Thời tiết tết ra sao?
23/01/2011 2:53
Sương mù dày đặc sẽ tiếp tục xuất hiện tại TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Miền Bắc sẽ đón xuân trong thời tiết rét và có mưa xuân nhẹ; miền Trung từ nay đến tết sẽ còn 2 đợt rét và mưa; miền Nam trước tết trời trở lạnh, có sương mù, triều cường và mưa trái mùa.
Băng tuyết ở vùng núi cao
Trong những ngày giáp tết, từ khoảng ngày 20-21.1 sẽ có một đợt không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc nước ta với cường độ không mạnh, di chuyển ra đông nam và suy yếu nhanh. Sau đó từ 24-25.1 (tức 21-22 tháng chạp) lại có một đợt không khí lạnh khác có cường độ mạnh tràn về kéo dài cho đến 27-28.1 (tức 24, 25 tháng chạp), sau đó suy yếu dần. Nhưng với hoạt động của không khí lạnh theo dạng sóng lạnh với từng đợt không khí lạnh bổ sung cách nhau vài ngày, thì có nhiều khả năng từ ngày 1-2.2 (tức 29, 30 tết) sẽ có một đợt không khí lạnh bổ sung và kéo dài qua đến mùng 3, mùng 4 tết.
Như vậy, miền Bắc sẽ đón xuân trong thời tiết rét và có mưa xuân nhẹ. Tình hình rét đậm còn xảy ra trên diện rộng, có nơi rét hại nhất là từ 22 đến 25 tháng chạp và trong những ngày Tết Nguyên đán. Vùng núi cao như đỉnh Mẫu Sơn, Sìn Hồ, Sapa, Tam Đảo, đèo Ô Quy Hồ có những ngày nhiệt độ giảm chỉ còn 1-3 độ C, có nơi xấp xỉ hoặc dưới 0 độ C, có nơi có sương muối, băng giá và cũng có thể lại xuất hiện tuyết rơi nhẹ trên các đỉnh núi cao từ 1.500-2.000m trở lên.
Hiện tượng La Nina đang hoạt động với cường độ còn mạnh và mạnh hơn La Nina 1917-1918, 1975-1976 và 1999-2001. Do vậy, hoạt động của các đợt không khí lạnh cực đới sẽ còn kéo dài cho đến đầu mùa hè 2011.
Đối với miền Trung, từ nay đến tết sẽ còn 2 đợt rét và mưa. Các tỉnh nằm giữa hai ngọn đèo Ngang và Hải Vân do có mưa và sương mù dày đặc kèm theo gió mùa đông bắc thổi mạnh làm cho trời thêm giá buốt trong những ngày giáp tết và đầu xuân. Miền Trung từ Đà Nẵng trở vào cho đến Khánh Hòa trời bớt rét, có mưa nhỏ và có những ngày trời hửng nắng nên ấm áp hơn, tiết trời xuân khá dễ chịu với không khí trong lành.
Hiện nay đang vào thời kỳ cao điểm của mùa khô đối với các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Từ nay đến Tết Nguyên đán, tình hình thời tiết sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng La Nina đang hoạt động với cường độ còn mạnh nên những đợt không khí lạnh sẽ lan truyền xuống phía nam, do vậy thời tiết có khả năng diễn biến phức tạp. Từ nay đến tết sẽ có vài ngày có mưa trái mùa do các nhiễu động trong đới gió đông kết hợp với không khí lạnh tăng cường, chỉ là mưa nhỏ và chủ yếu xảy ra ở Đồng Nai, vài nơi thuộc TP.HCM và ven biển ĐBSCL.
Sương mù, triều cường và gió mạnh
Năm nay sương mù xuất hiện trên khu vực Nam Bộ nhiều hơn bình thường. Mỗi đợt không khí lạnh tăng cường, sương mù có thể xuất hiện trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày. Trước tết, trời trở lạnh với nhiệt độ thấp nhất ban đêm có lúc giảm mạnh, tại Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh sẽ xuống thấp khoảng 16-17 độ C, TP.HCM có lúc chỉ còn 18 độ C, còn các nơi khác 19-21 độ C. Do thời tiết khô hanh, độ ẩm giảm chỉ còn khoảng 60-70%, nên trong những ngày giáp tết cần hết sức đề phòng cháy rừng, chợ, khu dân cư, kho hàng do bất cẩn trong sinh hoạt, đốt nương rẫy...
Đợt triều cường vùng hạ lưu các sông ở Nam Bộ từ 17-20 tháng chạp khá cao. Tại TP.HCM, đỉnh triều ở trạm Phú An trên sông Sài Gòn đạt mức giữa báo động 2 và 3, nên nhiều nơi bị ngập do nước triều dâng cao từ 3-5 giờ sáng và 17-19 giờ, sau đó nước rút nhanh. Đầu xuân sẽ có triều cường vẫn có thể ở mức khá cao từ mồng 1 đến mùng 4 tết. Đối với các tỉnh ven biển, gió mùa đông bắc mạnh còn kéo dài do không khí lạnh tăng cường nên bà con ngư dân đánh bắt vào dịp cuối năm cần chú ý đề phòng gió mạnh cấp 6 cấp 7, giật cấp 8 cấp 9, sóng có thể cao từ 3-5m, biển động mạnh trong những ngày có không khí lạnh tràn về.
Nhìn chung, từ nay đến Tết Nguyên đán, hiện tượng La Nina đang hoạt động với cường độ còn mạnh. Theo phân tích mới nhất ngày 19.1.2011, La Nina mạnh nhất được ghi nhận tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực Thái Bình Dương, với các chỉ số của ENSO, bao gồm lượng mây che phủ vùng nhiệt đới, các chỉ số Dao động Nam (SOI), gió mậu dịch và nhiệt độ bề mặt nước biển Thái Bình Dương, tất cả vẫn vượt ngưỡng La Nina (kể từ giữa năm 2010 đến nay). Dựa vào các phân tích trên, La Nina lần này mạnh hơn La Nina 1917-1918, 1975-1976 và 1999-2001, do vậy hoạt động của các đợt không khí lạnh cực đới sẽ còn kéo dài cho đến đầu mùa hè 2011.
Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan
(Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Na
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tìm kiếm Blog này
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2011
(69)
-
▼
tháng 1
(29)
- Sự can đảm của đảng Cộng sản Việt Nam
- Quê ngoại
- Một chút lạc quan nhìn từ vụ Cù Huy Hà Vũ
- Thời tiết tết ra sao?
- bạn bè In trang này Ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam c...
- PHÚC LỘC THỌ, CÁC CỤ... LÀ AI ?
- Câu chuyện đàn chó sói Đỗ Mai Lộc
- Một tập đoàn lãnh đạo vô liêm sỉ
- Thư gửi các tân ủy viên Trung ương
- Danh sách trúng cử Bộ Chính Trị khóa 11
- Bài viết kính tặng Tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọn...
- Thứ tư, ngày 19 tháng một năm 2011ĐIỀU LỆ MỚI CỦA ...
- HÀ NỘI CHÌM TRONG MÙ SƯƠNG TRONG NGÀY BẾ MẠC ĐẠI H...
- Suy ngẫm Govn
- Kami - “…
- Ý Kiến: Truyền thông Việt Nam năm 2010: Tấm gương ...
- iệt Nam-Đất & Người: Vụ án Cù Huy Hà Vũ:
- Tristian Dunn - Buzz - Công khai Chúng tôi là ngư...
- Khát vọng của Dân trước thềm Đại hội Đảng
- Việt Nam Cập nhật Thứ Năm, 06 tháng 1 2011 RSS Dự...
- Đại hội XI đảng CSVN: Vẫn loay hoay vác cây tre đi...
- Ý kiến công dân về Đại hội Đảng lần thứ 11
- Hôm nay, Hà Nội rét kỉ lục
- Nhiều tờ báo mạng tiếng Việt bị đánh sập
- Hậu quả của một lực lượng công an ngu xuẩn, bị lưu...
- Hãy gọi chúng cho đúng tên loài chó mang bản sắc V...
- ệt Nam-Đất & Người: Tố Hữu: nhà thơ Tiên Bi [2] (V...
- Phiếm Luận: Thư ngỏ gửi bạn đọc và nhà báo Huy Đức...
- Đại hội XI ĐCSVN: “Cẫn như vũ”? Đăng bởi bvnpost ...
-
▼
tháng 1
(29)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét