Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi các bloggers Việt nam (*)
Kami
Theo:Kami’sblog RFA
-
CHÍNH PHỦ NƯỚC CH XHCN VN
Văn phòng Chính phủ
————
Hà nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011
Các bạn bloggers Việt nam thân mến!
Nhân ngày 01/4, tôi Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng nước Cộng hoà XHCN Việt nam, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN, xin được nhân danh một thành viên mạng xã hội facebook.com xin được gửi tới các bạn bloggers người Việt nam trong và ngoài nước lời chào trân trọng.
Thưa các bạn,
Trước sự phát triển như vũ bão của ngành Khoa học công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực truyền thông đặc biệt là mạng internet cùng với các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Multiply, Facebook… đã giúp cho tôi có điều kiện lắng nghe các tâm tư, suy nghĩ của các bạn bè của mình trên mạng xã hội Facebook. Tôi hết sức tự hào khi tham gia mạng xã hội Facebook với tư cách thành viên (cho dù trang cá nhân của tôi do người khác phụ trách thay), chỉ tiếc một điều tôi chưa làm được blogger vì khả năng có hạn, mặc dù thỉnh thoảng các bạn vẫn thấy các bài viết rất dài của tôi trên báo chí nhưng nó chỉ là môt hình thức cho sử dụng bút danh mà thôi. Nhưng nhờ đó tôi cũng hiểu được rằng những suy nghĩ đó của bạn bè cũng phản ảnh những đòi hỏi mà đa phần đồng bào và chiến sĩ cả nước mong muốn, vấn đề đó đặt ra cho tôi những yêu cầu phải nỗ lực hơn nữa trong công việc của mình với cương vị người đứng đầu Chính phủ.
Cũng qua việc theo dõi thông tin trên mạng xã hội và mạng internet, đặc biệt là thông qua các con tôi (cả dâu, rể) tôi cũng biết nguyện vọng chính đáng của đa số dân chúng và giới bloggers là đòi hỏi cải cách thể chế chính trị hiện nay theo con đường dân chủ hoá, đa nguyên đa đảng như các nước phát triển. Và cá nhân tôi cũng hiểu rằng đó là con đường duy nhất để đưa nước nhà đến chỗ thịnh vượng, hùng cường và nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của toàn thể nhân dân Việt nam. Nhưng trong thực tế việc điều hành công việc của người lãnh đạo Chính phủ không cho phép tôi làm được điều đó, nó dễ như mọi người tưởng, vì nguyên tắc lãnh đạo của đảng tôi là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Các bạn có tin rằng tập thể Bộ chính trị hiện nay có 15 người mà duy nhất chỉ có một mình tôi biết cách sử dụng internet, đúng như các members thường nói là “Chịu không cãi nổi vì chúng nó đông và ngu lắm”. Cũng nhờ vì vậy nên đã buộc dư luận xã hội đã phải cho rằng “Ông Nguyễn Tấn Dũng không làm Thủ tướng thì lấy ai làm?’, điều đó hẳn các bạn cũng biết rõ điều đó.
Thời gian vừa qua có một số người, một số bloggers, một số tờ báo cả lề phải và lề trái có những bài viết phê phán công tác điều hành kinh tế quá kém của Chính phủ mà tôi là người đứng đầu trong thời gian vừa qua. Mà theo bọn họ sau hơn 5 năm trong chức vụ Thủ tướng, vì sự ngu dốt, bất tài mà tôi đã đẩy nền kinh tế của Việt nam tới bờ vực của sự phá sản, điển hình nhất là vụ Vinashin với món nợ gần 4,5 tỷ USD. Lạm phát thì phi mã, chỉ số tiêu dùng thì tăng cao chóng mặt kéo theo đồng bạc VND mất giá từng ngày khiến dân chúng, đặc biệt là tầng lớp người lao động ăn lương khốn khổ v.v… Tình trạng này ngày càng gia tăng không có dấu hiệu kết thúc, nếu kéo dài dễ gây đến bất ổn xã hội tạo điều kiện cho một cuộc cách mạng Hoa gì đó trong tương lai gần.
Theo tôi, đó là những suy nghĩ hiểu lầm thiển cận, nông cạn, chưa thấu đáo của những người còn nhẹ dạ và ấu trĩ trong chính trị. Tôi tin rằng nếu khi họ đã hiểu được suy nghĩ và những mục đích dẫn tới hành động như trên của tôi thì họ sẽ hết lòng ủng hộ. Xin đừng quên rằng “Đường xa mới biết Ngựa hay”, nếu những người đó chịu khó so sánh thành tựu trong khâu phá hoại chế độ này giữa một mình cá nhân tôi và cả phong trào Dân chủ của các bạn thì sẽ rõ ai phá nhiều hơn ai?
Như trên đã nói trong thâm tâm tôi và mọi người trong gia đình mong muốn và luôn ủng hộ cho cuộc cải cách thể chế chính trị ở Việt nam, nhưng với cơ chế hoạt động của đảng và nhà nước hiện tại, đặc biệt là lực lượng quân đội và công an luôn đề cao khẩu hiệu “Còn đảng thì còn tiền” thì tôi không có đủ khả năng và sự can đảm để làm một Elsin hay Gorbachev của Việt nam, vì không muốn mình thành một con tốt như ông Trần Xuân Bách thứ hai. Muốn vậy thì ngoài mặt tôi luôn phải tỏ ra độc tài, công an trị nhưng bên trong bằng mọi cách tôi bằng mọi cách cố làm cho xã hội bất ổn, lòng dân ngao ngán bằng các quyết định, chỉ thị, nghị định loạn tùng phèo kể cả vi phạm Hiến pháp, như các vụ án CHHV, vụ án Hà giang… , hay như vụ ra Chỉ thị 11 cấm kinh doanh vàng miếng và đô la chợ đen đã đi ngược lại mong muốn của dân chúng và gần đây tôi đã chỉ thị dừng chặn một số trang mạng trong đó có mạng xã hội Facebook là một ví dụ. Đây là tôi đang áp dụng chước “Ném sâm củ” của Trung quốc, mà họ đã từng áp dụng trong việc đối phó với Việt nam trong giai đoạn 1978-1989, nghĩa là theo họ lúc ấy cho rằng không có cách gì phá kinh tế của Việt nam hữu hiệu bằng nuôi và tẩm bổ cho mấy đồng chí lãnh đạo Việt nam sống lâu để phá, so với bom nguyên tử, hay động đất 9-10 độ ricte hay song thần Tsunami v.v… hiệu quả gấp hàng trăm lần.
Nhân dịp ngày 01/4, theo gợi ý của con gái tôi, tôi xin viết ít dòng dưới dạng thư ngỏ gửi các bạn bloggers người Việt trong và ngoài nước để chia sẻ cũng như bầy tỏ thiện chí và suy nghĩ thật của mình về những vấn đề mà các bạn đang quan tâm tới vận mệnh đất nước và dân tộc. Đồng thời đề nghị các bạn hãy ủng hộ để tôi tiếp tục ở vị trí Thủ tướng – Người đứng đầu Chính phủ để hoàn thành nhiệm vụ với tổ quốc và dân tộc.
Xin gửi các bạn lời chào đoàn kết và chúc các bạn sức khoẻ, may mắn.
Thân mến.
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ
Nước CH XHCN Việt nam
P/s: Đây là bức thư do các đồng chí trong Ban thư ký của Thủ tướng đã viết theo chỉ đạo của tôi, do vậy có thể không phản ảnh quan điểm của tôi, xin được nói rõ để tránh phền hà cho cá nhân và gia đình. (NTD)
—
(*) Nhân ngày Cá tháng Tư
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
Ngày 27 tháng 3 năm 2011Adrian Hamilton (The Independent, Anh, 23/03/2011) – Sự cáo chung của cái thế giới mà chúng ta từng biết
Phạm Nguyên Trường dịch
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn bất định và thay đổi vô tiền khoáng hậu trên bình diện toàn cầu. Những cuộc chiến tranh và thiên tai, những tranh chấp về chính trị và kinh tế - mà chúng ta tưởng là đã biết - đã không còn như xưa nữa.
Ai đã nghĩ đến chuyện đó? Trả lời: không ai. Nếu đầu năm nay, một người nào đó nói rằng trước tháng ba, thế giới Arab không những sẽ bị rối loạn mà còn lật đổ được hai nhà độc tài cầm quyền lâu nhất ở đấy, rằng Liên hiệp quốc sẽ cho phép một cuộc can thiệp quân sự do Mĩ dẫn đầu vào một nước Hồi giáo và rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị sóng thần tàn phá, thì người đó sẽ bị coi là một kẻ dối trá yếm thế, đang đi tìm những thứ mà hắn mơ tưởng chứ không phải những thứ mà hắn có thể tiên đoán.
Thế mà chúng ta lại đang ở đây, vừa mới bước vào thập kỉ thứ hai của thế kỉ, và tất cả những điều vừa nói đã xảy ra rồi. Nhưng không chỉ việc bất khả dự đoán đã làm cho các sự kiện này trở thành quan trọng đến thế - không dự đoán được luôn là một phần của đời sống của con người – mà là những thay đổi sâu sắc mà chúng tạo ra làm cho người ta nghĩ rằng đây là thời khắc làm nên lịch sử.
Đầu tiên và quan trọng nhất chính là cuộc nổi dậy hoàn toàn bất ngờ trong thế giới Arab. Bạo loạn không phải là điều mới mẻ ở Trung Đông. Một nửa những người cầm quyền ở đấy là kết quả của những cuộc đảo chính diễn ra cách đây một thế hệ. Nhưng lần này thì khác. Nó diễn ra một cách tự phát, nó lan qua các đường biên giới nhờ Twitter và điện thoại di động và có vẻ như không phải là do một nhóm chính trị và một tổ chức cụ thể nào.
Hàng chục năm qua người Arab ở Bắc Phi và vùng Vịnh dường như đã chấp nhận tình trạng là chế độ dân chủ - nếu quả thất có một chế độ như thế - chỉ là cái lá nho che đậy, giúp cho các ông vua hay những tổng thống giành được đến 99% số phiếu ủng hộ, giúp họ đàn áp những người bất đồng và tưởng thưởng cho gia đình mình và cánh hẩu của mình lợi ích thu được từ dầu mỏ và bất cứ sự phát triển nào. Dĩ nhiên là chủ nghĩa thực dân mới cũng có phần nào đáng trách, và đã bị bị chê trách rồi. Nhằm bảo vệ cho “sự ổn định” được tung hô một cách quá đáng và vì những lí do còn bẩn thỉu hơn là tiền và dầu hỏa mà các chính phủ phương Tây yểm trợ cho các chế độ ở Saudi Arabia, ở vùng Vịnh và trên khắp Bắc Phi, mà theo bất cứ tiêu chuẩn tiến bộ bình thường nào thì cũng đáng quẳng vào đống rác của lịch sử từ cách đây mấy thế hệ rồi.
Đây là một đặc điểm mới, đáng chú ý trong các sự kiện vừa qua. Lời kêu gọi chung nhất của chúng không phải là yêu cầu cụ thể nào đó mà là lời kêu gọi thay đổi của những giai tầng và nhóm người đã quá mệt mỏi vì nạn tham nhũng và tình trạng lố bịch trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội. Họ muốn tự do, nhưng trên hết, họ muốn lật đổ cơ cấu quyền lực hiện hữu mà họ cho rằng đã thu hẹp chân trời và ngăn cản khả năng hoạt động của họ.
Thanh niên thất nghiệp là tác nhân quan trọng nhất. Chỉ cần nhìn vào các con số thống kê là ta thấy ngay rằng những nước đang có biểu tình hiện nay đều có từ 30 đến 40% dân số có tuổi dưới 25 và khoảng 20% thanh niên ở đó không có việc làm. Đấy không phải là vấn đề của riêng thế giới Arab – chỉ cần nghĩ về châu Âu là ta có thể tìm thấy sự tương đồng – nhưng đây là trường hợp đặc biệt nhất, đây là lúc nồi áp suất đang sắp nổ tung. Người ta có thể kể thêm các tác nhân khác, thí dụ như quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở ngay cả các nước nghèo nàn nhất. Trước đây cũng đã từng có những cuộc biểu tình của những người nông dân không có ruộng đất và đói khát, nhất là ở châu Á, nhưng cái làm cho những cuộc bạo loạn này trở thành có sức mạnh rời non lấp bể là đám đông – theo tiếng gọi nhanh như gió của tin nhắn trên điện thoại di động - có thể lập tức tụ tập lại trên các quảng trường.
Có thể thấy thêm một đặc điểm nữa, nó làm cho phong trào này có một ý nghĩa đặc biệt và gây bất ngờ, đấy là vai trò nổi bật của phụ nữ trong các cuộc biểu tình. Ống kính và micro của các phóng viên đã nhiều lần chộp được trong đám đông những người biểu tình các diễn giả là những người phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi, mà họ lại nói năng cực kì lưu loát. Có thể điều đó cũng làm gia tăng ý nghĩa của các sự kiện. Nói trước ông kính chưa chắc đã phải là dấu hiệu của quyền lực. Nhưng rõ ràng là giáo dục, nhất là trong những nước theo thế tục một cách hình thức như Ai Cập, Tunisia và Iran theo dòng Shia, đang tạo ra một thế hệ mới những người phụ nữ có học vấn, những người có quan điểm riêng và nghiêm túc về xã hội và chính trị.
Một sự ngạc nhiên lớn nữa của phong trào này và nó cũng làm cho các “chuyên gia” về Trung Đông bất ngờ là tốc độ mà những cuộc biểu tình tuần hành bất bạo động đã lật đổ hai nhà độc tài đã cầm quyền trong một thời gian dài là tổng thống Mubarak của Ai Cập và tổng thống Ben Ali ở Tunisia, hầu như không cần phải chiến đấu và chỉ trong vòng vài tuần sau khi những tín hiệu bất đồng đầu tiên xuất hiện. Có thể nói đến đủ mọi nguyên nhân vì sao chuyện đó lại xảy ra ở hai nước này chứ không xảy ra ở các nước Libya, Bahrain hay trong thời điểm hiện nay là Yemen. Dầu mỏ là một tác nhân. Của cải do dầu mỏ mang lại đã được những người cầm quyền và bạn bè thân cận của họ tích lũy có thể giúp họ dễ dàng mua chuộc lòng người, để người dân không đòi hỏi thay đổi. Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác đang liều lĩnh làm như thế. Là những nước không có nhiều dấu khí lại có đông dân, Tunisia và Ai Cập không có nguồn lực để có thể xoa dịu dân chúng khi giá hàng hóa tăng cao như những nước kia.
Một nguyên nhân nữa là quân đội. Giành được quyền lực nhờ một vụ đảo chính quân sự, việc đầu tiên mà đại tá Gaddafi làm khi lên cầm quyền là vô hiệu hóa lực lượng vũ trang, không trang bị và không trả lương cho quân đội, trong khi đó ông ta lại xây dựng những nhóm vũ trang đặc biệt, được trang bị tốt và trả lương cao, tập trung xung quanh ông ta. Đấy chính là chỗ dựa của ông ta trong những tuần trước khi vùng cấm bay được áp đặt, nhưng do quân số hạn chế cho nên hiện nay ông ta cũng sẽ dễ bị tổn thương.
Mặt khác, ở Tunisia và Ai Cập quân đội đóng vai trò quan trọng hơn nhiều, nhưng trong quá khứ họ lại giữ vai trò trung lập. Khi lực lượng an ninh của Mubarak và Ben Ali không thể giải quyết được đám đông thì họ buộc phải kêu gọi quân đội can thiệp. Và cũng giống như sự sụp đổ của Liên Xô ở Đông Âu, quân đội và cảnh sát không chịu bắn vào đồng bào của mình và điều đó cuối cùng đã quyết định số phận của chế độ. Nếu có thể hi vọng là sự thay đổi cũng có thể diễn ra ở Yemen thì cũng là do nguyên nhân vừa nói. Máu của thường dân đổ xuống sẽ làm cho các tướng lĩnh buồn nôn.
Dĩ nhiên là từ phân tích như thế có thể dự đoán rằng cuộc nổi dậy cuối cùng sẽ chẳng thay đổi được gì, rằng quân đội sẽ tiếp tục trò chơi của mình, họ sẽ bảo vệ quá khứ và họ không phải là cây cầu dẫn tới tương lai, rằng việc đàn áp người biểu tình ở Bahrain sẽ là qui luật chứ không phải ngoại lệ và các chuyên gia về Trung Đông sẽ tuyên bố: “Thấy chưa, chúng tôi đã đúng, đấy bao giờ cũng chỉ là hiện tượng nhất thời. Thế giới Arab sẽ chẳng bao giờ có thay đổi thật sự”. Có thể không phải như thế. Hiện nay không ai có thể nói chắc được kết quả. Nhưng dự đoán vừa nói đã bỏ sót một điểm. Người dân trong thề giới Arab đã vùng lên trong một cuộc phản đối bất bạo động. Họ tuyên bố rằng không muốn sống như trong quá khứ nữa. Dù có kết cục như thế nào thì điều kiện thảo luận và tương lai chính trị cũng không còn như xưa nữa.
Hơn thế nữa, lần này người dân Arab đã tự mình làm lấy. Đây là lần đầu tiên trong suốt nửa thế kỉ qua và lâu hơn nữa khi tiếng thét bất bình (ngoại trừ Gaddafi đã bị dồn tới chân tường) không nhắm vào chủ nghĩa đế quốc phương Tây nói chung và Mĩ nói riêng. Người ta cũng không đổ hết tội lên Israel, mặc dù những người đại diện cho Israel cùng với một người hiện đã mất tín nhiệm là Tony Blair tiếp tục than vãn rằng phải giữ không cho Liên đoàn Hồi giáo tham gia vào chính trị, làm như thể trong nội các của họ không có những người tôn giáo cực đoan, một thành phần của liên minh cầm quyền vậy.
Đây là phong trào Arab, do những người Arab lèo lái và hành động một cách cực kì dũng cảm mà không cần dựa vào phương Tây (ngoại trừ Libya). Ngay cả ở Bahrain cũng không thấy có những lời kêu gọi lực lượng bên ngoài và hầu như không có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng Iran đã khuấy động tình hình, mặc dù hoàng gia và nước Saudi Arabia láng giềng tuyên truyền như thế. Không ai có thể đánh giá hết được giá trị tiềm tàng của nó đối với thế giới, nơi mà bao giờ người ta cũng coi Trung Đông là nguồn gốc của ác nghiệp không thể nào cải tạo được. Dù người Arab có đi về đâu thì tất cả những nước mà nạn tham nhũng đang hoành hành và các chính phủ độc tài đang cai trị (xin nghĩ đến Nga và Iran,chưa nói Trung Á) cũng có thể sẽ đi theo họ.
Cũng không được đánh giá thấp phản ứng của thế giới đối với hậu quả của các cuộc nổi dậy này. Khi việc can thiệp quân sự vào Libya chuyển từ giai đoạn cứu Benghazi sang giai đoạn tranh luận về mục tiêu của cuộc chiến, người ta cũng dễ dàng trở thành những kẻ vô liêm sỉ khi bàn về động cơ và hành động của những người liên quan. Những chuyện đó đều có thể dẫn đến rối loạn và bất đồng trong hàng ngũ liên quân. Nhưng sự kiện là lần này phương Tây đã chờ đợi cho đến khi có sự ủng hộ của thế giới Arab và quan trọng hơn là đã hành động thông qua Liên hiệp quốc. Đầu năm nay Liên hiệp quốc có vẻ như đã bị cho ra rìa, đấy là khi tổng thống Obama theo đuổi những mục tiêu riêng của mình và đa số các nước khác cũng không coi Liên hiệp quốc ra gì.
Nhưng sẽ là ngây thơ khi nghĩ rằng thời đại hợp tác quốc tế mới đang đến gần. Đại tá Gaddafi là người có tư chất hiếm hoi trong việc liên kết mọi người nhằm chống lại ông ta. Hành động của ông ta thiếu nhất quán và chỉ chăm chăm vào bản thân mình đến nỗi chỉ có Zimbabwe (đấy là lí do mà ông ta ủng hộ nước này) là lo lắng cho ông ta mà thôi. Sự phối hợp của các sự kiện như thế có vẻ như sẽ không lặp lại ở Bahrain hay Yemen hoặc ở bất kì nơi nào khác. Nhưng điều đó cũng không che được mắt chúng ta trước các sự kiện: lần này Mĩ chỉ là người lãnh đạo bất đắc dĩ của liên minh phương Tây, cuộc can thiệp chỉ có thể xảy ra sau khi được thế giới Arab ủng hộ và Liên hiệp quốc lại được coi là – tương tự như thời chiến tranh lạnh – tổ chức mà sự hợp tác có thể và cần phải dựa vào.
Nếu các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab là một nửa của những sự kiện bất ngờ trong năm nay: các công dân Arab có thể vùng lên, không cần sự can thiệp của phương Tây, họ đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng trong việc lật đổ hai nhà độc tài đã cầm quyền trong thời gian dài, các cuộc nổi dậy đều là tự phát, được tổ chức bằng điện thoại di động chứ không phải là do các nhóm chính trị, kết quả là sự can thiệp của liên minh Hối giáo-phương Tây và sự chấp thuận của Liên hiệp quốc – thì sự kiện cực kì quan trọng khác chính là động đất và sóng thần diễn ra sau đó ở Nhật Bản.
Động đất và sóng thần dĩ nhiên không phải là sự kiện mới. Nhật là nước nằm ở trung tâm khu vực động đất, họ đã chuẩn bị hàng chục năm rồi, họ đã áp dụng những tiêu chuẩn xây dựng nghiêm ngặt nhất, đả xây kè dọc bờ biển. Điều không lường trước được là sức mạnh của tự nhiên, sóng biển đã tràn qua bờ kè và cuốn trôi hết mọi thứ từ xe tải tới nhà cửa và các công trình xây dựng khác, và tạo ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất kể cuộc các vụ ở Three Mile Island và Chernobyl. Sự kiện là điều đó đã xảy ra ở đất nước có trình độ công nghệ và kĩ thuật cao và đã chuẩn bị kĩ lưỡng như Nhật Bản đã buộc các dân tốc khác, cả phát triển lẫn đang pháy triển, phải nhìn lại chính mình.
Cuộc khủng hoảng dĩ nhiên là chưa chấm dứt, mặc dù nó đã đẩy câu chuyện về Libya xuống hàng thứ hai. Càng biết nhiều thì chúng ta càng nghĩ nhiều về những căn bệnh cũ của Three-Mile Island: bỏ qua những cảnh báo về an toàn, quan hệ nồng ấm giữ cơ quan quản lí và cơ quan vận hành, che dấu mức độ nghiêm trọng của vấn đề trước khi nó bùng nổ. Đối với người Nhật, điều đó sẽ gây ra những hậu quả đáng kể đối với niềm tin vào chính phủ và doanh nghiệp của họ. Còn đối với toàn thế giới thì đấy là lời cảnh báo rằng khi lò phản ứng nóng chảy và phóng xạ thoát ra ngoài thì hậu quả sẽ không chỉ là sức khỏe của con người mà còn lương thực và môi trường nữa.
Hơn thế nữa, khi động đất và sóng thần xảy ra trong một đất nước công nghiệp hiện đại đã làm dấy lên những nỗi sợ hãi và lo lắng về sức mạnh của tự nhiên mà con người chưa thể chế ngự được. Ảnh hưởng thật sự của quá trình nóng lên có thể là không lớn. Nhưng trong quan niệm của xã hội thì tự nhiên vẫn mạnh hơn công nghệ và loài người có vẻ như đã đi quá đà. Nhật Bản biết mình nằm trên đường đứt gãy địa tầng và đã chuẩn bị, nhưng hóa ra là những cố gắng của họ cũng chẳng là gì trước sức mạnh áp đảo của tự nhiên. Sợ thiên nhiên và sợ hạt nhân là hai tài sản mà cái đất nước tưởng rằng đã chuẩn bị kĩ vừa nhận được.
Những lí do khác để có thể tuyên bố đây là thời khắc quan trọng của lịch sử chỉ là phỏng đoán. Những sự kiện trong lịch sử chỉ có ý nghĩa quan trọng vì nó tác động trong khung cảnh rộng lớn hơn. Chúng ta đã trải qua cuộc khủng hoảng ngân hàng và tài chính năm 2007-2009. Đã có nhiều người dự đoán rằng đây là sự cáo chung của chủ nghĩa tư bản mà chúng ta đã biết, là sự khởi đầu của sức mạnh bá quyền mới của Trung Quốc và Ấn Độ, là sự xuất hiện của thế giới mới, bị quá trình thay đổi khí hậu trói chân trói tay.
Không có chuyện gì như thế cả. Những biện pháp được sử dụng nhằm giải quyết khủng hoảng ngân hàng và núi nợ nần ở phương Tây cũng vẫn là những biện pháp cũ, thường được sử dụng trước đây. Chủ nghĩa tư bản đã không sụp đổ. Các chính phủ và người tiêu dùng cũng hành xử không khác trước bao nhiêu.
Nhưng các cuộc khủng hoảng lớn như thế không thể không tạo ra thay đổi. Các sự kiện trong thế giới Arab và ở Nhật Bản rõ ràng là những hiện tượng đặc biệt đối với chính họ. Song những tình cảm mà nó tạo ra đối với trật tự cũ, cái trật tự vẫn diễn ra từ trước đến nay, nhưng không còn đáp ứng được kì vọng của người dân, thì không có gì đặc biệt.
Xin hãy xem xét danh mục những điều người dân kêu ca: nạn tham nhũng làm giàu cho một ít người nhưng lại đè nén quá nhiều người, hệ thống chính trị (cả dân chủ lẫn độc tài) đã đánh mất niềm tin của người dân, các giải pháp công nghiệp không thể đối đầu được với thảm họa. Đấy là những tiếng kêu của rất nhiều người trên thế giới.
Nếu nhân tố chủ yếu của những sự kiện hiện nay là không thể dự đoán được thì chỉ có người ngu mới đoán xem chúng sẽ dẫn tới đâu. Nhưng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng lịch sử đang vận động và chúng ta mới ở giai đoạn khởi đầu của cuộc vận động mà thôi.
Phạm Nguyên Trường dịch
Chúng ta đang sống trong một giai đoạn bất định và thay đổi vô tiền khoáng hậu trên bình diện toàn cầu. Những cuộc chiến tranh và thiên tai, những tranh chấp về chính trị và kinh tế - mà chúng ta tưởng là đã biết - đã không còn như xưa nữa.
Ai đã nghĩ đến chuyện đó? Trả lời: không ai. Nếu đầu năm nay, một người nào đó nói rằng trước tháng ba, thế giới Arab không những sẽ bị rối loạn mà còn lật đổ được hai nhà độc tài cầm quyền lâu nhất ở đấy, rằng Liên hiệp quốc sẽ cho phép một cuộc can thiệp quân sự do Mĩ dẫn đầu vào một nước Hồi giáo và rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị sóng thần tàn phá, thì người đó sẽ bị coi là một kẻ dối trá yếm thế, đang đi tìm những thứ mà hắn mơ tưởng chứ không phải những thứ mà hắn có thể tiên đoán.
Thế mà chúng ta lại đang ở đây, vừa mới bước vào thập kỉ thứ hai của thế kỉ, và tất cả những điều vừa nói đã xảy ra rồi. Nhưng không chỉ việc bất khả dự đoán đã làm cho các sự kiện này trở thành quan trọng đến thế - không dự đoán được luôn là một phần của đời sống của con người – mà là những thay đổi sâu sắc mà chúng tạo ra làm cho người ta nghĩ rằng đây là thời khắc làm nên lịch sử.
Đầu tiên và quan trọng nhất chính là cuộc nổi dậy hoàn toàn bất ngờ trong thế giới Arab. Bạo loạn không phải là điều mới mẻ ở Trung Đông. Một nửa những người cầm quyền ở đấy là kết quả của những cuộc đảo chính diễn ra cách đây một thế hệ. Nhưng lần này thì khác. Nó diễn ra một cách tự phát, nó lan qua các đường biên giới nhờ Twitter và điện thoại di động và có vẻ như không phải là do một nhóm chính trị và một tổ chức cụ thể nào.
Hàng chục năm qua người Arab ở Bắc Phi và vùng Vịnh dường như đã chấp nhận tình trạng là chế độ dân chủ - nếu quả thất có một chế độ như thế - chỉ là cái lá nho che đậy, giúp cho các ông vua hay những tổng thống giành được đến 99% số phiếu ủng hộ, giúp họ đàn áp những người bất đồng và tưởng thưởng cho gia đình mình và cánh hẩu của mình lợi ích thu được từ dầu mỏ và bất cứ sự phát triển nào. Dĩ nhiên là chủ nghĩa thực dân mới cũng có phần nào đáng trách, và đã bị bị chê trách rồi. Nhằm bảo vệ cho “sự ổn định” được tung hô một cách quá đáng và vì những lí do còn bẩn thỉu hơn là tiền và dầu hỏa mà các chính phủ phương Tây yểm trợ cho các chế độ ở Saudi Arabia, ở vùng Vịnh và trên khắp Bắc Phi, mà theo bất cứ tiêu chuẩn tiến bộ bình thường nào thì cũng đáng quẳng vào đống rác của lịch sử từ cách đây mấy thế hệ rồi.
Đây là một đặc điểm mới, đáng chú ý trong các sự kiện vừa qua. Lời kêu gọi chung nhất của chúng không phải là yêu cầu cụ thể nào đó mà là lời kêu gọi thay đổi của những giai tầng và nhóm người đã quá mệt mỏi vì nạn tham nhũng và tình trạng lố bịch trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội. Họ muốn tự do, nhưng trên hết, họ muốn lật đổ cơ cấu quyền lực hiện hữu mà họ cho rằng đã thu hẹp chân trời và ngăn cản khả năng hoạt động của họ.
Thanh niên thất nghiệp là tác nhân quan trọng nhất. Chỉ cần nhìn vào các con số thống kê là ta thấy ngay rằng những nước đang có biểu tình hiện nay đều có từ 30 đến 40% dân số có tuổi dưới 25 và khoảng 20% thanh niên ở đó không có việc làm. Đấy không phải là vấn đề của riêng thế giới Arab – chỉ cần nghĩ về châu Âu là ta có thể tìm thấy sự tương đồng – nhưng đây là trường hợp đặc biệt nhất, đây là lúc nồi áp suất đang sắp nổ tung. Người ta có thể kể thêm các tác nhân khác, thí dụ như quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở ngay cả các nước nghèo nàn nhất. Trước đây cũng đã từng có những cuộc biểu tình của những người nông dân không có ruộng đất và đói khát, nhất là ở châu Á, nhưng cái làm cho những cuộc bạo loạn này trở thành có sức mạnh rời non lấp bể là đám đông – theo tiếng gọi nhanh như gió của tin nhắn trên điện thoại di động - có thể lập tức tụ tập lại trên các quảng trường.
Có thể thấy thêm một đặc điểm nữa, nó làm cho phong trào này có một ý nghĩa đặc biệt và gây bất ngờ, đấy là vai trò nổi bật của phụ nữ trong các cuộc biểu tình. Ống kính và micro của các phóng viên đã nhiều lần chộp được trong đám đông những người biểu tình các diễn giả là những người phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi, mà họ lại nói năng cực kì lưu loát. Có thể điều đó cũng làm gia tăng ý nghĩa của các sự kiện. Nói trước ông kính chưa chắc đã phải là dấu hiệu của quyền lực. Nhưng rõ ràng là giáo dục, nhất là trong những nước theo thế tục một cách hình thức như Ai Cập, Tunisia và Iran theo dòng Shia, đang tạo ra một thế hệ mới những người phụ nữ có học vấn, những người có quan điểm riêng và nghiêm túc về xã hội và chính trị.
Một sự ngạc nhiên lớn nữa của phong trào này và nó cũng làm cho các “chuyên gia” về Trung Đông bất ngờ là tốc độ mà những cuộc biểu tình tuần hành bất bạo động đã lật đổ hai nhà độc tài đã cầm quyền trong một thời gian dài là tổng thống Mubarak của Ai Cập và tổng thống Ben Ali ở Tunisia, hầu như không cần phải chiến đấu và chỉ trong vòng vài tuần sau khi những tín hiệu bất đồng đầu tiên xuất hiện. Có thể nói đến đủ mọi nguyên nhân vì sao chuyện đó lại xảy ra ở hai nước này chứ không xảy ra ở các nước Libya, Bahrain hay trong thời điểm hiện nay là Yemen. Dầu mỏ là một tác nhân. Của cải do dầu mỏ mang lại đã được những người cầm quyền và bạn bè thân cận của họ tích lũy có thể giúp họ dễ dàng mua chuộc lòng người, để người dân không đòi hỏi thay đổi. Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác đang liều lĩnh làm như thế. Là những nước không có nhiều dấu khí lại có đông dân, Tunisia và Ai Cập không có nguồn lực để có thể xoa dịu dân chúng khi giá hàng hóa tăng cao như những nước kia.
Một nguyên nhân nữa là quân đội. Giành được quyền lực nhờ một vụ đảo chính quân sự, việc đầu tiên mà đại tá Gaddafi làm khi lên cầm quyền là vô hiệu hóa lực lượng vũ trang, không trang bị và không trả lương cho quân đội, trong khi đó ông ta lại xây dựng những nhóm vũ trang đặc biệt, được trang bị tốt và trả lương cao, tập trung xung quanh ông ta. Đấy chính là chỗ dựa của ông ta trong những tuần trước khi vùng cấm bay được áp đặt, nhưng do quân số hạn chế cho nên hiện nay ông ta cũng sẽ dễ bị tổn thương.
Mặt khác, ở Tunisia và Ai Cập quân đội đóng vai trò quan trọng hơn nhiều, nhưng trong quá khứ họ lại giữ vai trò trung lập. Khi lực lượng an ninh của Mubarak và Ben Ali không thể giải quyết được đám đông thì họ buộc phải kêu gọi quân đội can thiệp. Và cũng giống như sự sụp đổ của Liên Xô ở Đông Âu, quân đội và cảnh sát không chịu bắn vào đồng bào của mình và điều đó cuối cùng đã quyết định số phận của chế độ. Nếu có thể hi vọng là sự thay đổi cũng có thể diễn ra ở Yemen thì cũng là do nguyên nhân vừa nói. Máu của thường dân đổ xuống sẽ làm cho các tướng lĩnh buồn nôn.
Dĩ nhiên là từ phân tích như thế có thể dự đoán rằng cuộc nổi dậy cuối cùng sẽ chẳng thay đổi được gì, rằng quân đội sẽ tiếp tục trò chơi của mình, họ sẽ bảo vệ quá khứ và họ không phải là cây cầu dẫn tới tương lai, rằng việc đàn áp người biểu tình ở Bahrain sẽ là qui luật chứ không phải ngoại lệ và các chuyên gia về Trung Đông sẽ tuyên bố: “Thấy chưa, chúng tôi đã đúng, đấy bao giờ cũng chỉ là hiện tượng nhất thời. Thế giới Arab sẽ chẳng bao giờ có thay đổi thật sự”. Có thể không phải như thế. Hiện nay không ai có thể nói chắc được kết quả. Nhưng dự đoán vừa nói đã bỏ sót một điểm. Người dân trong thề giới Arab đã vùng lên trong một cuộc phản đối bất bạo động. Họ tuyên bố rằng không muốn sống như trong quá khứ nữa. Dù có kết cục như thế nào thì điều kiện thảo luận và tương lai chính trị cũng không còn như xưa nữa.
Hơn thế nữa, lần này người dân Arab đã tự mình làm lấy. Đây là lần đầu tiên trong suốt nửa thế kỉ qua và lâu hơn nữa khi tiếng thét bất bình (ngoại trừ Gaddafi đã bị dồn tới chân tường) không nhắm vào chủ nghĩa đế quốc phương Tây nói chung và Mĩ nói riêng. Người ta cũng không đổ hết tội lên Israel, mặc dù những người đại diện cho Israel cùng với một người hiện đã mất tín nhiệm là Tony Blair tiếp tục than vãn rằng phải giữ không cho Liên đoàn Hồi giáo tham gia vào chính trị, làm như thể trong nội các của họ không có những người tôn giáo cực đoan, một thành phần của liên minh cầm quyền vậy.
Đây là phong trào Arab, do những người Arab lèo lái và hành động một cách cực kì dũng cảm mà không cần dựa vào phương Tây (ngoại trừ Libya). Ngay cả ở Bahrain cũng không thấy có những lời kêu gọi lực lượng bên ngoài và hầu như không có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng Iran đã khuấy động tình hình, mặc dù hoàng gia và nước Saudi Arabia láng giềng tuyên truyền như thế. Không ai có thể đánh giá hết được giá trị tiềm tàng của nó đối với thế giới, nơi mà bao giờ người ta cũng coi Trung Đông là nguồn gốc của ác nghiệp không thể nào cải tạo được. Dù người Arab có đi về đâu thì tất cả những nước mà nạn tham nhũng đang hoành hành và các chính phủ độc tài đang cai trị (xin nghĩ đến Nga và Iran,chưa nói Trung Á) cũng có thể sẽ đi theo họ.
Cũng không được đánh giá thấp phản ứng của thế giới đối với hậu quả của các cuộc nổi dậy này. Khi việc can thiệp quân sự vào Libya chuyển từ giai đoạn cứu Benghazi sang giai đoạn tranh luận về mục tiêu của cuộc chiến, người ta cũng dễ dàng trở thành những kẻ vô liêm sỉ khi bàn về động cơ và hành động của những người liên quan. Những chuyện đó đều có thể dẫn đến rối loạn và bất đồng trong hàng ngũ liên quân. Nhưng sự kiện là lần này phương Tây đã chờ đợi cho đến khi có sự ủng hộ của thế giới Arab và quan trọng hơn là đã hành động thông qua Liên hiệp quốc. Đầu năm nay Liên hiệp quốc có vẻ như đã bị cho ra rìa, đấy là khi tổng thống Obama theo đuổi những mục tiêu riêng của mình và đa số các nước khác cũng không coi Liên hiệp quốc ra gì.
Nhưng sẽ là ngây thơ khi nghĩ rằng thời đại hợp tác quốc tế mới đang đến gần. Đại tá Gaddafi là người có tư chất hiếm hoi trong việc liên kết mọi người nhằm chống lại ông ta. Hành động của ông ta thiếu nhất quán và chỉ chăm chăm vào bản thân mình đến nỗi chỉ có Zimbabwe (đấy là lí do mà ông ta ủng hộ nước này) là lo lắng cho ông ta mà thôi. Sự phối hợp của các sự kiện như thế có vẻ như sẽ không lặp lại ở Bahrain hay Yemen hoặc ở bất kì nơi nào khác. Nhưng điều đó cũng không che được mắt chúng ta trước các sự kiện: lần này Mĩ chỉ là người lãnh đạo bất đắc dĩ của liên minh phương Tây, cuộc can thiệp chỉ có thể xảy ra sau khi được thế giới Arab ủng hộ và Liên hiệp quốc lại được coi là – tương tự như thời chiến tranh lạnh – tổ chức mà sự hợp tác có thể và cần phải dựa vào.
Nếu các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab là một nửa của những sự kiện bất ngờ trong năm nay: các công dân Arab có thể vùng lên, không cần sự can thiệp của phương Tây, họ đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng trong việc lật đổ hai nhà độc tài đã cầm quyền trong thời gian dài, các cuộc nổi dậy đều là tự phát, được tổ chức bằng điện thoại di động chứ không phải là do các nhóm chính trị, kết quả là sự can thiệp của liên minh Hối giáo-phương Tây và sự chấp thuận của Liên hiệp quốc – thì sự kiện cực kì quan trọng khác chính là động đất và sóng thần diễn ra sau đó ở Nhật Bản.
Động đất và sóng thần dĩ nhiên không phải là sự kiện mới. Nhật là nước nằm ở trung tâm khu vực động đất, họ đã chuẩn bị hàng chục năm rồi, họ đã áp dụng những tiêu chuẩn xây dựng nghiêm ngặt nhất, đả xây kè dọc bờ biển. Điều không lường trước được là sức mạnh của tự nhiên, sóng biển đã tràn qua bờ kè và cuốn trôi hết mọi thứ từ xe tải tới nhà cửa và các công trình xây dựng khác, và tạo ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất kể cuộc các vụ ở Three Mile Island và Chernobyl. Sự kiện là điều đó đã xảy ra ở đất nước có trình độ công nghệ và kĩ thuật cao và đã chuẩn bị kĩ lưỡng như Nhật Bản đã buộc các dân tốc khác, cả phát triển lẫn đang pháy triển, phải nhìn lại chính mình.
Cuộc khủng hoảng dĩ nhiên là chưa chấm dứt, mặc dù nó đã đẩy câu chuyện về Libya xuống hàng thứ hai. Càng biết nhiều thì chúng ta càng nghĩ nhiều về những căn bệnh cũ của Three-Mile Island: bỏ qua những cảnh báo về an toàn, quan hệ nồng ấm giữ cơ quan quản lí và cơ quan vận hành, che dấu mức độ nghiêm trọng của vấn đề trước khi nó bùng nổ. Đối với người Nhật, điều đó sẽ gây ra những hậu quả đáng kể đối với niềm tin vào chính phủ và doanh nghiệp của họ. Còn đối với toàn thế giới thì đấy là lời cảnh báo rằng khi lò phản ứng nóng chảy và phóng xạ thoát ra ngoài thì hậu quả sẽ không chỉ là sức khỏe của con người mà còn lương thực và môi trường nữa.
Hơn thế nữa, khi động đất và sóng thần xảy ra trong một đất nước công nghiệp hiện đại đã làm dấy lên những nỗi sợ hãi và lo lắng về sức mạnh của tự nhiên mà con người chưa thể chế ngự được. Ảnh hưởng thật sự của quá trình nóng lên có thể là không lớn. Nhưng trong quan niệm của xã hội thì tự nhiên vẫn mạnh hơn công nghệ và loài người có vẻ như đã đi quá đà. Nhật Bản biết mình nằm trên đường đứt gãy địa tầng và đã chuẩn bị, nhưng hóa ra là những cố gắng của họ cũng chẳng là gì trước sức mạnh áp đảo của tự nhiên. Sợ thiên nhiên và sợ hạt nhân là hai tài sản mà cái đất nước tưởng rằng đã chuẩn bị kĩ vừa nhận được.
Những lí do khác để có thể tuyên bố đây là thời khắc quan trọng của lịch sử chỉ là phỏng đoán. Những sự kiện trong lịch sử chỉ có ý nghĩa quan trọng vì nó tác động trong khung cảnh rộng lớn hơn. Chúng ta đã trải qua cuộc khủng hoảng ngân hàng và tài chính năm 2007-2009. Đã có nhiều người dự đoán rằng đây là sự cáo chung của chủ nghĩa tư bản mà chúng ta đã biết, là sự khởi đầu của sức mạnh bá quyền mới của Trung Quốc và Ấn Độ, là sự xuất hiện của thế giới mới, bị quá trình thay đổi khí hậu trói chân trói tay.
Không có chuyện gì như thế cả. Những biện pháp được sử dụng nhằm giải quyết khủng hoảng ngân hàng và núi nợ nần ở phương Tây cũng vẫn là những biện pháp cũ, thường được sử dụng trước đây. Chủ nghĩa tư bản đã không sụp đổ. Các chính phủ và người tiêu dùng cũng hành xử không khác trước bao nhiêu.
Nhưng các cuộc khủng hoảng lớn như thế không thể không tạo ra thay đổi. Các sự kiện trong thế giới Arab và ở Nhật Bản rõ ràng là những hiện tượng đặc biệt đối với chính họ. Song những tình cảm mà nó tạo ra đối với trật tự cũ, cái trật tự vẫn diễn ra từ trước đến nay, nhưng không còn đáp ứng được kì vọng của người dân, thì không có gì đặc biệt.
Xin hãy xem xét danh mục những điều người dân kêu ca: nạn tham nhũng làm giàu cho một ít người nhưng lại đè nén quá nhiều người, hệ thống chính trị (cả dân chủ lẫn độc tài) đã đánh mất niềm tin của người dân, các giải pháp công nghiệp không thể đối đầu được với thảm họa. Đấy là những tiếng kêu của rất nhiều người trên thế giới.
Nếu nhân tố chủ yếu của những sự kiện hiện nay là không thể dự đoán được thì chỉ có người ngu mới đoán xem chúng sẽ dẫn tới đâu. Nhưng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng lịch sử đang vận động và chúng ta mới ở giai đoạn khởi đầu của cuộc vận động mà thôi.
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011
SAI TỚI MỨC NÀO THÌ CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ MỚI BỊ KỶ LUẬT? Luật pháp mù mờ hay do sự thỏa hiệp trầm trọng ở “chóp bu” quyền lực ? Bình luận của Ph
SAI TỚI MỨC NÀO THÌ CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ MỚI BỊ KỶ LUẬT?
Luật pháp mù mờ hay do sự thỏa hiệp trầm trọng ở “chóp bu” quyền lực ?
Bình luận của Phạm Viết Đào.
“Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…”( Vietnamnet )
Thông tin này khi được các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra đã làm cho vụ Vinashin, một vụ án nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, một vụ án kinh tế đã làm thất thoát khối lượng tài sản lên tới gần 100.000 tỷ, tương đương với gần 5 tỷ USD, chiếm 1/20 tổng thu nhập quốc dân. Số lượng tài sản này “đã đội nón ra đi” dưới chiêu thức: đầu tư vào các dưn án kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ, không thu lại được vốn…
Hiện chưa có được câu trả lời tin cậy, đảm bảo có tính khả thi của người có trách nhiệm: khi nào có thể thu hồi được khối lượng tài sản công khổng lồ này? Nếu không thu hồi được xin hãy chặt đầu tôi đi ?! Dư luận về vụ án này giống như một quả bóng xoáy trong lòng dư luận bấy lâu nay, bỗng xưng bị chọc một nhát, xì hơi, nằm liệt, tẹp lép… biến thành một đám da bầy nhầy…
Việc tháo van, xì hơi “quả bóng” trách nhiệm Vinashin trước dư luận tất yếu nó sẽ được chuyển hóa “ “khối u” này sang một dạng vật chất khác; bởi vì vật chất không tự nhiên mất đi và cũng không tự nhiên xuất hiện theo định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng xì ra của cái “quả bóng” trách nhiệm Vinashin này đã chuyển hó thành cái “vòng kim cô” trước hết siết chặt những cái đầu đang bốc lửa tại diễn đàn Quốc hội tại phiên họp mang ý nghĩa chợ chiều… Chắc chắn, trong cái phiên họp Quốc hội cuối khóa này, sẽ không ít vị muốn cái phiên họp này có vài lời để mong “không thành công cũng thành nhân”; thế nhưng mọi chuyện đã an bài, bóng đã chọc cho xì hơi rồi, còn đâu mà đá ?
Có thể hiểu tâm trạng này của một vài ông nghị được giao khoác áo đại diện của dân, thay mặt dân đứng ra giám sát các cơ quan công quyền, hiểu, cám cảnh cái vị thế “bù nhìn trông dưa” của mình qua sự vắn dài của ông Nguyễn Minh Thuyết với một trang Web cá nhân:” Còn gì nữa mà nói “…
Thật quá khen cho cái thao tác tổ chức táo bạo đến mức liều lĩnh, bất chất luật pháp, cương thường này; Thao tác này có thể tạo ra được ổn định nhất thời, tháo được kíp nổ của quả bom sắp nổ; thế nhưng cái thùng thuốc nổ ấy là lòng dân, là công luận thì vẫn còn nguyên; không ai bê đi đâu được. Và khi kíp nổ này bị moi ra tự trong thùng thuốc nổ ấy sẽ có kíp nổ khác ló đầu, nó khác với những quả bom cơ khí…
Với sự quyết định đã được thông báo này, Bộ Chính trị đã biến thành một bộ máy siêu quyền lực có thể hô biến bất cứ điều gì thứ gì đang diễn ra trên đất nước này? Với chủ trương này buộc lòng tất cả các đảng viên trong guồn máy của Đảng không thể có tiếng nói khác, nếu không bị kỷ luật?
Một vụ án chưa xét xử, những can phạm đã bị bắt chưa được đưa ra minh xét trước vòng móng ngựa đến minh định xem tội lỗi đến đâu, thế mà nó đã bị khoanh lại, đã được mặc định hình thành dạng án bỏ túi rồi thì bàn mà làm gì, nói mà làm gì, viết mà làm gì?
Một blog đã chua chát thốt lên trên blog của Phamvietdaonv: “Vậy là Bộ CT đứng trên cả pháp luật, trên tòa án”; Còn một blog khác thì cay đắng:” Đợi đến khi bọn nó bán hết nước Việt Nam này rồi "kỷ luật" một thể ???”
Trong khi đó Luật Hình sự quy định tham ô một tỷ có thể bị xếp vào khung hình phạt tử hình; thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xếp khung từ 7 năm tù tới chung thân. Còn cái vụ án này…hơ…hơ…chỉ mấy thằng cò…con tép bì tống giam ?!
Người dân đang nuôi một hy vọng cho dù là nhỏ nhoi: sau Đại hội Đảng, một ekip mới hình thành sẽ tạo thêm sinh khí mới le lói nào đó; nhưng xem chừng mọi chuyện rồi vẫn “ vũ như cẩn “…
Một quyết định của Bộ Chính trị cho dù là của một cơ quan siêu quyền lực đi chăng nữa cũng không chỉ đăng báo là xong; đưa ra Quốc hội yêu cầu các đại biểu trong đó đến trêm 90 % là đảng viên ngậm miệng là yên chí lớn…
Bộ Chính trị là cái đầu của một Đảng macxit theo đường lối duy vật biện chứng chắc phải hiểu hơn ai hết định luật Bảo toàn năng lượng của Lômônôxôp:” Vật chất không mất đi và không tự nhiên xuất hiện mà nó chỉ có thể biến từ dạng này qua dạng khác?!”
100.000 tỷ đồng kia chắc chắn không tự mất đi mà đang được biến thành dạng nào đó: nó đã thành tài sản trong các loại túi; trong khi đó thì lòng dân, một dang vật chất khác đang tồn tại trong trạng thái bất mãn; khối “vật chất “ đang bị dồn nén chồng chất do tác động của sự thoái hóa biến chất của không ít cán bộ trong bộ máy công quyền mà Vinashin chỉ là một trong những vụ điển hình. Điều này Bộ Chính trị không dễ dàng hô biến nếu không củng cổ, đẩy lùi tiêu cực và lành mạng bộ máy công quyền…
Một quyết định dù sáng suốt, quang minh chính đại đến đâu, nếu chưa được dân đồng tình, cảm thông thì hãy coi chừng. Bởi nền tảng chính trị của người phương Đông đã từng đúc kết: Chở thuyền hay lật thuyền cũng bởi lòng dân…Không một chính thể mất lòng dân nào mà tự đứng vững được ?!
Khi xưa có lẽ do trong tình cảnh " nếm mật nằm gai " nên mới có một Lê Lai đem thân mình ra cứu chúa! Còn ngày nay bói cũng không đâu ra vì ai cũng nhà lầu xe hơi đời mới nên tìm cách để hòa cả làng !
Xin được kết thúc bài viết bằng 2 câu thơ của một nhà tuyên huấn nổi tiếng của chế độ, ông Tố Hữu:
Gió hôm nay là bão nổi ngày mai
Trời chớp giật tất có ngày sét đánh…
( Bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan...)
P.V.Đ
Được đăng bởi Phạm Viết Đào-Nhà văn vào lúc 12:20 Gửi Email Bài đăng Này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Google Buzz 37 nhận xét:
Việt gốc nói...
Quốc hội không còn tác dụng, sẽ có hình thức khác của
Luật pháp mù mờ hay do sự thỏa hiệp trầm trọng ở “chóp bu” quyền lực ?
Bình luận của Phạm Viết Đào.
“Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin…”( Vietnamnet )
Thông tin này khi được các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra đã làm cho vụ Vinashin, một vụ án nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, một vụ án kinh tế đã làm thất thoát khối lượng tài sản lên tới gần 100.000 tỷ, tương đương với gần 5 tỷ USD, chiếm 1/20 tổng thu nhập quốc dân. Số lượng tài sản này “đã đội nón ra đi” dưới chiêu thức: đầu tư vào các dưn án kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ, không thu lại được vốn…
Hiện chưa có được câu trả lời tin cậy, đảm bảo có tính khả thi của người có trách nhiệm: khi nào có thể thu hồi được khối lượng tài sản công khổng lồ này? Nếu không thu hồi được xin hãy chặt đầu tôi đi ?! Dư luận về vụ án này giống như một quả bóng xoáy trong lòng dư luận bấy lâu nay, bỗng xưng bị chọc một nhát, xì hơi, nằm liệt, tẹp lép… biến thành một đám da bầy nhầy…
Việc tháo van, xì hơi “quả bóng” trách nhiệm Vinashin trước dư luận tất yếu nó sẽ được chuyển hóa “ “khối u” này sang một dạng vật chất khác; bởi vì vật chất không tự nhiên mất đi và cũng không tự nhiên xuất hiện theo định luật bảo toàn năng lượng. Năng lượng xì ra của cái “quả bóng” trách nhiệm Vinashin này đã chuyển hó thành cái “vòng kim cô” trước hết siết chặt những cái đầu đang bốc lửa tại diễn đàn Quốc hội tại phiên họp mang ý nghĩa chợ chiều… Chắc chắn, trong cái phiên họp Quốc hội cuối khóa này, sẽ không ít vị muốn cái phiên họp này có vài lời để mong “không thành công cũng thành nhân”; thế nhưng mọi chuyện đã an bài, bóng đã chọc cho xì hơi rồi, còn đâu mà đá ?
Có thể hiểu tâm trạng này của một vài ông nghị được giao khoác áo đại diện của dân, thay mặt dân đứng ra giám sát các cơ quan công quyền, hiểu, cám cảnh cái vị thế “bù nhìn trông dưa” của mình qua sự vắn dài của ông Nguyễn Minh Thuyết với một trang Web cá nhân:” Còn gì nữa mà nói “…
Thật quá khen cho cái thao tác tổ chức táo bạo đến mức liều lĩnh, bất chất luật pháp, cương thường này; Thao tác này có thể tạo ra được ổn định nhất thời, tháo được kíp nổ của quả bom sắp nổ; thế nhưng cái thùng thuốc nổ ấy là lòng dân, là công luận thì vẫn còn nguyên; không ai bê đi đâu được. Và khi kíp nổ này bị moi ra tự trong thùng thuốc nổ ấy sẽ có kíp nổ khác ló đầu, nó khác với những quả bom cơ khí…
Với sự quyết định đã được thông báo này, Bộ Chính trị đã biến thành một bộ máy siêu quyền lực có thể hô biến bất cứ điều gì thứ gì đang diễn ra trên đất nước này? Với chủ trương này buộc lòng tất cả các đảng viên trong guồn máy của Đảng không thể có tiếng nói khác, nếu không bị kỷ luật?
Một vụ án chưa xét xử, những can phạm đã bị bắt chưa được đưa ra minh xét trước vòng móng ngựa đến minh định xem tội lỗi đến đâu, thế mà nó đã bị khoanh lại, đã được mặc định hình thành dạng án bỏ túi rồi thì bàn mà làm gì, nói mà làm gì, viết mà làm gì?
Một blog đã chua chát thốt lên trên blog của Phamvietdaonv: “Vậy là Bộ CT đứng trên cả pháp luật, trên tòa án”; Còn một blog khác thì cay đắng:” Đợi đến khi bọn nó bán hết nước Việt Nam này rồi "kỷ luật" một thể ???”
Trong khi đó Luật Hình sự quy định tham ô một tỷ có thể bị xếp vào khung hình phạt tử hình; thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được xếp khung từ 7 năm tù tới chung thân. Còn cái vụ án này…hơ…hơ…chỉ mấy thằng cò…con tép bì tống giam ?!
Người dân đang nuôi một hy vọng cho dù là nhỏ nhoi: sau Đại hội Đảng, một ekip mới hình thành sẽ tạo thêm sinh khí mới le lói nào đó; nhưng xem chừng mọi chuyện rồi vẫn “ vũ như cẩn “…
Một quyết định của Bộ Chính trị cho dù là của một cơ quan siêu quyền lực đi chăng nữa cũng không chỉ đăng báo là xong; đưa ra Quốc hội yêu cầu các đại biểu trong đó đến trêm 90 % là đảng viên ngậm miệng là yên chí lớn…
Bộ Chính trị là cái đầu của một Đảng macxit theo đường lối duy vật biện chứng chắc phải hiểu hơn ai hết định luật Bảo toàn năng lượng của Lômônôxôp:” Vật chất không mất đi và không tự nhiên xuất hiện mà nó chỉ có thể biến từ dạng này qua dạng khác?!”
100.000 tỷ đồng kia chắc chắn không tự mất đi mà đang được biến thành dạng nào đó: nó đã thành tài sản trong các loại túi; trong khi đó thì lòng dân, một dang vật chất khác đang tồn tại trong trạng thái bất mãn; khối “vật chất “ đang bị dồn nén chồng chất do tác động của sự thoái hóa biến chất của không ít cán bộ trong bộ máy công quyền mà Vinashin chỉ là một trong những vụ điển hình. Điều này Bộ Chính trị không dễ dàng hô biến nếu không củng cổ, đẩy lùi tiêu cực và lành mạng bộ máy công quyền…
Một quyết định dù sáng suốt, quang minh chính đại đến đâu, nếu chưa được dân đồng tình, cảm thông thì hãy coi chừng. Bởi nền tảng chính trị của người phương Đông đã từng đúc kết: Chở thuyền hay lật thuyền cũng bởi lòng dân…Không một chính thể mất lòng dân nào mà tự đứng vững được ?!
Khi xưa có lẽ do trong tình cảnh " nếm mật nằm gai " nên mới có một Lê Lai đem thân mình ra cứu chúa! Còn ngày nay bói cũng không đâu ra vì ai cũng nhà lầu xe hơi đời mới nên tìm cách để hòa cả làng !
Xin được kết thúc bài viết bằng 2 câu thơ của một nhà tuyên huấn nổi tiếng của chế độ, ông Tố Hữu:
Gió hôm nay là bão nổi ngày mai
Trời chớp giật tất có ngày sét đánh…
( Bài thơ: Thù muôn đời muôn kiếp không tan...)
P.V.Đ
Được đăng bởi Phạm Viết Đào-Nhà văn vào lúc 12:20 Gửi Email Bài đăng Này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Google Buzz 37 nhận xét:
Việt gốc nói...
Quốc hội không còn tác dụng, sẽ có hình thức khác của
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011
Xấu hổ
18/03/2011
Xấu hổ
KTS, Họa sĩ Lý Trực Dũng
Toàn thế giới đang chứng kiến thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản từ 140 năm nay, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và hiện còn có hơn 10.000 người mất tích mà người ta sợ rằng đã bị sóng thần cuốn trôi từ ngày 11/3/2011. Hàng triệu người Nhật Bản đang thiếu lương thực, hàng trăm ngàn người phải sơ tán khẩn cấp, sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu điện nước… Nhiều thành phố bị sóng thần tàn phá hoàn toàn. Nguy cơ rò rỉ hạt nhân khủng khiếp sau 3 vụ nổ tại các lò phản ứng hạt nhân ở thành phố Fukushima đang treo trên lơ lửng trên đầu nước Nhật. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: “Nhật đang phải gánh chịu thảm họa lớn nhất sau chiến tranh thế giới II”. Rất nhiều nước lập tức tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, gửi các đội cứu nạn, y tế… đến Nhật để cứu các nạn nhân của thảm họa thiên tai quá sức tưởng tượng này.
Trong bối cảnh đó, ngày 13/3/2011 báo chí và TV Việt Nam đưa tin: “Chính phủ Việt Nam đã quyết định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả do trận động đất và sóng thần gây ra.” Cùng lúc các báo cũng đăng tin tại quốc gia có nhiều khó khăn như Afghanistan, chính quyền tỉnh Kandahar đã gửi 50.000 USD giúp nhân dân Nhật Bản.
Theo báo chí, Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố: “Dự trữ ngoại hối ròng của Việt Nam là 20,7 tỉ USD”. Người ta nói đến con Hổ, con Rồng Việt Nam… Một Việt Nam đáng tự hào. Vậy mà Chính phủ Việt Nam quyết định trợ giúp nhân dân Nhật 200.000 USD?
200.000 USD, khoảng hơn 4 tỉ VNĐ. Chưa đủ tiền xây chỉ một trong nhiều cái tượng đài không đáng có mà chúng ta đang dựng tràn lan khắp nơi. Chỉ đủ tiền mua đúng 4m2 đất ở trung tâm Hà Nội. Chỉ là một con số lẻ so với số tiền người ta đổ vào lễ hội Ngàn Năm Thăng Long vừa qua. Còn ít hơn số tiền 262.000 USD mà Huỳnh Ngọc Sĩ nguyên giám đốc BQL dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước [nhận – BVN] từ một nhà thầu Nhật.
Vì sao lại 200.000 USD? Việt Nam chúng ta có quá nghèo đến cái mức chỉ có thể giúp nhân dân Nhật Bản anh em trong cơn hoạn nạn khủng khiếp này chỉ 200.000 USD? Quả thực cá nhân tôi và nhiều bạn bè của tôi đều cảm thấy xấu hổ, ngượng vì không hiểu nhân dân Nhật Bản sẽ nghĩ gì khi họ nhận được thông tin trên. Xin đừng để người dân Nhật Bản hiểu lầm người Việt Nam vô ơn bạc nghĩa đối với bè bạn, với những người đã giúp Việt Nam tận tình những năm tháng khó khăn trong chiến tranh, trong xây dựng đất nước. Không ít anh chị bức xúc: “Đã không giúp thì thôi, nếu giúp thì giúp cho tử tế!”, “Đừng để người ta cười coi khinh dân mình .” Chiều nay, 15/3/2011, cháu Thanh, một thanh niên lái xe ô tô mà tôi hay thuê đi có công việc, bày tỏ: “200.000 USD, chưa mua nổi một cái xe ô tô xịn mà nhiều đại ca Việt Nam đang đi. Đúng là buồn cười !!!”
Nên nhớ, dù trực tiếp hay gián tiếp, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều phải cảm ơn nhân dân Nhật Bản đã tích cực phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và sau khi Việt Nam thống nhất, ngoài khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề… Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn ODA của cộng đồng quốc tế cam kết giúp Việt Nam. Theo báo chí, tổng vốn ODA Nhật Bản giúp Việt Nam từ 1992 đến 2011 khoảng 15 tỉ USD! Chỉ riêng trong năm 2011 này là 1,76 tỉ USD. Đây là trợ giúp rất to lớn của nhân dân Nhật Bản để Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, sân bay, nhà máy điện…
L. T. D.
Nguồn: Basam.info
Được đăng bởi bvnpost vào lúc 07:03
Nhãn: chính phủ
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Xấu hổ
KTS, Họa sĩ Lý Trực Dũng
Toàn thế giới đang chứng kiến thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản từ 140 năm nay, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và hiện còn có hơn 10.000 người mất tích mà người ta sợ rằng đã bị sóng thần cuốn trôi từ ngày 11/3/2011. Hàng triệu người Nhật Bản đang thiếu lương thực, hàng trăm ngàn người phải sơ tán khẩn cấp, sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu điện nước… Nhiều thành phố bị sóng thần tàn phá hoàn toàn. Nguy cơ rò rỉ hạt nhân khủng khiếp sau 3 vụ nổ tại các lò phản ứng hạt nhân ở thành phố Fukushima đang treo trên lơ lửng trên đầu nước Nhật. Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: “Nhật đang phải gánh chịu thảm họa lớn nhất sau chiến tranh thế giới II”. Rất nhiều nước lập tức tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, gửi các đội cứu nạn, y tế… đến Nhật để cứu các nạn nhân của thảm họa thiên tai quá sức tưởng tượng này.
Trong bối cảnh đó, ngày 13/3/2011 báo chí và TV Việt Nam đưa tin: “Chính phủ Việt Nam đã quyết định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả do trận động đất và sóng thần gây ra.” Cùng lúc các báo cũng đăng tin tại quốc gia có nhiều khó khăn như Afghanistan, chính quyền tỉnh Kandahar đã gửi 50.000 USD giúp nhân dân Nhật Bản.
Theo báo chí, Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố: “Dự trữ ngoại hối ròng của Việt Nam là 20,7 tỉ USD”. Người ta nói đến con Hổ, con Rồng Việt Nam… Một Việt Nam đáng tự hào. Vậy mà Chính phủ Việt Nam quyết định trợ giúp nhân dân Nhật 200.000 USD?
200.000 USD, khoảng hơn 4 tỉ VNĐ. Chưa đủ tiền xây chỉ một trong nhiều cái tượng đài không đáng có mà chúng ta đang dựng tràn lan khắp nơi. Chỉ đủ tiền mua đúng 4m2 đất ở trung tâm Hà Nội. Chỉ là một con số lẻ so với số tiền người ta đổ vào lễ hội Ngàn Năm Thăng Long vừa qua. Còn ít hơn số tiền 262.000 USD mà Huỳnh Ngọc Sĩ nguyên giám đốc BQL dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước [nhận – BVN] từ một nhà thầu Nhật.
Vì sao lại 200.000 USD? Việt Nam chúng ta có quá nghèo đến cái mức chỉ có thể giúp nhân dân Nhật Bản anh em trong cơn hoạn nạn khủng khiếp này chỉ 200.000 USD? Quả thực cá nhân tôi và nhiều bạn bè của tôi đều cảm thấy xấu hổ, ngượng vì không hiểu nhân dân Nhật Bản sẽ nghĩ gì khi họ nhận được thông tin trên. Xin đừng để người dân Nhật Bản hiểu lầm người Việt Nam vô ơn bạc nghĩa đối với bè bạn, với những người đã giúp Việt Nam tận tình những năm tháng khó khăn trong chiến tranh, trong xây dựng đất nước. Không ít anh chị bức xúc: “Đã không giúp thì thôi, nếu giúp thì giúp cho tử tế!”, “Đừng để người ta cười coi khinh dân mình .” Chiều nay, 15/3/2011, cháu Thanh, một thanh niên lái xe ô tô mà tôi hay thuê đi có công việc, bày tỏ: “200.000 USD, chưa mua nổi một cái xe ô tô xịn mà nhiều đại ca Việt Nam đang đi. Đúng là buồn cười !!!”
Nên nhớ, dù trực tiếp hay gián tiếp, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều phải cảm ơn nhân dân Nhật Bản đã tích cực phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và sau khi Việt Nam thống nhất, ngoài khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề… Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn ODA của cộng đồng quốc tế cam kết giúp Việt Nam. Theo báo chí, tổng vốn ODA Nhật Bản giúp Việt Nam từ 1992 đến 2011 khoảng 15 tỉ USD! Chỉ riêng trong năm 2011 này là 1,76 tỉ USD. Đây là trợ giúp rất to lớn của nhân dân Nhật Bản để Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, sân bay, nhà máy điện…
L. T. D.
Nguồn: Basam.info
Được đăng bởi bvnpost vào lúc 07:03
Nhãn: chính phủ
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011
Cái gì gây ra lạm phát ở Việt Nam?
Đăng bởi bvnpost on 07/03/2011
Ngô Nhân Dụng
Tình trạng kinh tế ở Việt Nam được diễn tả trong một bài ca dao đang phổ biến như sau:
Đau đầu vì điện
Điên đầu vì đô (đô la)
Ngây ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất
Điện không biết lúc nào bị cúp; ngay một khách sạn quốc tế ở giữa thủ đô cái máy pha cà phê cũng ngưng chạy vì cúp điện. Giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen lúc nào cũng chạy vọt lên nhanh hơn giá do nhà nước chính thức quy định. Nhà nước vừa mới phá giá đồng tiền Việt Nam xuống thêm hơn 8%, phá giá lần thứ ba trong vòng 12 tháng. Đây là lần phá giá tiền thứ sáu kể từ hai năm rưỡi nay; nhưng vẫn như các lần trước, giá chính thức vừa được công bố thì giá mua đô la trong các cửa hàng vàng Hà Nội đã vươn lên qua mặt nữa rồi.
Vì dân chúng không tin tưởng vào đồng tiền, những người có tiền trong tay tìm cách tống khứ cái khuôn mặt in trên đó đi càng nhanh càng tốt, bằng cách đổi lấy đô la Mỹ hay mua vàng. Vàng thì nặng, khó giữ và khó chuyển ra ngoài, cho nên giới quan chức lớn và doanh nhân có tiền thật đều tích trữ đô la. Tại sao người ta chuộng những tờ giấy 100 đô la mới, sẵn sàng trả giá cao hơn? Vì khi đem hối lộ, được hoan nghênh hơn! Quí quan cũng biết rằng đem đô la đi lại nó nhẹ nhàng hơn vàng nhiều.
Trong khi giới có quyền và có tiền điên đầu vì đô la và vàng, thì những nông dân lại “ngỡ ngàng vì đất”. Đồng bào tỉnh Hà Nam đã kéo nhau lên tận Hà Nội biểu tình đòi đền bù đất xứng đáng, nhưng chưa ai tổ chức tập hợp được tất cả các đoàn nông dân mất đất cùng đi khiếu kiện một lúc!
Sau phần “Ngỡ ngàng vì đất” bài ca dao đọc tiếp:
Ngất vì tỷ giá
Ngã vì lãi suất
Uất vì giá xăng
Cả ba hiện tượng: Tỷ giá đô la so với đồng tiền Việt Nam, lãi suất, và giá xăng quy tụ vào một điểm là “lạm phát phi mã”. Trong tuần rồi, giá xăng đã tăng vọt lên hơn 17%, gần 20.000 đồng một lít; và giá diesel tăng 24%, lên hơn 18.000 đồng. Giá xăng lên là một phần trong cảnh vật giá leo thang, tức là lạm phát. Ngày 25 tháng Hai vừa rồi, nhật báo Wall Street Á Châu loan tin đặc biệt về lạm phát ở Việt Nam, cho biết tỷ lệ giá sinh hoạt (CPI) tăng là 12,31%; nhắc nhở rằng đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Á châu. Hai món chính tăng giá là thực phẩm và nhà cửa, trong đó có giá vật liệu xây cất. Đó là hai nhu cầu thiết yếu của dân, đặc biệt là dân nghèo thì hầu hết đồng tiền kiếm được chỉ đổ vào chuyện ăn với ở!
Nhưng không ai tin rằng mức lạm phát sẽ dừng chân ở vị trí 12%. “Ngất vì tỷ giá” là một lý do. Đồng đô la Mỹ lên giá sẽ thúc lạm phát lên cao nữa. Vì mọi thứ hàng nhập cảng, khi mua phải trả bằng đô la, sẽ đắt hơn khi tính ra tiền Việt Nam. Ngoài ra, còn “Uất vì giá xăng”. Giá xăng dầu vừa mới lên sẽ khiến cho tất cả những thứ hàng hóa và dịch vụ cần dùng đến xăng dầu phải tăng giá theo (có món nào không cần chuyên chở bằng xe tàu chạy xăng không?). Riêng hai thứ đô la và xăng thôi cũng đủ khiến cho giá cả nhiều món hàng bắt buộc tăng giá trong thời gian tới. Cho nên nhà kinh tế Matt Hildebrandt thuộc công ty tài chính JP Morgan đoán rằng trong mấy tháng tới tỷ lệ lạm phát ở nước ta sẽ lên 14%, và giữ mức đó cho cả năm 2011. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ lên tới 15%. Trong khi đó, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không thay đổi chỉ tiêu của họ là giữ lạm phát ở mức 7% cho năm nay. Đúng là họ sống trong một thế giới ảo, khác đám chúng sinh đang đi lại ở ngoài đường.
Trước tình hình lạm phát đe dọa đó, dân đang “Ngã vì lãi suất” vì Ngân hàng Nhà nước phải cho tăng lãi suất nhiều lần để giảm bớt số lượng tiền lưu hành. Như nhận xét của tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, trong một bài đăng trên mạng lưới của nhà nước, Việt Nam đang lâm vào một thế bí, là phải lo chống lạm phát trong lúc lãi suất đang rất cao.
Bình thường, khi muốn ngăn chặn lạm phát thì người ta phải tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ khiến dân bớt tiêu thụ đi và các xí nghiệp cũng bớt đầu tư; do đó số cầu giảm và giá cả các món hàng sẽ hạ bớt. Nhưng khi lãi suất đã cao lắm rồi, thì khó ai dám tăng lãi suất nữa. Tức là Ngân hàng Nhà nước mất một thứ dụng cụ để giảm bớt lạm phát. Cho nên ông Trần Du Lịch nói thẳng về viễn tượng kinh tế Việt Nam: “Qua 2 tháng đầu năm 2011, có thể thấy tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn hơn năm 2010 và nghiêm trọng hơn chúng ta dự đoán”. Cho đăng những nhận xét của ông trên mạng lưới nhà nước, cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam muốn báo trước cho toàn thể mọi người biết cả nước sắp vất vả! Mặt khác, họ cũng muốn chối tội về những biện pháp mới thi hành: tăng giá xăng và phá giá đồng bạc. Bởi vì, đó chính là những điều mà tiến sĩ Trần Du Lịch đưa ra đề nghị phải làm ngay “cả gói!”. Nếu dân phải chịu khổ, hãy trút tội lên các chuyên gia kinh tế đưa ý kiến, đừng buộc tội Đảng và Nhà nước!
Nhưng cuối cùng, chính Nhà nước và Đảng Cộng sản đã gây ra cái cảnh lạm phát phi mã hiện nay, không thể nào đổ tội cho ai được!
Cái tội chính đã được ghi trong cương lĩnh, chính sách của những kỳ Đại hội Đảng từ mấy lần rồi. Đó là “Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo”.
Tại sao có lạm phát? Vì tiền đổ ra nhiều quá mà sức sản xuất hàng hóa không tăng theo kịp. Tại sao lại đổ ra nhiều tiền như vậy? Vì các ngân hàng của nhà nước đưa tiền cho các xí nghiệp nhà nước tha hồ tiêu xài. Trong năm 2010, số tiền do các ngân hàng cho vay đã tăng thêm 28%, lên tới con số vay nợ lớn bằng 140% Tổng sản lượng nội địa (GDP). Nên biết, năm 1997, ngay trước khi Thái Lan bị khủng hoảng tài chánh, tổng số nợ của họ cũng chỉ lớn bằng 130% GDP! Hiện nay mỗi năm Việt Nam phải dùng 30% của Tổng sản lượng nội địa chỉ để trả tiền lãi và trả góp vốn các món nợ vay của người nước ngoài. Tại sao cần nhiều tiền đến như vậy? Vì có khi nhà nước đứng ra vay đô la từ nước ngoài, tức là đem tài sản cả nước ra làm vật thế chấp, rồi đưa tiền đó cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Đó là câu chuyện Vinashin đi vay 750 triệu đô la, ai cũng biết.
Những doanh nghiệp nhà nuớc làm ăn thế bết bát thế nào ai cũng biết. Nhưng chính sách của Đảng Cộng sản vẫn là đem tiền của toàn dân cho các cán bộ kinh tế của đảng tha hồ tiêu pha lãng phí. Tiến sĩ Nguyễn Quang A năm ngoái đã viết một bài phân tích tường tận về cái lỗ thủng khổng lồ, cái thùng không đáy là các doanh nghiệp nhà nuớc.
Hiện nay cán cân mậu dịch của Việt Nam bị thâm thủng trên một tỷ đô la mỗi tháng. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào mua bán với Trung Quốc cũng thặng dư, tức là bán nhiều hơn mua; trừ Việt Nam là chịu thâm thủng, tiền ra nhiều hơn tiền vào! Ai gây ra cái nạn thâm thủng đó? Ông Nguyễn Quang A tính có 3 lãnh vực, các công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam thì bao giờ cũng đem tiền vào Việt Nam nhiều hơn là đem ra. Các xí nghiệp tư nhân trong nước thường cũng như vậy, ít nhất là không bị thâm thủng. Chính các doanh nghiệp nhà nước là nguồn gốc gây ra cảnh thâm thủng!
Các doanh nghiệp nhà nuớc được chính quyền ưu đãi, hưởng chế độ ưu đãi khi đi vay tiền của các ngân hàng, cũng do cán bộ điều khiển. Nhưng nó lại đóng góp rất ít vào kinh tế quốc dân. Ông Nguyễn Quang A cho biết, “số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng hơn 3 lần trong những năm 2000-2006, từ hơn 1 triệu lên hơn 3 triệu người. Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI (ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam) đã tăng hơn 3 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên hơn 1,4 triệu người năm 2006. Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm 28% tổng số lao động trong doanh nghiệp; giảm hơn một nửa (59,1%) so với năm 2000”.
Còn phần đóng góp của các doanh nghiệp nhà nuớc vào ngân sách quốc gia thì sao? Tiến sĩ Nguyễn Quang A ghi nhận các doanh nghiệp nhà nước chỉ góp trên 10% vào tổng số thu của nhà nước, còn 88,65% là do các doanh nghiệp khác, tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp!
Với những thành tích của các doanh nghiệp nhà nuớc như thế, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bảo vệ các doanh nghiệp nhà nuớc! Họ đem tiền của dân cho đám cán bộ sử dụng dù không có hiệu quả. Vì đó doanh nghiệp nhà nuớc là nơi họ nuôi các cán bộ đảng!
Chi tiền nhiều quá, sinh lạm phát, thì toàn dân phải chịu!
Ngô Nhân Dụng
Tình trạng kinh tế ở Việt Nam được diễn tả trong một bài ca dao đang phổ biến như sau:
Đau đầu vì điện
Điên đầu vì đô (đô la)
Ngây ngô vì vàng
Ngỡ ngàng vì đất
Điện không biết lúc nào bị cúp; ngay một khách sạn quốc tế ở giữa thủ đô cái máy pha cà phê cũng ngưng chạy vì cúp điện. Giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen lúc nào cũng chạy vọt lên nhanh hơn giá do nhà nước chính thức quy định. Nhà nước vừa mới phá giá đồng tiền Việt Nam xuống thêm hơn 8%, phá giá lần thứ ba trong vòng 12 tháng. Đây là lần phá giá tiền thứ sáu kể từ hai năm rưỡi nay; nhưng vẫn như các lần trước, giá chính thức vừa được công bố thì giá mua đô la trong các cửa hàng vàng Hà Nội đã vươn lên qua mặt nữa rồi.
Vì dân chúng không tin tưởng vào đồng tiền, những người có tiền trong tay tìm cách tống khứ cái khuôn mặt in trên đó đi càng nhanh càng tốt, bằng cách đổi lấy đô la Mỹ hay mua vàng. Vàng thì nặng, khó giữ và khó chuyển ra ngoài, cho nên giới quan chức lớn và doanh nhân có tiền thật đều tích trữ đô la. Tại sao người ta chuộng những tờ giấy 100 đô la mới, sẵn sàng trả giá cao hơn? Vì khi đem hối lộ, được hoan nghênh hơn! Quí quan cũng biết rằng đem đô la đi lại nó nhẹ nhàng hơn vàng nhiều.
Trong khi giới có quyền và có tiền điên đầu vì đô la và vàng, thì những nông dân lại “ngỡ ngàng vì đất”. Đồng bào tỉnh Hà Nam đã kéo nhau lên tận Hà Nội biểu tình đòi đền bù đất xứng đáng, nhưng chưa ai tổ chức tập hợp được tất cả các đoàn nông dân mất đất cùng đi khiếu kiện một lúc!
Sau phần “Ngỡ ngàng vì đất” bài ca dao đọc tiếp:
Ngất vì tỷ giá
Ngã vì lãi suất
Uất vì giá xăng
Cả ba hiện tượng: Tỷ giá đô la so với đồng tiền Việt Nam, lãi suất, và giá xăng quy tụ vào một điểm là “lạm phát phi mã”. Trong tuần rồi, giá xăng đã tăng vọt lên hơn 17%, gần 20.000 đồng một lít; và giá diesel tăng 24%, lên hơn 18.000 đồng. Giá xăng lên là một phần trong cảnh vật giá leo thang, tức là lạm phát. Ngày 25 tháng Hai vừa rồi, nhật báo Wall Street Á Châu loan tin đặc biệt về lạm phát ở Việt Nam, cho biết tỷ lệ giá sinh hoạt (CPI) tăng là 12,31%; nhắc nhở rằng đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Á châu. Hai món chính tăng giá là thực phẩm và nhà cửa, trong đó có giá vật liệu xây cất. Đó là hai nhu cầu thiết yếu của dân, đặc biệt là dân nghèo thì hầu hết đồng tiền kiếm được chỉ đổ vào chuyện ăn với ở!
Nhưng không ai tin rằng mức lạm phát sẽ dừng chân ở vị trí 12%. “Ngất vì tỷ giá” là một lý do. Đồng đô la Mỹ lên giá sẽ thúc lạm phát lên cao nữa. Vì mọi thứ hàng nhập cảng, khi mua phải trả bằng đô la, sẽ đắt hơn khi tính ra tiền Việt Nam. Ngoài ra, còn “Uất vì giá xăng”. Giá xăng dầu vừa mới lên sẽ khiến cho tất cả những thứ hàng hóa và dịch vụ cần dùng đến xăng dầu phải tăng giá theo (có món nào không cần chuyên chở bằng xe tàu chạy xăng không?). Riêng hai thứ đô la và xăng thôi cũng đủ khiến cho giá cả nhiều món hàng bắt buộc tăng giá trong thời gian tới. Cho nên nhà kinh tế Matt Hildebrandt thuộc công ty tài chính JP Morgan đoán rằng trong mấy tháng tới tỷ lệ lạm phát ở nước ta sẽ lên 14%, và giữ mức đó cho cả năm 2011. Nhiều người lo ngại lạm phát sẽ lên tới 15%. Trong khi đó, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không thay đổi chỉ tiêu của họ là giữ lạm phát ở mức 7% cho năm nay. Đúng là họ sống trong một thế giới ảo, khác đám chúng sinh đang đi lại ở ngoài đường.
Trước tình hình lạm phát đe dọa đó, dân đang “Ngã vì lãi suất” vì Ngân hàng Nhà nước phải cho tăng lãi suất nhiều lần để giảm bớt số lượng tiền lưu hành. Như nhận xét của tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, trong một bài đăng trên mạng lưới của nhà nước, Việt Nam đang lâm vào một thế bí, là phải lo chống lạm phát trong lúc lãi suất đang rất cao.
Bình thường, khi muốn ngăn chặn lạm phát thì người ta phải tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ khiến dân bớt tiêu thụ đi và các xí nghiệp cũng bớt đầu tư; do đó số cầu giảm và giá cả các món hàng sẽ hạ bớt. Nhưng khi lãi suất đã cao lắm rồi, thì khó ai dám tăng lãi suất nữa. Tức là Ngân hàng Nhà nước mất một thứ dụng cụ để giảm bớt lạm phát. Cho nên ông Trần Du Lịch nói thẳng về viễn tượng kinh tế Việt Nam: “Qua 2 tháng đầu năm 2011, có thể thấy tình hình kinh tế vĩ mô gặp khó khăn hơn năm 2010 và nghiêm trọng hơn chúng ta dự đoán”. Cho đăng những nhận xét của ông trên mạng lưới nhà nước, cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam muốn báo trước cho toàn thể mọi người biết cả nước sắp vất vả! Mặt khác, họ cũng muốn chối tội về những biện pháp mới thi hành: tăng giá xăng và phá giá đồng bạc. Bởi vì, đó chính là những điều mà tiến sĩ Trần Du Lịch đưa ra đề nghị phải làm ngay “cả gói!”. Nếu dân phải chịu khổ, hãy trút tội lên các chuyên gia kinh tế đưa ý kiến, đừng buộc tội Đảng và Nhà nước!
Nhưng cuối cùng, chính Nhà nước và Đảng Cộng sản đã gây ra cái cảnh lạm phát phi mã hiện nay, không thể nào đổ tội cho ai được!
Cái tội chính đã được ghi trong cương lĩnh, chính sách của những kỳ Đại hội Đảng từ mấy lần rồi. Đó là “Lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo”.
Tại sao có lạm phát? Vì tiền đổ ra nhiều quá mà sức sản xuất hàng hóa không tăng theo kịp. Tại sao lại đổ ra nhiều tiền như vậy? Vì các ngân hàng của nhà nước đưa tiền cho các xí nghiệp nhà nước tha hồ tiêu xài. Trong năm 2010, số tiền do các ngân hàng cho vay đã tăng thêm 28%, lên tới con số vay nợ lớn bằng 140% Tổng sản lượng nội địa (GDP). Nên biết, năm 1997, ngay trước khi Thái Lan bị khủng hoảng tài chánh, tổng số nợ của họ cũng chỉ lớn bằng 130% GDP! Hiện nay mỗi năm Việt Nam phải dùng 30% của Tổng sản lượng nội địa chỉ để trả tiền lãi và trả góp vốn các món nợ vay của người nước ngoài. Tại sao cần nhiều tiền đến như vậy? Vì có khi nhà nước đứng ra vay đô la từ nước ngoài, tức là đem tài sản cả nước ra làm vật thế chấp, rồi đưa tiền đó cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng. Đó là câu chuyện Vinashin đi vay 750 triệu đô la, ai cũng biết.
Những doanh nghiệp nhà nuớc làm ăn thế bết bát thế nào ai cũng biết. Nhưng chính sách của Đảng Cộng sản vẫn là đem tiền của toàn dân cho các cán bộ kinh tế của đảng tha hồ tiêu pha lãng phí. Tiến sĩ Nguyễn Quang A năm ngoái đã viết một bài phân tích tường tận về cái lỗ thủng khổng lồ, cái thùng không đáy là các doanh nghiệp nhà nuớc.
Hiện nay cán cân mậu dịch của Việt Nam bị thâm thủng trên một tỷ đô la mỗi tháng. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào mua bán với Trung Quốc cũng thặng dư, tức là bán nhiều hơn mua; trừ Việt Nam là chịu thâm thủng, tiền ra nhiều hơn tiền vào! Ai gây ra cái nạn thâm thủng đó? Ông Nguyễn Quang A tính có 3 lãnh vực, các công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam thì bao giờ cũng đem tiền vào Việt Nam nhiều hơn là đem ra. Các xí nghiệp tư nhân trong nước thường cũng như vậy, ít nhất là không bị thâm thủng. Chính các doanh nghiệp nhà nước là nguồn gốc gây ra cảnh thâm thủng!
Các doanh nghiệp nhà nuớc được chính quyền ưu đãi, hưởng chế độ ưu đãi khi đi vay tiền của các ngân hàng, cũng do cán bộ điều khiển. Nhưng nó lại đóng góp rất ít vào kinh tế quốc dân. Ông Nguyễn Quang A cho biết, “số lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng hơn 3 lần trong những năm 2000-2006, từ hơn 1 triệu lên hơn 3 triệu người. Tương tự, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI (ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam) đã tăng hơn 3 lần, từ hơn 407 ngàn người năm 2000 đã tăng lên hơn 1,4 triệu người năm 2006. Số lao động làm việc trong các DNNN chỉ còn chiếm 28% tổng số lao động trong doanh nghiệp; giảm hơn một nửa (59,1%) so với năm 2000”.
Còn phần đóng góp của các doanh nghiệp nhà nuớc vào ngân sách quốc gia thì sao? Tiến sĩ Nguyễn Quang A ghi nhận các doanh nghiệp nhà nước chỉ góp trên 10% vào tổng số thu của nhà nước, còn 88,65% là do các doanh nghiệp khác, tư nhân trong nước và nước ngoài đóng góp!
Với những thành tích của các doanh nghiệp nhà nuớc như thế, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bảo vệ các doanh nghiệp nhà nuớc! Họ đem tiền của dân cho đám cán bộ sử dụng dù không có hiệu quả. Vì đó doanh nghiệp nhà nuớc là nơi họ nuôi các cán bộ đảng!
Chi tiền nhiều quá, sinh lạm phát, thì toàn dân phải chịu!
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011
Chẳng thơm cũng thể…
Phiếm Luận: Chẳng thơm cũng thể… (Phong Trần)
Đăng ngày 05/03/2011 lúc 00:00:00 EST
Đề tài: Chuyện dài quê ta
“…Em đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan truyền thông làm rầm rộ chiến dịch cứu cụ rùa để dân chúng theo dõi bệnh tình cụ rùa mà quên cái Hoa Nhà chết tiệt đi…”
Chẳng thơm cũng thể…
Phong Trần
Hoa nhài còn gọi là hoa lài cùng với hoa sen là hai loài hoa phổ biến nhất ở Việt Nam. Hương nhài dịu dàng và bền, “thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu”, được cả người giàu lẫn người nghèo ưa chuộng.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Nhưng kể từ khi có cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở Tunisia thì các nhà độc tài, kiểu vua chúa hay kiểu lãnh tụ Cộng Sản, đều sợ hãi hoa nhài như sợ cọp.
Khi thấy Con Chó Điên Ghadhafi (TT Regan từng gọi Moamar Ghadhafi là Mad Dog) sắp đền tội thì Tổng Bí Thư Lú Như Trọng run lắm, bèn triệu tướng Công An, Nguyễn Văn Hướng, và Đinh Thế Thôi, Thượng Thư Lề Phải tức Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, vào cung bàn quốc sự. Tân vương nhìn viên Thiên Lôi của Đảng, run giọng hỏi:
- Tướng công đã có kế sách ngăn chặn Loạn Hoa Nhài chưa?
- Thưa đồng chí TBT, bên công an chúng tôi đã bủa lưới trên cả nước rồi, mấy tên phản đảng, phản biện, diễn biến hoà bình đã bị chúng tôi gọi lên làm việc và tịch thu hết máy vi tính, điện thoại cầm tay, nhà cửa chúng nó được công an rào kín như niêm phong nên không thể liên lạc với nhau được nữa. Ta đã có luật lệ cấm tụ họp từ 5 người trở lên nên chúng nó không tập trung nổi đâu.
- Nhưng tôi vẫn chưa yên tâm, bọn Ai Cập và Lybia cắt hết Internet mà chúng còn biểu tình được đấy.
- TBT đừng có lo, để bên công an chúng tôi lo. Tôi đã chỉ thị cho trung tướng Trần Đại Quang, viên phó tướng của tôi thực tập chống loạn Hoa Nhài ngày 23 tháng 2 vừa qua ở Binh Thuận, hoành tráng hơn cả xi-nê-ma Mỹ nữa.
- Tuyệt vời.
Rồi tân vương Lú Như Trọng xoay qua hỏi Đinh thượng thư:
- Ông Tuyên Giáo đã có kế hoạch diệt truyền thông phản động chưa?
- Báo cáo Tổng Bí Thư, em đã nhờ bên công an lôi cổ lũ giặc Internet ra đập cho mỗi đứa một trận nhừ tử rồi.
- Nhưng ta cũng phải đề phòng báo chí của ta nữa, lỡ có đứa nào mất cảnh giác loan tin trật lề đường thì khốn đấy. Tể tướng Dũng mới ký sắc lệnh 02/21/2011 cho phép công an, cảnh sát, biên phòng, duyên phòng, bộ đội, thuế vụ, uỷ ban nhân dân từ cấp xã trở lên, nghĩa là cấp nào ngành nào cũng có quyền xử phạt ai đưa tin không có lợi cho đảng. Nhưng chưa đủ đâu, ban tuyên giáo phải kiểm sóat chặt chẽ bọn diễn biến hoà bình dùng hình ảnh Hoa Nhài mà tạo loạn đấy.
- Dạ rõ, em đã cho lệnh ngăn chặn bất cứ thông tin nào có chữ “Hoa Nhài”, ai sử dụng máy vi tính mà gõ vào chữ Hoa Nhài là bị khóa liền.
- Chưa đủ, từ nay ta phải làm sao cho hai chữ Hoa Nhài biến khỏi lãnh thổ ta.
Tướng Công An bèn hiến kế:
- Như vậy ta sẽ cấm dân chúng dùng gạo Jasmine, trà Jasmine, mà chỉ được ăn gạo Nàng Hương, uống trà Hoa Sói, cấm mang quần áo, hay trang sức có hình Hoa Nhài. Đền đài miếu mạo có hình Hoa Nhài phải gỡ đi hoặc đục bỏ. Tôi xin TBT sang sứ quán Trung Quốc hỏi cách thức họ phòng Loạn Hoa Nhài như thế nào để ta học hỏi. Họ đã có kinh nghiệm dẹp loạn Thiên An Môn năm 1989 nên chắc chắn có nhiều mưu kế thần sầu lắm.
- Nếu tất cả những kế hoạch trên cũng không ngăn chặn được Loạn Hoa Nhài thì ta phải làm sao?
- Công an làm không nổi thì huy động bộ đội.
- Nếu bộ đội không dám bắn vào con em chúng nó thì sao?
- Lúc đó ta sẽ xin viện binh Trung Quốc, lính Tàu nó sẽ bắn thả dàn vì người mình có phải là đồng bào của nó đâu.
- Nhưng nhỡ nó nhân cơ hội này chiếm luôn nước mình thì sao?
- Nước mình nó lấy gần hết rồi, có mất thêm cũng chẳng sao. Làm chư hầu mà giữ được đảng, giữ được tài sản còn hơn để bọn dân chủ nổi dậy thì mình trắng tay.
- Tuyệt vời. Kỳ đại hội tới tôi sẽ ủng hộ tướng công lên chức TBT.
- Ngày mai TBT phải lên đài truyền hình hô hào toàn đảng, toàn dân đoàn kết chống Loạn Hoa Nhài. Ta cứ bắt chước Gadhafi chụp cho bọn Hoa Nhài cái nón Al-Queada là Mỹ sợ dúm vào không dám ôm hôn Hoa Nhài nữa.
Tân vương Lú Như Trọng càng nghe càng mát dạ, ôm cứng lấy tướng công an, rồi day qua Đinh Thế Thôi:
- Đồng chí phải chỉ thị cho tình báo hải ngoại của ta theo dõi bọn Việt kiều phản động sách động nhân dân xuống đường. Lôi cổ thân nhân ở trong nước của chúng nó lên công an làm việc theo kế rung cây nhát khỉ của người Tàu.
- Em có kế Điệu Hổ Ly Sơn này tuyệt diệu lắm.
- Kế gì xin nói ra mau.
- Em đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan truyền thông làm rầm rộ chiến dịch cứu cụ rùa để dân chúng theo dõi bệnh tình cụ rùa mà quên cái Hoa Nhà chết tiệt đi.
- Tuyệt vời! Ông Trưởng Ban nhớ tô vẽ cụ rùa thành thánh vật đê dân chúng chiêm bái nhé.
- Tổng Bí Thư an tâm, em cho mấy lão thầy bói tung tin cụ rùa này chính là cụ rùa đã trao gươm báu cho vua Lê Lợi đánh tan giặc Minh, khi nào cụ hết bệnh sẽ trao gươm báu cho Đảng ta giữ nước. Nhất cử lưỡng tiện, Hoa Nhài sẽ héo hon mà chết, chuyện mất đất mất biển cũng êm luôn.
- Tuyệt vời nhưng giống Rùa sống dai như vậy kia à?
- Rùa Tiên, rùa Thánh thì sống thọ cả mấy ngàn năm lận.
- Giá bọn mình được làm rùa để sống thọ thì sướng nhỉ!
Ngài Lú Như Trọng quả lú lẫn danh bất hư truyền. Đảng của các ngài là đảng rùa tai đỏ thứ thiệt đấy chứ. Dân đói quá rủ nhau đi bắt rùa làm thịt thì các ngài hết chỗ “qui ẩn”.
Phong Trần
(Quán chủ Phong Trần Quán)
© Thông Luận 2011
Trang liên hệ
· Đọc thêm về Chuyện dài quê ta
--------------------------------------------------------------------------------
Bài được đọc nhiều nhất trong Chuyện dài quê ta:
Một Xã hội đen hiện hình ! (Trung Ngôn)
Lựa chọn
Trang in
Gởi đến cho bạn bè
Đăng ngày 05/03/2011 lúc 00:00:00 EST
Đề tài: Chuyện dài quê ta
“…Em đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan truyền thông làm rầm rộ chiến dịch cứu cụ rùa để dân chúng theo dõi bệnh tình cụ rùa mà quên cái Hoa Nhà chết tiệt đi…”
Chẳng thơm cũng thể…
Phong Trần
Hoa nhài còn gọi là hoa lài cùng với hoa sen là hai loài hoa phổ biến nhất ở Việt Nam. Hương nhài dịu dàng và bền, “thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu”, được cả người giàu lẫn người nghèo ưa chuộng.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Nhưng kể từ khi có cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở Tunisia thì các nhà độc tài, kiểu vua chúa hay kiểu lãnh tụ Cộng Sản, đều sợ hãi hoa nhài như sợ cọp.
Khi thấy Con Chó Điên Ghadhafi (TT Regan từng gọi Moamar Ghadhafi là Mad Dog) sắp đền tội thì Tổng Bí Thư Lú Như Trọng run lắm, bèn triệu tướng Công An, Nguyễn Văn Hướng, và Đinh Thế Thôi, Thượng Thư Lề Phải tức Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, vào cung bàn quốc sự. Tân vương nhìn viên Thiên Lôi của Đảng, run giọng hỏi:
- Tướng công đã có kế sách ngăn chặn Loạn Hoa Nhài chưa?
- Thưa đồng chí TBT, bên công an chúng tôi đã bủa lưới trên cả nước rồi, mấy tên phản đảng, phản biện, diễn biến hoà bình đã bị chúng tôi gọi lên làm việc và tịch thu hết máy vi tính, điện thoại cầm tay, nhà cửa chúng nó được công an rào kín như niêm phong nên không thể liên lạc với nhau được nữa. Ta đã có luật lệ cấm tụ họp từ 5 người trở lên nên chúng nó không tập trung nổi đâu.
- Nhưng tôi vẫn chưa yên tâm, bọn Ai Cập và Lybia cắt hết Internet mà chúng còn biểu tình được đấy.
- TBT đừng có lo, để bên công an chúng tôi lo. Tôi đã chỉ thị cho trung tướng Trần Đại Quang, viên phó tướng của tôi thực tập chống loạn Hoa Nhài ngày 23 tháng 2 vừa qua ở Binh Thuận, hoành tráng hơn cả xi-nê-ma Mỹ nữa.
- Tuyệt vời.
Rồi tân vương Lú Như Trọng xoay qua hỏi Đinh thượng thư:
- Ông Tuyên Giáo đã có kế hoạch diệt truyền thông phản động chưa?
- Báo cáo Tổng Bí Thư, em đã nhờ bên công an lôi cổ lũ giặc Internet ra đập cho mỗi đứa một trận nhừ tử rồi.
- Nhưng ta cũng phải đề phòng báo chí của ta nữa, lỡ có đứa nào mất cảnh giác loan tin trật lề đường thì khốn đấy. Tể tướng Dũng mới ký sắc lệnh 02/21/2011 cho phép công an, cảnh sát, biên phòng, duyên phòng, bộ đội, thuế vụ, uỷ ban nhân dân từ cấp xã trở lên, nghĩa là cấp nào ngành nào cũng có quyền xử phạt ai đưa tin không có lợi cho đảng. Nhưng chưa đủ đâu, ban tuyên giáo phải kiểm sóat chặt chẽ bọn diễn biến hoà bình dùng hình ảnh Hoa Nhài mà tạo loạn đấy.
- Dạ rõ, em đã cho lệnh ngăn chặn bất cứ thông tin nào có chữ “Hoa Nhài”, ai sử dụng máy vi tính mà gõ vào chữ Hoa Nhài là bị khóa liền.
- Chưa đủ, từ nay ta phải làm sao cho hai chữ Hoa Nhài biến khỏi lãnh thổ ta.
Tướng Công An bèn hiến kế:
- Như vậy ta sẽ cấm dân chúng dùng gạo Jasmine, trà Jasmine, mà chỉ được ăn gạo Nàng Hương, uống trà Hoa Sói, cấm mang quần áo, hay trang sức có hình Hoa Nhài. Đền đài miếu mạo có hình Hoa Nhài phải gỡ đi hoặc đục bỏ. Tôi xin TBT sang sứ quán Trung Quốc hỏi cách thức họ phòng Loạn Hoa Nhài như thế nào để ta học hỏi. Họ đã có kinh nghiệm dẹp loạn Thiên An Môn năm 1989 nên chắc chắn có nhiều mưu kế thần sầu lắm.
- Nếu tất cả những kế hoạch trên cũng không ngăn chặn được Loạn Hoa Nhài thì ta phải làm sao?
- Công an làm không nổi thì huy động bộ đội.
- Nếu bộ đội không dám bắn vào con em chúng nó thì sao?
- Lúc đó ta sẽ xin viện binh Trung Quốc, lính Tàu nó sẽ bắn thả dàn vì người mình có phải là đồng bào của nó đâu.
- Nhưng nhỡ nó nhân cơ hội này chiếm luôn nước mình thì sao?
- Nước mình nó lấy gần hết rồi, có mất thêm cũng chẳng sao. Làm chư hầu mà giữ được đảng, giữ được tài sản còn hơn để bọn dân chủ nổi dậy thì mình trắng tay.
- Tuyệt vời. Kỳ đại hội tới tôi sẽ ủng hộ tướng công lên chức TBT.
- Ngày mai TBT phải lên đài truyền hình hô hào toàn đảng, toàn dân đoàn kết chống Loạn Hoa Nhài. Ta cứ bắt chước Gadhafi chụp cho bọn Hoa Nhài cái nón Al-Queada là Mỹ sợ dúm vào không dám ôm hôn Hoa Nhài nữa.
Tân vương Lú Như Trọng càng nghe càng mát dạ, ôm cứng lấy tướng công an, rồi day qua Đinh Thế Thôi:
- Đồng chí phải chỉ thị cho tình báo hải ngoại của ta theo dõi bọn Việt kiều phản động sách động nhân dân xuống đường. Lôi cổ thân nhân ở trong nước của chúng nó lên công an làm việc theo kế rung cây nhát khỉ của người Tàu.
- Em có kế Điệu Hổ Ly Sơn này tuyệt diệu lắm.
- Kế gì xin nói ra mau.
- Em đã chỉ thị cho tất cả các cơ quan truyền thông làm rầm rộ chiến dịch cứu cụ rùa để dân chúng theo dõi bệnh tình cụ rùa mà quên cái Hoa Nhà chết tiệt đi.
- Tuyệt vời! Ông Trưởng Ban nhớ tô vẽ cụ rùa thành thánh vật đê dân chúng chiêm bái nhé.
- Tổng Bí Thư an tâm, em cho mấy lão thầy bói tung tin cụ rùa này chính là cụ rùa đã trao gươm báu cho vua Lê Lợi đánh tan giặc Minh, khi nào cụ hết bệnh sẽ trao gươm báu cho Đảng ta giữ nước. Nhất cử lưỡng tiện, Hoa Nhài sẽ héo hon mà chết, chuyện mất đất mất biển cũng êm luôn.
- Tuyệt vời nhưng giống Rùa sống dai như vậy kia à?
- Rùa Tiên, rùa Thánh thì sống thọ cả mấy ngàn năm lận.
- Giá bọn mình được làm rùa để sống thọ thì sướng nhỉ!
Ngài Lú Như Trọng quả lú lẫn danh bất hư truyền. Đảng của các ngài là đảng rùa tai đỏ thứ thiệt đấy chứ. Dân đói quá rủ nhau đi bắt rùa làm thịt thì các ngài hết chỗ “qui ẩn”.
Phong Trần
(Quán chủ Phong Trần Quán)
© Thông Luận 2011
Trang liên hệ
· Đọc thêm về Chuyện dài quê ta
--------------------------------------------------------------------------------
Bài được đọc nhiều nhất trong Chuyện dài quê ta:
Một Xã hội đen hiện hình ! (Trung Ngôn)
Lựa chọn
Trang in
Gởi đến cho bạn bè
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011
Tại thị trấn Misrata ở miền Tây Libya
Tại thị trấn Misrata ở miền Tây Libya, ông Dan Porter, người Mỹ quê ở Florida điều hành một công ty xây dựng, đã nói trên Facebook với một tổ chức ủng hộ phe đối lập Libya rằng nhân dân Misrata giờ đây rất vui mừng khi được giải phóng khỏi chế độ của Đại Tá Gadhafi. Ông Porter nói:
“Cả đời tôi, tôi chưa bao giờ được thấy những chuyện như thế này. Dân chúng quá vui mừng, giống như được thả ra khỏi tù. Gadhafi đã đè nén họ 42 năm và bây giờ họ được tự do. Họ sẵn sàng lên đường để xây dựng một nước Libya mới.”
“Cả đời tôi, tôi chưa bao giờ được thấy những chuyện như thế này. Dân chúng quá vui mừng, giống như được thả ra khỏi tù. Gadhafi đã đè nén họ 42 năm và bây giờ họ được tự do. Họ sẵn sàng lên đường để xây dựng một nước Libya mới.”
Trả lời
HOANG THANH TRUC says:
Tháng Ba 1, 2011 lúc 2:30 chiều
“ BỌN TƯ BẢN ĐỎ, SÂU DÂN MỌT NƯỚC…..CHÚNG ĐÃ THẬT SỰ HOÃNG SỢ ”
Gia đình tôi kinh doanh vàng bạc từ rất lâu tại Hà Nội và TP/HCM ( chúng tôi có 6 cửa hàng của các thành viên trong gia đình ) Từ nữa tháng trỡ lại đây có một hiện tượng lạ, doanh số chúng tôi tăng vọt một cách bất thường nhưng chỉ tập trung vào vài cá nhân lạ, rất giàu có ( đi xe hơi đắt tiền ) đặt hàng chúng tôi trước, mỗi lần từ 500 “cây” bốn số 9 trở lên, hẹn đến nhận hàng từ 10 giờ đêm trỡ đi, thanh toán bằng USD, lượng hàng đặt mua cấp tập đến nỗi chúng tôi phải cho người chạy về các Tỉnh lân cận thu gom , có điều thú vị là chúng tôi giao hàng và thanh toán với nhau theo yêu cầu của bên mua trong xe hơi máy lạnh nhưng người lái xe và người nhận hàng đều đeo khẩu trang chống bụi như là đi xe gắn máy, lúc đầu chúng tôi hơi lo ngại nhưng rồi mọi việc mua bán khá suông sẽ và uy tín, thậm chí hối thúc chúng tôi giao hàng cho nhanh có lúc đặt tiền trước cả chục ngàn đô chỉ với một chử ký của tôi trong sổ tay ? chúng tôi chưa kết toán nhưng nhẫm tính hơn 9000 “cây” rồi,vẫn còn giao dịch tiếp nhưng tiến độ thưa hơn lúc đầu . Điều gì lạ vậy ? các thành viên trong gia đình chúng tôi không khõi thắc mắc , Tình hình chính trị kinh tế trong nước chỉ mới hâm hấp nóng chưa có biểu tượng gì là lên cơn sốt, sắp đỗi tiền chăn ? vô lý, vì giao dịch bằng ngoại tệ ! hay vàng bị sức hút xuyên biên giới ? không chuẩn ,vì nhân viên chúng tôi liên hệ mật thiết với các cữa hàng vệ tinh các tỉnh cận biên đều bình thường không chênh lệch về giá là mấy . Cuối cùng nhờ người nhà chúng tôi hay cẫn thận ghi nhớ số xe trong các lần giao dịch thông qua người cháu rễ làm cảnh sát giao thông trong ngành đăng ký xe cơ giới truy tìm tung tích hai số xe nói trên mới phát hiện xe này thuộc hai gia đình lãnh đạo cao cấp của nhà nước tại HàNội
Thì ra dù nhiệt độ chính trị trong nước chưa có gì báo động nhưng sức nóng của các cuộc lật đỗ chế độ độc tài bạo quyền vùng Bắc Phi và Trung Đông đã phà hơi nóng vào gáy gia đình các “ Siêu tư bãn Đõ bất minh” Và dù đã lén lút chuyễn hết ngoại tệ cướp đoạt từ nhân dân , nhờ quyền lực, ra nước ngoài cất giữ trong các tài khoãn ngân hàng mang tên con em đang định cư ở ngoài nước , Nhưng dư âm các lệnh phong toã tài sãn bất minh của những chế độ độc tài từ chính phủ các nước trên thế giới đã làm các gia đình “ tư bản Đỏ bất minh” này bấn loạn lo âu, sợ công lao vơ vét của mình trôi sông trôi biển nên phải lên một kế hoạch hạ sách nhưng ăn chắc mặt bền đồng tiền liền khúc ruột , chuyễn hoá một phần tài sãn thành quí kim đễ dễ bề chôn dấu bí mật trong nước phòng thân.
Chúng tôi kinh doanh,quang minh chính trực đóng thuế cho nhà nước đầy đủ , chúng tôi là người còn nhân cách , không bầy đàn, không theo đóm ăn tàn , chúng tôi cũng phẫn nộ như mọi đồng bào khác của chúng tôi khi thấy trong xã hội có những thành phần sâu dân mọt nước,chúng làm giàu nhờ ngồi trong phòng lạnh nhờ những chữ ký bởi quyền lực từ nhân mà chúng tướt đoạt, tài sãn cũa chúng là mồ hôi ,nước mắt đôi khi là máu từ nhân dân tích luỹ. Chúng đang vào “chiến dịch” thu gom bằng mọi cách nhanh nhất có thể, dù là phãn đạo đức và tẩu tán cũng thật nhanh bằng mọi hình thức cho con cháu giòng tộc vì hơn ai hết chúng đánh hơi thấy cái chế độ “ BẪN THIỂU , BỊP BỢM” này sắp suy tàn.
Chúng ta ,mọi người dân trên đất nước này, mọi thành phần, mọi vị trí trong xã hội nên tự nhủ trong tâm thức và trái tim mình một trách nhiệm thiên liêng của dân tộc giao phó là bằng mọi sự hiểu biết mọi giác quan nhạy cãm nhất phải ghi nhận và cẩn thận lưu trữ tất cả những thông tin về di biến động tài sãn, vàng bạc, nhà đất, cỗ phần, cỗ phiếu trong hay ngoài nước từ trong mọi ngóc ngách lẫn khuất hay chính danh của các thân nhân gia đình những viên chức Đảng CS nhà nước này, không để sót một thông tin dữ liệu nào , Chúng ta phải biết rằng mọi giao dịch tài sãn dù thông qua mạng hay máy tính thì vẫn do con người thao tác và quãn lý, hãy vì trách nhiệm với dân với nước cố gắn truy tầm tìm hiểu những tài sãn giao dịch có phản phất mùi từ mồ hôi nước mắt của bạn của tôi và của đồng bào hãy lưu trữ nó vào nơi nào của riêng bạn và bạn cũng nên nhớ chúng ta,đất nước này sẽ cần lắm những dữ liệu tài sãn cá nhân hay “ bầy đàn” đó trong một ngày không xa lắm , tất cả trong chúng ta không thể không biết những khối tài sãn đó một phần lớn vay bằng ngoại tệ từ nước ngoài mà bạn , tôi và con cháu chúng ta oằn lưng phải trả sau này ! bạn có biết chúng đang rút rĩa từ tài sãn ấy đầu tư cho con cái chúng đi du học ở nước ngoài và mai sau quay về bằng những bằng cấp có được từ mồ hôi nước mắt của chúng ta ,con cháu bọn chúng nó lại tiếp tục ngồi trên đầu, trên cổ con cháu chúng ta ,chúng đang dùng mỡ chúng ta đễ chiên ráng con cháu chúng ta sau này , bạn có thấm đẩm nỗi đau này không ?? hơn ai hết chúng ta đều biết, lương và kể cả tiền thưởng gì gì nữa thì dù có là cả hai vợ chồng “lảnh đạo” chúng cũng không hơn 1000 USD/tháng , vậy tiền đâu chúng đầu tư cho mỗi đứa con chúng du học tại Châu Âu,Mỹ 50.000.USD/năm ?? giản đơn vậy thôi để tất cả chúng ta phải biết bọn sâu dân, mọt nước, lưu manh, bịp bợm này đang vay nợ máu nhân dân ta từng ngày, cho dù chúng có biện minh biến hoá bằng cách nào thì vòng vèo qua lại hay tới lui thì cuối cùng nhân dân cũng è cổ trả nợ . Và vì vậy từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau, từ Tỉnh,Huyện,TP cho đến Trung Ương tất cả chúng ta hãy âm thầm theo dõi ghi nhận các giao dịch tài sản liên quan xa gần của bọn sâu dân mọt nước này, hãy khai thác tối đa các phương tiện công cụ trên mạng nếu có thể để lần dõi theo chúng . Hãy vì dân vì nước vì con cháu chúng ta : LẤY “ BLOG ” LÀM DAO, ĐÂM CHẾ ĐỘ–LẤY “ WESITE ” THAY SÚNG, BẮN ĐỘC TÀI ” .
HOANG THANH TRUC says:
Tháng Ba 1, 2011 lúc 2:30 chiều
“ BỌN TƯ BẢN ĐỎ, SÂU DÂN MỌT NƯỚC…..CHÚNG ĐÃ THẬT SỰ HOÃNG SỢ ”
Gia đình tôi kinh doanh vàng bạc từ rất lâu tại Hà Nội và TP/HCM ( chúng tôi có 6 cửa hàng của các thành viên trong gia đình ) Từ nữa tháng trỡ lại đây có một hiện tượng lạ, doanh số chúng tôi tăng vọt một cách bất thường nhưng chỉ tập trung vào vài cá nhân lạ, rất giàu có ( đi xe hơi đắt tiền ) đặt hàng chúng tôi trước, mỗi lần từ 500 “cây” bốn số 9 trở lên, hẹn đến nhận hàng từ 10 giờ đêm trỡ đi, thanh toán bằng USD, lượng hàng đặt mua cấp tập đến nỗi chúng tôi phải cho người chạy về các Tỉnh lân cận thu gom , có điều thú vị là chúng tôi giao hàng và thanh toán với nhau theo yêu cầu của bên mua trong xe hơi máy lạnh nhưng người lái xe và người nhận hàng đều đeo khẩu trang chống bụi như là đi xe gắn máy, lúc đầu chúng tôi hơi lo ngại nhưng rồi mọi việc mua bán khá suông sẽ và uy tín, thậm chí hối thúc chúng tôi giao hàng cho nhanh có lúc đặt tiền trước cả chục ngàn đô chỉ với một chử ký của tôi trong sổ tay ? chúng tôi chưa kết toán nhưng nhẫm tính hơn 9000 “cây” rồi,vẫn còn giao dịch tiếp nhưng tiến độ thưa hơn lúc đầu . Điều gì lạ vậy ? các thành viên trong gia đình chúng tôi không khõi thắc mắc , Tình hình chính trị kinh tế trong nước chỉ mới hâm hấp nóng chưa có biểu tượng gì là lên cơn sốt, sắp đỗi tiền chăn ? vô lý, vì giao dịch bằng ngoại tệ ! hay vàng bị sức hút xuyên biên giới ? không chuẩn ,vì nhân viên chúng tôi liên hệ mật thiết với các cữa hàng vệ tinh các tỉnh cận biên đều bình thường không chênh lệch về giá là mấy . Cuối cùng nhờ người nhà chúng tôi hay cẫn thận ghi nhớ số xe trong các lần giao dịch thông qua người cháu rễ làm cảnh sát giao thông trong ngành đăng ký xe cơ giới truy tìm tung tích hai số xe nói trên mới phát hiện xe này thuộc hai gia đình lãnh đạo cao cấp của nhà nước tại HàNội
Thì ra dù nhiệt độ chính trị trong nước chưa có gì báo động nhưng sức nóng của các cuộc lật đỗ chế độ độc tài bạo quyền vùng Bắc Phi và Trung Đông đã phà hơi nóng vào gáy gia đình các “ Siêu tư bãn Đõ bất minh” Và dù đã lén lút chuyễn hết ngoại tệ cướp đoạt từ nhân dân , nhờ quyền lực, ra nước ngoài cất giữ trong các tài khoãn ngân hàng mang tên con em đang định cư ở ngoài nước , Nhưng dư âm các lệnh phong toã tài sãn bất minh của những chế độ độc tài từ chính phủ các nước trên thế giới đã làm các gia đình “ tư bản Đỏ bất minh” này bấn loạn lo âu, sợ công lao vơ vét của mình trôi sông trôi biển nên phải lên một kế hoạch hạ sách nhưng ăn chắc mặt bền đồng tiền liền khúc ruột , chuyễn hoá một phần tài sãn thành quí kim đễ dễ bề chôn dấu bí mật trong nước phòng thân.
Chúng tôi kinh doanh,quang minh chính trực đóng thuế cho nhà nước đầy đủ , chúng tôi là người còn nhân cách , không bầy đàn, không theo đóm ăn tàn , chúng tôi cũng phẫn nộ như mọi đồng bào khác của chúng tôi khi thấy trong xã hội có những thành phần sâu dân mọt nước,chúng làm giàu nhờ ngồi trong phòng lạnh nhờ những chữ ký bởi quyền lực từ nhân mà chúng tướt đoạt, tài sãn cũa chúng là mồ hôi ,nước mắt đôi khi là máu từ nhân dân tích luỹ. Chúng đang vào “chiến dịch” thu gom bằng mọi cách nhanh nhất có thể, dù là phãn đạo đức và tẩu tán cũng thật nhanh bằng mọi hình thức cho con cháu giòng tộc vì hơn ai hết chúng đánh hơi thấy cái chế độ “ BẪN THIỂU , BỊP BỢM” này sắp suy tàn.
Chúng ta ,mọi người dân trên đất nước này, mọi thành phần, mọi vị trí trong xã hội nên tự nhủ trong tâm thức và trái tim mình một trách nhiệm thiên liêng của dân tộc giao phó là bằng mọi sự hiểu biết mọi giác quan nhạy cãm nhất phải ghi nhận và cẩn thận lưu trữ tất cả những thông tin về di biến động tài sãn, vàng bạc, nhà đất, cỗ phần, cỗ phiếu trong hay ngoài nước từ trong mọi ngóc ngách lẫn khuất hay chính danh của các thân nhân gia đình những viên chức Đảng CS nhà nước này, không để sót một thông tin dữ liệu nào , Chúng ta phải biết rằng mọi giao dịch tài sãn dù thông qua mạng hay máy tính thì vẫn do con người thao tác và quãn lý, hãy vì trách nhiệm với dân với nước cố gắn truy tầm tìm hiểu những tài sãn giao dịch có phản phất mùi từ mồ hôi nước mắt của bạn của tôi và của đồng bào hãy lưu trữ nó vào nơi nào của riêng bạn và bạn cũng nên nhớ chúng ta,đất nước này sẽ cần lắm những dữ liệu tài sãn cá nhân hay “ bầy đàn” đó trong một ngày không xa lắm , tất cả trong chúng ta không thể không biết những khối tài sãn đó một phần lớn vay bằng ngoại tệ từ nước ngoài mà bạn , tôi và con cháu chúng ta oằn lưng phải trả sau này ! bạn có biết chúng đang rút rĩa từ tài sãn ấy đầu tư cho con cái chúng đi du học ở nước ngoài và mai sau quay về bằng những bằng cấp có được từ mồ hôi nước mắt của chúng ta ,con cháu bọn chúng nó lại tiếp tục ngồi trên đầu, trên cổ con cháu chúng ta ,chúng đang dùng mỡ chúng ta đễ chiên ráng con cháu chúng ta sau này , bạn có thấm đẩm nỗi đau này không ?? hơn ai hết chúng ta đều biết, lương và kể cả tiền thưởng gì gì nữa thì dù có là cả hai vợ chồng “lảnh đạo” chúng cũng không hơn 1000 USD/tháng , vậy tiền đâu chúng đầu tư cho mỗi đứa con chúng du học tại Châu Âu,Mỹ 50.000.USD/năm ?? giản đơn vậy thôi để tất cả chúng ta phải biết bọn sâu dân, mọt nước, lưu manh, bịp bợm này đang vay nợ máu nhân dân ta từng ngày, cho dù chúng có biện minh biến hoá bằng cách nào thì vòng vèo qua lại hay tới lui thì cuối cùng nhân dân cũng è cổ trả nợ . Và vì vậy từ Lạng Sơn cho đến Cà Mau, từ Tỉnh,Huyện,TP cho đến Trung Ương tất cả chúng ta hãy âm thầm theo dõi ghi nhận các giao dịch tài sản liên quan xa gần của bọn sâu dân mọt nước này, hãy khai thác tối đa các phương tiện công cụ trên mạng nếu có thể để lần dõi theo chúng . Hãy vì dân vì nước vì con cháu chúng ta : LẤY “ BLOG ” LÀM DAO, ĐÂM CHẾ ĐỘ–LẤY “ WESITE ” THAY SÚNG, BẮN ĐỘC TÀI ” .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Tìm kiếm Blog này
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2011
(69)
-
▼
tháng 3
(8)
- Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi các bloggers...
- Ngày 27 tháng 3 năm 2011Adrian Hamilton (The Indep...
- SAI TỚI MỨC NÀO THÌ CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ MỚI BỊ...
- Xấu hổ
- Cái gì gây ra lạm phát ở Việt Nam?
- Chẳng thơm cũng thể…
- Tại thị trấn Misrata ở miền Tây Libya
- Trả lời HOANG THANH TRUC says: Tháng Ba 1, 2011 l...
-
▼
tháng 3
(8)