnh phúc của mọi người, từ người già cho đến trẻ nhỏ.
Quà Giáng sinh
Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm.
Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhằm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ Giáng sinh. Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi.
Ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở. Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố New York. Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp.
James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ôm “Jim”, James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc. Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ. Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món quà. Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên. Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della. Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại. Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu “Madame Eloise”. Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng có một chút vẻ “Eloise” nào cả. Della cất tiếng hỏi: “Bà mua tóc tôi không?” “Tôi chuyên mua tóc mà”, bà ta đáp và bảo: “Hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi”. Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống. “Hai mươi đồng” bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả. “Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi” Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ. Đó là một sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó. Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.
Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: “Mình có thể làm gì với nó đây?”. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ toàn những sợi quăn quăn khắp đầu. “Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!”. Cô tự nhủ: “Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?”
QuaGiangSinh
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim. Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cái áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ.
Della chạy đến bên Jim òa khóc: “Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói “giáng sinh vui vẻ”, em có một món quà rất hay cho anh này!’ “Em đã cắt mất tóc rồi à?” Jim hỏi “Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!”Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: “Em nói là em đã bán tóc à?” “Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?” Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: “Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra xem, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy”. Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa! Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. “Tóc em sẽ chóng dài ra thôi, Jim”. Nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy. “Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi.
Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này”. Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói: “Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu”.
Đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng yêu nhau.
Truyện ngắn của O.Henry
Quà tặng của Piccola
Truyền thuyết về Piccola được lan truyền đi nhiều nước và được dịch sang nhiều ngôn ngữ như Pháp, Đức, Ý và các ngôn ngữ khác. Truyền thống ở các nước này là vào đêm Giáng sinh bọn trẻ thường để những đôi giày của chúng ở cửa để thánh Nicholas bỏ quà vào trong đó.
Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, tại một làng quê nghèo nọ có gia đình cô gái Piccola sống sinh sống ở đó. Người dân trong làng nghèo lắm nên họ thường dời làng lên thành phố để làm việc ở nhà máy, hoặc đi ăn xin trên các đường phố. Một số người còn mơ ước được sang Mỹ, nhưng không ai ở cái làng này có tiền cả.
Một trận hạn hán đã tàn phá mùa màng của họ và làm cho cây cối cằn cỗi. Thỉnh thoảng lại có những cuộc chiến tràn qua làng, đôi khi là những cuộc chiến nhỏ, đôi khi là những cuộc chiến lớn. Những tên lính đi qua và cướp bóc của cải của dân làng, chúng lấy đi tất cả thức ăn mà dân làng bấy lâu nay cố gắng giành dụm. Do đó chỉ còn vài gia đình còn sống sót trong đó có gia đình Piccola xinh đẹp.
Căn nhà của gia đình cô bé sắp bị đổ, vả lại nó cũng không có kính ở cửa sổ phòng cô bé. Và trong làng cũng chẳng có nhà nào là có kính ở cửa sổ cả, mà chỉ là những cửa chớp bằng gỗ. Hàng ngày mẹ của Piccola thường lấy bùn và dẻ rách hoặc bất cứ cái gì bà có thể tìm thấy để bịt lại những vết nứt ở trong nhà, để cố gắng làm cho căn nhà trở nên ấm hơn một chút trong mùa đông giá rét. Nhưng ban đêm Piccola thường mở những cánh cửa chớp của cửa sổ gần cái góc ấm cúng của cô trong gác xép của căn nhà, thả hồn vào những ngôi sao và mơ ước sẽ không phải chịu giá lạnh nữa. Tất nhiên là khi bố mẹ cô cảm thấy lạnh vì gió lùa vào thì họ lại đi đến đóng cửa sổ và nhắc nhở cô phải đi ngủ.
Piccola chưa bao giờ được biết đến sự giàu có, thậm chí là một bữa ăn no căng bụng. Nhưng cô vẫn chơi với chúng bạn và quan tâm đến các con vật còn sống sót. Cô đi kiếm cỏ khô ở trên cánh đồng, nhặt nhạnh những ngọn cỏ khô còn sót lại trong nhà kho cho chúng. Dần dần chúng bạn cô cũng bỏ làng ra đi, chỉ còn lại Piccola là đứa trẻ duy nhất ở lại làng này.
Mùa đông đến, gió lạnh thổi qua những con đường vắng tanh. Piccola có thể chạy bất cứ nơi đâu trên đường và hét to tên cô lên, nhưng chẳng ai đáp lại cô cả. Những người dân còn ở lại đều coi cô như con cháu họ, vì cô là đứa trẻ duy nhất còn ở lại. Piccola trở nên hoang dã giữa bầy thú.
Cô dành hầu hết thời gian để chơi với những người bạn không biết nói này, quan tâm chăm sóc chúng khi bố cô đi săn trong rừng, mẹ cô cặm cụi mót những gì còn sót lại ở cánh đồng. Cô mặc tất cả những thứ quần áo mà cô đã tìm thấy sau những ngôi nhà và cuốn lên người những mảnh dẻ rách, đội chiếc mũ đã bị rách nát. Như vậy cô có thể được ủ ấm như một cái bánh mì nướng nhưng trông cô giống như một kẻ ăn mặc rách rưới tả tơi. Cô học cách bẫy và bắt thỏ.
Vào một ngày kia khi Piccola đang tìm kiếm những vết chân thỏ trong tuyết để đặt bẫy thì cô tìm thấy một con chim sẻ gẫy cánh đang nằm trên mặt đất. Cô nâng con sẻ đó lên, đặt nó vào trong mớ quần áo của mình và đem về nhà. Một tháng mùa đông giá lạnh trôi qua.
Cô chăm sóc con chim đó trong ngôi nhà của mình, cho nó ăn những mẩu hạt ngũ cốc ít ỏi của gia đình cô kiếm được. Gia đình cô hiếm khi được no bụng. Khi dân làng biết được tin về con chim của cô thì cứ vài ngày, lại có một người mang đến cho con sẻ của cô mẩu bánh mì hay một nhánh cỏ khô, một ít hạt giống. Con sẻ trở thành người bạn tâm tình của cô. Cô có thể nói chuyện với nó suốt đêm trong cái góc nhỏ bé của mình gần mái nhà, thì thầm vào đôi tai nhỏ xíu của nó, và kể cho nó nghe tất cả những chỗ bí mật ở trong gỗ mà cô biết. Cô làm cho con sẻ một cái giường nhỏ xíu ở trong đôi giầy gỗ của mình và hàng đêm đặt nó vào đó, còn cô thì nằm trên giường cạnh nó.
Đôi khi con sẻ cất tiếng kêu chíp chíp đằng sau lưng cô, giương cặp mắt đen thông minh nhìn cô. Piccola hiểu rằng nó hiểu những gì cô nói, có lẽ nó còn hiểu cô hơn là con cừu, con ngựa què hoặc con gà mái già khi mỗi buổi sáng cô cho chúng ăn. Con chim sẻ đã nhanh chóng bình phục.
Một tuần trước lễ Giáng sinh, vào một ngày nắng đẹp con sẻ nhảy lên ngưỡng cửa sổ và bay đi, nó bay khỏi ngôi nhà về rừng. Piccola nói với bố mẹ là cô không sao, rằng đó là con vật hoang dã, nó phải trở lại với rừng. Nhưng đêm đó, khi mẹ Piccola đóng cửa sổ và giục cô đi ngủ bà nhìn thấy những giọt nước mắt lăn trên má cô con gái của mình. Piccola đã giả vờ ngủ và không trả lời khi mẹ giục đi ngủ.
Tuần đó không ai nhìn thấy Piccola chạy trên đường phố. Cũng không ai nhìn thấy cô từ rừng đi về như thường lệ mang theo con thỏ bẫy được về nhà để cho bữa tối. Cô ở nhà và không ai biết được chuyện gì đã xảy ra.
Trong thời gian đó, bọn trẻ thường đặt những đôi giày của chúng ra để chờ thánh Nicolas đặt quà vào đó. Nhưng rất lâu bọn trẻ của ngôi làng này không nhận được món quà nào cả. Hàng năm bố mẹ của Piccola thường kiếm một chút gì đó làm quà bỏ vào giầy cho cô con gái của mình, khi thì một cái dây ruy- băng, khi thì ba cái cúc màu xanh da trời. Nhưng năm nay lại chẳng có gì cho cô cả. Mẹ cô cảm nhận được nét buồn trên khuôn mặt cô.
Đêm Nô- en đã đến, Piccola cũng để đôi giày của cô ra để chờ thánh Nicolas để quà vào đó. Nhưng dường như thánh Nicolas đã quên hẳn ngôi làng xa xôi hẻo lánh này và quên hẳn cô gái cô đơn này. Đêm đó bố Piccola đã mơ nhưng ông không thể nhớ được những gì diễn ra trong mơ.
Trong mơ ông cảm thấy cái nóng của giữa trưa mùa hè mà chắc hẳn phải hắt vào từ cửa sổ không đóng của Piccola. Mặc dù bị vợ ngăn lại nhưng ông vẫn đi tới phía chiếc thang đi lên gác xép của Piccola, nhẹ nhàng để không đánh thức cô dậy, ông tháo chốt và mở cửa chớp. ánh sáng tràn ngập căn phòng, và ông nghĩ là ông nhìn thấy một vật gì đó bay xuyên qua.
Có lẽ chẳng có gì, ông nghĩ, tự nhiên cảm thấy mệt và ông đã trở lại đi ngủ ngay. Sáng hôm sau Piccola thức giấc và cảm thấy khoan khoái hơn kể từ khi con sẻ bỏ đi. Một ngày nắng đẹp và ấm áp hơn – nhưng liệu đêm hôm qua cô có mở cửa sổ không? Piccola không thể nhớ những gì cô làm tối qua. Cô chỉ nhớ rằng đó là đêm Giáng Sinh và Thánh Nicolas đã không thể đến thăm một làng nghèo xa xôi hẻo lánh, và một đứa trẻ cô đơn như cô, ý nghĩ đầu tiên đã làm cô rất buồn, nằm trên giường nghĩ ngợi, và cô quyết định sẽ xua tan mọi buồn phiền, cô trèo ra khỏi giường, lấy giầy và đi và nhìn vào, kiểm tra kỹ giầy của cô, cô phát hiện thấy có cái gì đó trong giầy của cô, cô nhìn kỹ thì ra đó là con chim sẻ của cô, chắc là nó đã bay qua cửa sổ vào ban đêm, và nó đã nằm vào chỗ trước đây của nó trên giường.
piccola
Nó nháy mắt với cô bé và con chim thông minh cất tiếng chíp chíp chào cô. Cô đã đúng – Thánh Nicolas đã không thể đến với ngôi làng nhỏ bé và với cô bé cô đơn được, nhưng người đã không quên cô, người đã gửi con chim sẻ lại cho cô như một món quà Giáng Sinh. Kể từ đó con chim nhỏ không bao giờ rời khỏi cô, nó luôn ở bên cô như một niềm an ủi đối với cô bé nghèo cô đơn Piccola.
Truyền thuyết về ba túi vàng của Thánh Ni-kô-la
Khi Thánh Ni-kô-la còn là Giám mục nhà thờ Myra, tại xứ này có ba trinh nữ xinh đẹp, con gái của một nhà quý tộc. Theo phong tục ở đây nếu các thiếu nữ không có của hồi môn thì không được phép kết hôn. Nhưng vị quý tộc nọ lại rất nghèo không có tài sản gì đáng giá để cho các con làm của hồi môn, vì thế ba thiếu nữ không được phép kết hôn.
Càng ngày người cha càng trở nên nghèo khó hơn và ông không thể mua sắm quần áo ấm cho các con mình, ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và buồn phiền khi thấy các con mình khóc vì lạnh và đói.
Một ngày nọ vị thánh Ni-kô-la biết được nỗi buồn phiền của gia đình họ. Đêm hôm đó người mang một túi đầy vàng đến trước cửa nhà người quý tộc nọ và ném túi đó qua cửa sổ vào giường ngủ của các cô gái.
Tiếng rơi của túi vàng làm người cha rất ngạc nhiên, ông liền đi đến chỗ phát ra tiếng kêu và nhìn thấy có một chiếc túi ở trên giường. Ông liền mở ra và vô cùng ngạc nhiên và vui sướng khi thấy đầy vàng ở trong túi.
Ông liền đánh thức các con của mình dậy và ông cho cô con gái lớn của mình gần hết túi vàng để làm của hồi môn, nhờ có túi vàng này cô con gái lớn của ông được phép kết hôn với người mình yêu.
Vài đêm sau thánh Ni-kô-la lại đến nhà người quý tộc nghèo nọ và người lại ném một túi đầy vàng cho gia đình họ, và cũng nhờ có túi vàng này làm của hồi môn mà cô con gái thứ hai của người quý tộc nọ được lấy người cô yêu.
Lúc đó người quý tộc rất băn khoăn không biết ai đã thầm giúp đỡ gia đình ông, vì thế ông rất mong sẽ gặp được ân nhân đã giúp gia đình mình để cảm tạ. Ông mong tìm ra người đã giúp đỡ gia đình ông vì thế ông hàng đêm ông đã thức và chờ bên cửa sổ để đợi ân nhân, và một hôm thánh Ni-Kô-La lại mang túi vàng thứ ba đến cho gia đình quý tộc nọ giúp cho cô út của gia đình có của hồi môn để cô có thể kết hôn.
thanh-nicolas-small
Khi người vừa tung túi vàng lên để ném qua cửa sổ như mọi lần thì người cha ôm chầm lấy tay người, hôn lên tay người và không cầm được nước mắt thốt lên:
” Ôi Thánh Ni-kô-la tốt bụng! tại sao người lại dấu chúng con?”
Thánh Ni-kô-la ôn tồn nói: “Nó chẳng đáng gì, ta chỉ muốn giúp đỡ các con chiên của ta thôi, hãy đứng lên đi con và con phải hứa với ta một điều”.
Nghe thánh Ni-kô-la nói thế người cha đáp lại: ” Vâng, con xin hứa sẽ thực hiện mong muốn của người xin người hãy nói”.
Thánh Ni-kô-la nhân từ luôn giúp đỡ mọi và chẳng bao giờ đòi hỏi gì cả nói với vị quý tộc nọ: “Ta chỉ cần con không nói cho ai biết điều này là được”.
Lịch sử cây Giáng Sinh
Truyền thuyết về thánh Boniface, một thầy tu người Anh, người đã sáng lập ra nhà thờ đạo Cơ Đốc ở Pháp và Đức kể rằng, một hôm trên đường hành hương ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần.
Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm!. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
cay_giang_sinh
Tương truyền, một lần thánh Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ngài thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ngài đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ.
Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ngài đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm.
Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung Cổ, những vở kịch về đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eve ở vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm.
Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây. Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16.
Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thuyết của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng sinh vào một đêm Noel lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Những người lính phe Liên Bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành thông Giáng sinh, đã bỏ nơi canh gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ 19, Hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh mỳ gừng. Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó.
Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Giáng sinh lần đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ đều coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn nhằm tăng tiền quyên góp cho nhà thờ.
Năm 1851 một mục sư người Đức đặt một cây Giáng sinh trước nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên vào những năm 1890 nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng sinh trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ, cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn một mét rưỡi, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng sinh, và 20 năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Ca-na-đa và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau.
Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng sinh tới, một cây Giáng sinh lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam BritishColumbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Giáng sinh đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng sinh.
cay-thong-Courtesy_U.S._Senate
Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Giáng sinh rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Canada cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng sinh tuyệt vời từ tháp Hoà Bình Carillon vang đến. Hàng thủy tùng Ailen mười sáu cây tỏa sáng lung linh trước quảng trường Union của Prancisco.
Tại trung tâm Rockefeller ở NewYork, một cây Giáng sinh khổng lồ luôn lấp lánh bên cửa ra vào trước sân trượt băng.
Tại thủ phủ Wasington, chính tổng thống đã thắp sáng cây vân sam trên bãi cỏ trước cửa nhà Trắng, 50 quả bóng bay lớn nhiều màu sắc được trang hoàng trên cây tượng trưng cho 50 bang.
Một cây thông Nauy cao lớn đã tôn thêm vẻ duyên dáng cho quảng trường Trafalgar ở London. Đối với dân trong các thành phố thì lễ trang hoàng cây thông Nô-en báo hiệu một mùa Giáng sinh đã đến.
cay-thong-giangsinh1
Từ năm 1947, những người ở Oslo hàng năm thường tặng một cây vân sam Na-uy cho những công dân của London, đối với mọi người ở những thành phố này cũng như những thành phố khác thì lễ thắp đèn cho cây đánh giấu sự bắt đầu của một lễ Giáng sinh.
Nguồn gốc ngọn nến thắp cây Giáng Sinh
Có bao giờ bạn tự hỏi nến thắp trên cây Giáng Sinh có nguồn gốc từ đâu? Liệu có phải nó đến từ nước Mỹ?
Theo tạp chí “Country Living” cho hay, nến thắp trên cây Giáng Sinh mang những nét riêng của mỗi nước. Khi những người lính Hessian đóng quân ở Trenton vào năm 1776, họ đã giới thiệu cây Giáng Sinh và cách trang trí cây Giáng Sinh bằng những cây nến. Phong tục này được duy trì cho đến năm 1895 khi mà Ralph Morris, một người làm công cho công ty điện thoại ở New England, trang hoàng cho cây Giáng Sinh bằng đèn điện, được sản xuất để sử dụng cho tổng đài.
Ở Úc, hầu hết mọi người đều dùng nến để trang trí cho cây Giáng Sinh trong nhà, còn những đèn điện dùng để trang trí cho cây Giáng Sinh ở cửa ra vào. Ở khu vực Bavarian của Đức cũng có phong tục như vậy.
dot-nen-cay_noel1
Dennis Langthjem trong lần nói chuyện với Christmas.com cho biết “ở Đan Mạch chúng tôi đi vòng quanh cây Giáng Sinh để thắp nến trang trí cho cây vào đêm Nôen, nhưng sau khi làm dấu xong, chúng tôi lại bật đèn điện trang trí cho cây Giáng Sinh”.
Ngày nay tại các cửa hàng của Mỹ đều bán nến và những kẹp nến dùng để trang trí cho cây Giáng Sinh, điều này có vẻ như mọi người đang dần quay trở lại với thời kỳ mà người ta dùng nến để trang trí cho cây Giáng Sinh.
Merry Christmas
Merry Christmas! Chúc giáng sinh vui vẻ! Đó là lời chúc vang lên khắp nơi, với mong ước mọi người được vui vẻ, dù họ có đạo hay không. Bởi từ lâu, lễ Noel đã trở thành lễ hội chung vui của tất cả mọi người. Nhưng để ngày này thực sự vui thì cần có bàn tay chu đáo, khéo léo của những bạn gái góp phần quan trọng.
merry_christmas-small
Đó là bạn biết chuẩn bị hay cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tạo ra một không khí giáng sinh vui vẻ để cùng nhau sum họp, thưởng thức dù bạn đang ở giữa thành phố đông đúc hay một miền quê yên bình. Cuộc vui ấy có thể ở trong một căn phòng có máy lạnh hay giữa thiên nhiên thoáng đạt thì hiệu quả vẫn như nhau… ”Bữa tiệc” ấy gồm những “món” sau đây:
Âm nhạc
Đây là “món” chính, làm nên không khí lẫn hương vị của đêm giáng sinh. Nếu có những người biết chơi đàn hoặc những bài hát giáng sinh truyền thống nổi tiếng như “Silent night”, “Jingle bell” hay “Đêm đông lạnh lẽo” và một số bài hát khác về giáng sinh là điều tuyệt vời nhất. Còn nếu không biết đàn, hát thì bạn có thể mở nhạc từ băng, đĩa để cùng nhau thưởng thức không khí vừa thiêng liêng vừa rộn rã ấy…
Màu sắc
Đó là những biểu tượng của lễ Noel, như một cây thông tự tạo với những trái châu, ngôi sao lấp lánh và những món quà nho nhỏ treo trên đó. Màu đỏ và màu xanh là màu chủ đạo. Như màu đỏ của trang phục ông già Noel, của hoa trạng nguyên, những dòng chữ trang trí và màu xanh của cây thông, của vòng lá nguyệt quế. Thêm nữa là màu trắng của tuyết.
Merry_Christmas
Thức ăn
Nếu bạn không tổ chức được tiệc mặn thì chỉ trái cây hay bánh kẹo và thêm một cái bánh kem hình khúc cây cũng rất rôm rả.
Tiếng cười
Một cuộc vui không thể thiếu tiếng cười, đây là lúc mọi người có dịp thể hiện óc hài hước, trào lộng và kể chuyện vui. Nhưng vui nhất chính là tình thân ái, khi mỗi người muốn những người chung quanh mình được vui vẻ, thoải mái trong một ngày cuối năm.
Giáng sinh trắng
Khi những bông tuyết bắt đầu rơi, bạn cũng có thể đem tuyết vào nhà mình bằng những món trang trí màu bạc lấp lánh.
Màu tuyết trắng ở miền nhiệt đới
Bên cạnh đỏ và xanh lá, trắng bạc là màu không thể thiếu khi bạn trang trí giáng sinh.
Ưu điểm của màu này là dễ bài trí, có thể phối hợp với bất kỳ gam màu nào mà vẫn giữ được nét sang trọng và tinh tế.
Ánh sáng đèn màu trắng hắt lên bề mặt chất liệu sẽ làm phản quang ánh bạc, càng tăng thêm hiệu quả lung linh, huyền ảo. Không gian dường như cũng trở nên sáng hơn, nhẹ nhàng và bắt mắt hơn, dù không quá rực rỡ.
merry-christmas-white
Đồ trang trí với gam màu trắng bạc rất đa dạng, từ những vật liệu mang màu sắc Noel như quả chuông, trái châu, cây thông, vòng nguyệt quế cho đến các sản phẩm decor như bình hoa, tượng… Nên chọn những góc phù hợp để bài trí cho thật linh động.
Chiếc ghế sẽ trở nên điệu đàng khi được đeo “trang sức” là những chiếc chuông màu bạc có điểm hoa tuyết. Một chùm chuông gió đung đưa bên song cửa sẽ mang đến khúc nhạc giáng sinh rộn ràng.
Mùa giáng sinh an lành giữa không gian trắng
Vài cây thông cách điệu, một vài trái châu trang trí trên bàn ăn sẽ làm cho không khí buổi tiệc gia đình thêm phần đầm ấm.
Trên góc bàn tiếp khách, hãy đặt một ít quả thông, ông già Noel vào chiếc khay thủy tinh bên cạnh hộp bánh kẹo. Chỉ vậy thôi, mọi người đã có thể hàn huyên trong không khí giáng sinh vui vẻ.
Tùy theo sự sáng tạo của mình bạn có thể đưa ánh bạc vào rất nhiều không gian khác nhau trong nhà như kệ sách, bàn làm việc hay góc bếp. Ánh bạc sẽ thổi vào đó một luồng sinh khí tươi mới, sinh động bên cạnh màu đỏ, xanh truyền thống.
Khúc nhạc White Christmas (giáng sinh trắng) đang vang lên khắp các nẻo đường. Nào bạn hãy bắt tay vào trang trí nhà mình nhé!
Điều ước Giáng Sinh của tôi
Năm đó, chúng tôi đón một mùa Giáng Sinh thật buồn khi phát hiện ra nguyên nhân tại sao ông ngoại bệnh nặng. Bác sĩ gọi đến gia đình tôi và báo rằng ông ngoại bị ung thư. Không chỉ vậy, chúng tôi còn biết rằng không thể mừng lễ cùng ông ngoại tại nhà vì ông phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Thế là chúng tôi kéo nhau đến bệnh viện thăm ông vào đúng ngày Giáng Sinh, nhưng ông yếu ớt đến nỗi không thể ngồi dậy để cùng vui với chúng tôi được.
cau-nguyen2
Suốt chín tháng tiếp theo, ông ngoại được đưa vào nhiều bệnh viện khác nhau, và được chuyển tới nhiều phòng điều trị khác nhau. Hầu như tôi không thể nhớ nổi những nơi mà ông đã đi qua.
Một ngày nọ, trong lúc đang nằm trên giường bệnh xem tivi, ông ngoại thấy một đoạn phim quảng cáo với con chó Jack Rusell đang bay qua bầu trời, tiếp theo là khẩu hiệu “Cuộc đời là một chuyến du hành – hãy hưởng chuyến đi đó.” Ông ngoại mê tít ngay. Khi cậu Shane tới thăm, ông không ngừng bàn tán về “con chó nhỏ xinh xắn trên quảng cáo”. Để chiều ý ông, cậu Shane đi tìm tấm hình con chó Jack Rusell giống y hệt con chó trên quảng cáo. Cậu mang nó vào bệnh viện và treo nó trên bức tường trắng trước mặt ông ngoại. Mỗi khi ông ngoại được chuyển sang phòng khác, ông lại cầm tấm hình đi theo.
Tháng Mười Hai, sức khỏe của ông ngoại không tiến triển như bác sĩ mong ước, họ khuyên ông nên đến gặp một bác sĩ đặc biệt ở Dallas. Mọi người đồng ý. Thế là ông ngoại được bay bằng máy bay cứu thương để tới một bệnh viện khác ở Texas.
Một ngày nọ, qua điện thoại, giọng ông trầm trầm nói với chúng tôi:
- Ông muốn nuôi một con chó Jack Rusell. Khi nào ông khỏe hơn, ông sẽ mua ngay một con.
Nghe vậy, chúng tôi biết rằng ý tưởng nuôi một con chó đang động viên ông tiếp tục đấu tranh, và đang cho ông niềm hy vọng.
Nhiều tháng trôi qua, ông ngoại phải chịu đựng thêm hàng chục ca mổ nữa để giúp ông chống lại ung thư. Lúc đó ông vẫn còn yếu lắm, nên tôi tự hỏi không biết ông có thể về nhà mừng Giáng Sinh được không. Tháng Mười Hai tới, mỗi buổi tối, lời cầu nguyện duy nhất của tôi là xin cho ông ngoại được về nhà. Tối nào tôi cũng cầu cho điều ước của tôi thành sự thật.
Rồi, ngay trước ngày Giáng Sinh, các bác sĩ nói ông ngoại có thể về nhà. Có sự giúp đỡ của cậu Shane, ông ngoại có thể ra bệnh viện và bắt đầu chuyến hành trình trở về.
Gia đình tôi rất xúc động khi nhận được tin này. Năm qua đúng là một năm rất khó khăn đối với chúng tôi. Vì ông ngoại sẽ có mặt ở nhà vào đêm trước Giáng Sinh, mọi người đều muốn làm một điều gì thật đặc biệt dành cho ông.
Ngay sau khi cái tên con chó Jack Rusell được nhắc tới, chúng tôi biết đó sẽ là một bất ngờ làm ông ngoại vui sướng. Nó là con chó trên bức tường trắng của bệnh viện mà ông ngoại ngắm suốt ngày. Nó là con chó giúp ông ngoại có được hy vọng sẽ bình phục. Thế là mẹ tôi, các cậu, các dì dò những trang quảng cáo trên báo để tìm kiếm một con chó Jack Rusell chính cống – làm quà cho ông ngoại.
Cuối cùng, ngay trước ngày Giáng Sinh, chúng tôi tìm ra một ngôi nhà có bán giống chó con Jack Rusell. Tôi quan sát bầy chó và chọn một con mà tôi tin rằng nó sẽ làm ông ngoại hài lòng.
Tối hôm sau, khi chúng tôi đang ngồi bên lò sưởi chơi đùa với con chó nhỏ, thì nhận được điện thoại của cậu Shane, báo rằng cậu và ông ngoại đang bị kẹt ở thành phố New York vì một cơn bão tuyết. Họ không thể về nhà vào tối hôm đó được. Tất cả chúng tôi đều thất vọng. Trước khi đi ngủ, tôi cầu nguyện một lần nữa, xin cho ông ngoại về nhà kịp Giáng Sinh. Ông đang ở gần chúng tôi quá mà!
Vào buổi sáng 25 tháng Mười Hai, tôi thức dậy và mở những gói quà nằm nơi gốc cây thông ra xem. Mặc dù chúng là những món quà tôi ưa thích, chúng không thể đền bù cho việc vắng mặt ông ngoại được. Suốt ngày hôm đó, gia đình chúng tôi sốt ruột và lo lắng chờ đợi tin tức của cậu Shane. Cuối cùng, không chịu đựng được nữa, chúng tôi quyết định sang nhà ông ngoại và chờ đợi ở đó. Chúng tôi chơi game, chơi ô chữ, cố gắng vui vẻ cho qua thời gian, nhưng càng về chiều chúng tôi càng cảm thấy buồn nản.
Rồi đột nhiên, có tiếng người bước lên bậc thang trước nhà. Tôi thò đầu ra xem, thấy cậu Shane đang ẵm ông ngoại bước vào nhà. Cậu phải ẵm vì ông yếu quá, đi không nổi sau cuộc hành trình dài đằng đẵng.
Chúng tôi hét toáng lên, reo hò khi hai người đàn ông bước vào bên trong. Cuối cùng thì họ cũng về tới nhà! Bất chợt, tiếng chó con sủa ăng ẳng lấn át cả sự kích động của chúng tôi. Trời, chúng tôi sẽ không bao giờ quên nét mặt của ông ngoại vào lúc đó. Hình như tôi chưa từng nhìn thấy ông toét miệng ra và cười tươi như vậy. Ông đang vui sướng quá mà! Thế là suốt đêm đó, ông ngoại và con chó Tara – tên mới của nó – cứ quấn lấy nhau trên chiếc ghế yêu thích của ông.
Trước khi ngày Giáng Sinh chấm dứt, điều duy nhất tôi mong ước đã trở thành sự thật. Ông ngoại của tôi đã về nhà.
dieu-uoc-small
Món quà Giáng Sinh
Qua-Giang-Sinh
Cách đây nhiều năm, có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn.
Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót và những bông hoa rực rỡ.
Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh.
Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ:
- Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?
Bà mẹ âu yếm vỗ về:
- Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi .
Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được.
Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên:
- Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!
Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ…
Noel một mình
noel-mot-minh
Giáng sinh đang đến gần nhưng bạn chưa biết phải trải qua kỳ nghỉ như thế nào trong tâm trạng một con bé thất tình. Trốn chạy ư? Không thể! Hãy tìm cho mình những niềm vui nho nhỏ để có một Noel ấm áp đầy yêu thương.
Đừng so sánh
Tốt nhất là không nên nghĩ về những Giáng sinh trước, khi bạn còn tay trong tay với một ai đó. Thay vì đắm chìm trong đau khổ, tiếc nuối quá khứ, hãy lập những kế hoạch thú vị cho năm nay.
Nên nhớ rằng chúng ta không thể lấy lại những gì đã mất, cứ hoài niệm về nó sẽ chỉ làm bạn bỏ qua những cơ hội mới mà thôi.
Nghĩ khác – làm khác
Hãy làm một điều gì đó thật khác biệt so với những hoạt động nhàm chán của năm trước. Tự thưởng cho mình một chuyến du lịch hay tụ tập hội bạn thân lại cùng đón ông già Tuyết ở những nơi công cộng. Đó cũng là lúc bạn nhận ra mình đã bị cuốn vào không khí sôi nổi cùng mọi người.
Bên gia đình
Bạn đã tự hỏi mình bao nhiêu mùa Giáng sinh không có mặt ở nhà chưa? Năm nay hãy dành khoảng thời gian đó cùng bố mẹ và cô em gái nhỏ.
Không còn gì hạnh phúc hơn khi cả nhà quây quần bên nhau cùng trang trí nhà cửa và thưởng thức món súp nóng hổi trong giai điệu nhạc du dương. Đừng quên tặng quà mọi người nhé, sẽ tuyệt hơn nữa nếu bạn tự tay đan tặng bố một chiếc khăn len.
Lưu giữ kỷ niệm
Thật thiếu sót nếu không ghi lại những khoảnh khắc ấm áp đó bằng thật nhiều ảnh hay chỉ đơn giản là những dòng nhật ký đầy cảm xúc. Giáng sinh năm sau bạn sẽ nhìn lại quá khứ với một tâm trạng khác hẳn phải không nào.
Một phút cho bản thân
Đêm Noel, hãy dành một khoảnh khắc nhìn lại mình và nhìn ra xung quanh. Bạn sẽ nhận ra rằng mình không hề cô đơn. Bên bạn là gia đình, là bạn bè thân thiết và cả những gương mặt không quen ở khắp nơi bạn qua. Họ chính là những thiên thần nhóm lên ngọn lửa ấm áp trong đêm giá lạnh – Đêm an lành!
25 ngày Giáng Sinh
Giáng sinh – một kỳ nghỉ quý báu đầy vui vẻ và hạnh phúc của gia đình nhưng chồng tôi, Shawn lại đang ở Iraq, cách nhà 6 nghìn dặm. Dĩ nhiên, tôi không vui và trái tim buồn bã khi nghĩ đến anh ấy. Sao lại có một lễ Giáng Sinh tồi tệ như năm nay?
Đây là lễ Giáng Sinh đầu tiên chúng tôi ở cách xa nhau kể từ khi làm đám cưới cách đây 6 năm. Và có một vài điều làm cho tôi buồn bã hơn. Đó chính là cô con gái của chúng tôi, Faith, mới 6 tháng tuổi, sinh ra khi bố vẫn đang ở Iraq. Con bé sẽ có lễ Giáng Sinh đầu tiên với mẹ…không có bố. Trái tim tôi đau nhói.
Tôi biết rằng tôi đang quá quan tâm đến điều mà tôi không thể nào thay đổi được. Nếu không có thiên thần bé nhỏ của tôi- Faith- thì nỗi buồn đã làm hỏng mất lễ Giáng Sinh năm nay, và tôi không muốn điều đó xảy ra với chúng tôi. Tôi cho rằng mỗi người xứng đáng nhận được một bữa tiệc bất ngờ và tự mình có thể làm mọi việc trở nên tốt đẹp.
Tôi bắt đầu suy nghĩ : làm thế nào để vui vẻ trong hoàn cảnh bất hạnh này? Làm thế nào tôi có thể mang lại lễ Giáng Sinh vui vẻ cho tất cả chúng tôi? Tôi biết rằng Shawn thật khó để có được tâm trạng tốt khi anh ấy chỉ nhìn thấy toàn sa mạc thay vì nhìn thấy tuyết rơi ở bắc Dakota hoặc cây thông noel. Điều đó làm cho tôi nảy ra một ý tưởng: Tại sao anh ấy lại không thể thấy tuyết, hoặc ít ra là một cây Noel?
Tôi quyết định gửi cho anh ấy gói quà có lời đề tựa là “25 ngày Giáng Sinh”. Có 25 món quà, từng món quà gợi nhớ đến những ngày Giáng Sinh tuyệt vời của chúng tôi. Tuy nhiên, có một nguyên tắc nhỏ cho từng gói quà: anh ấy chỉ được mở mỗi ngày một gói cho đến ngày lễ Giáng Sinh. Tôi biết rằng làm như vậy sẽ khó cho Shawn nhưng điều đó sẽ cho anh ấy có hy vọng mỗi ngày. Nghĩ đến những điều đó làm cho tôi thấy hạnh phúc.
Tôi cảm thấy thật vui khi gói những món quà dành cho lễ Giáng Sinh của anh ấy: một món quà có mùi của cây thông để anh ấy ngửi thấy mùi của Giáng Sinh, một cây nến để anh ấy thấy vị của Giáng Sinh, một đĩa CD để anh ấy nghe thấy âm thanh của Giáng Sinh, một vài chiếc hộp để anh ấy thấy tuyết của Giáng Sinh, một ít cacao nóng để anh ấy thưởng thức Giáng Sinh…Ồ, mà có thể anh ấy phải làm lạnh cacao! Và tất nhiên, một cây thông, có treo những chỉ dẫn đường về nhà.
Ngồi gói những món quà làm cho tôi thấy dạt dào cảm xúc cho ngày Giáng Sinh. Khi Shawn nhận được những món quà này, anh ấy sẽ gọi về cảm ơn tôi, tôi sẽ được nghe thấy giọng nói vui vẻ của anh ấy.
Tình yêu thật kỳ diệu, càng xa cách càng thấy sức mạnh của nó.
giangsinh-28-small
Thiên thần ở giữa chúng ta
Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc, gồm chín anh chị em, và chúng tôi ai nấy đều có gia đình, có con cái. Vào mỗi tối Giáng Sinh, tất cả gia đình chúng tôi tụ họp ở nhà người chị cả, tặng quà cho nhau, xem bọn trẻ diễn kịch vui về ngày Giáng Sinh, ăn uống, ca hát và đón mừng ông già Nô-en đến thăm.
giang-sinh-am
Vào Giáng Sinh năm 1988, vợ chồng tôi có bốn đứa con. Peter mười một tuổi, Leigh-Ann chín tuổi, Laura sáu tuổi và Matthew hai tuổi. Khi ông già Nô-en tới, Matthew sà vào lòng ông ấy, và suốt buổi tối, nó không nhường chỗ cho ai cả. Tối đó, bất cứ ai chụp hình chung với ông già Nô-en đều phải chụp chung với bé Matthew.
Hầu như không ai trong số chúng tôi biết rằng những tấm hình chụp với ông Nô-en và Matthew sẽ quý giá đến ngần nào. Năm ngày sau Giáng Sinh, bé Matthew dễ thương của chúng tôi chết vì một tai nạn ở nhà. Chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng. May mắn thay, chúng tôi nhận được nhiều sự nâng đỡ – từ gia đình và bạn bè – mới có thể vượt qua đau khổ đó.
Tôi biết năm đầu tiên sau cái chết của người thân là năm khó khăn nhất. Ta phải chịu đựng nhiều điều khi vắng mặt người thân yêu đó. Tôi cũng vậy. Sinh nhật và những ngày lễ đặc biệt trở nên buồn bã thay cho niềm vui. Khi chúng tôi đón mừng Giáng Sinh đầu tiên không có Matthew, tôi cảm thấy khó hòa nhập vào tinh thần ngày lễ. Và rồi, vào ngày 13 tháng Mười Hai, một chuyện kỳ diệu xảy ra, nâng đỡ tinh thần chúng tôi khi chúng tôi nghĩ rằng đó là điều không tưởng.
Chúng tôi vừa dùng xong bữa tối thì tiếng gõ cốc cốc nơi cửa trước. Khi ra mở cửa, chúng tôi không thấy ai. Tuy vậy, trên hàng hiên có một tấm thiệp mừng và một gói quà. Chúng tôi mở thiệp ra đọc, biết rằng người gửi quà muốn ẩn danh và muốn động viên chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong gói quà là cuộn băng cát sét với những bài hát Giáng Sinh được yêu thích nhất. Cuộn băng được bỏ trong một cây thông Giáng Sinh nhỏ bằng giấy bồi. Tấm thiệp giới thiệu rằng đó là “cây thông giấy”, một biến tấu của “cây lê giấy” trong bài hát “Mười Hai Ngày Giáng Sinh”.
Chúng tôi nhìn nhau nghĩ: món quà này thật tinh tế, và sự ân cần của “chú lùn nhỏ” khiến tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi bỏ băng vào máy cát-sét, và từng bài hát vang lên, tinh thần Giáng Sinh bắt đầu sưởi ấm tâm hồn chúng tôi.
Từ đó, hàng loạt các món quà từ người ẩn danh gửi đến chúng tôi – mỗi ngày một món quà cho đến tản ngày Giáng Sinh. Mỗi món quà đều tuân theo chủ đề “Mười Hai Ngày Giáng Sinh” một cách sáng tạo. Bọn trẻ nhà tôi rất thích món quà “bảy con chim thiên nga đang bơi.” Đó là một cái gỗ đựng những cục xà bông có hình dạng thiên nga, cùng với xấp vé vào cửa một hồ bơi địa phương – khiến bọn trẻ có thứ để mong đợi khi những ngày xuân ấm áp đến. Trong món quà “tám cô gái vắt sữa” có tám chai sữa sôcôla được dán những gương mặt bằng giấy, quấn tạp dề và đội mũ. Mỗi ngày là một món quà đặc biệt. Món quà “năm chiếc nhẫn vàng” được gửi đến đúng lúc chúng tôi dọn điểm tâm – đó là năm cái bánh vòng có màu vàng mật lấp lánh với vẻ mời gọi.
Ngày nào chúng tôi cũng nhận được nhiều cú điện thoại của gia đình, của hàng xóm, của bạn bè… hỏi han xem hôm đó chúng tôi nhận được món quà gì. Chúng tôi cùng kinh ngạc, cùng cười khúc khích trước tính sáng tạo và vẻ kỳ diệu mỗi khi nhận món quà ân cần đó. Bị thu hút vào niềm phấn khích và sự tò mò muốn biết món quà cùa ngày hôm sau là gì, hình như chúng tôi đã dần quên đi nỗi buồn đau. Điều mà chú lùn nhỏ đã làm thật là diệu kỳ.
Từ đó, mỗi năm, khi chúng tôi trang trí cho cây thông Giáng Sinh, chúng tôi treo lên đó các món quà đã nhận được, và cùng nghe lại bài hát “Mười Hai Ngày Giáng Sinh”. Chúng tôi gởi lời cám ơn “chú lùn nhỏ” – người mà chúng tôi nhận ra đó là Thiên Thần Giáng Sinh của chúng tôi. Chúng tôi không phát hiện được người đó là ai, mặc dù cũng có những nghi vấn. Thật ra chúng tôi thích như vậy hơn. Nó mãi mãi là một điều diệu kỳ – mãi mãi bí ẩn và thiêng liêng như lần Giáng Sinh đầu tiên.
thien-than
@http://www.longvuit.com/
Filed under: VĂN HÓA XÃ HỘI
« SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI HOA Ở VN Ba dòng thác khủng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét