Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

ĐÂY THÔN LẠM PHÁT

ĐÂY THÔN LẠM PHÁT
Xuồng tam bản


Sao anh không về xem bão giá
Nhìn giá vàng lên, mọi thứ lên
Tiền! Ôi mất giá, cầm đi chợ
Bão giá vây quanh, mặt xanh dờn.

Giá theo lối giá, lương đường lương
Đời sống giờ đây thật thảm thương
Tiền lương tiền thưởng như chiếc lá,
Có trụ qua mùa bão giá không?

Mơ đến ngày nao đến ngày nao.
Lương mình được lãnh tăng thật cao.
Xã hội không còn chia giai cấp
Thiên đường anh nói ở đâu nào?

( Biến tấu thơ Hàn Mặc Tử)
Nguồn:http://xuongtamban.co.

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Dục bình thiên hạ, tiên trị kỳ quốc; dục trị kỳ quốc, tiên tề kỳ gia; dục tề kỳ gia, tiên tu kỳ thân; dục tu kỳ thân, tiên chánh kỳ tâm”.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

12 khách nươc ngoài đã chết đuối ở vịnh hạ long ngày 17/2/ 2011


Ôi thật đau lòng ,khi những người khách nước ngoài đến Viêtnam ,để du lịch ,tìm kiếm sự thư giãn trong những ngày nghỉ ngơi .Khi Việt nam kêu gọi khách du lich hãy đến Việt nam là "Điểm dừng chân của thiên niên kỷ" ..Thương thay họ đã trở về đất mẹ trong chiếc quan tài.

Tunisia

“Sự sụp đổ của một chế độ tưởng chừng như vững chắc của Ben Ali là lời cảnh báo về sự thay đổi chính trị bất ngờ có thể diễn ra đối với các chế độ toàn trị, vốn sử dụng vũ lực, đàn áp, tạo nên sự sợ hãi trong dân chúng và những lời lẽ dối trá khẳng định quyền điều hành chính danh của mình. Những chế độ đó có thể ổn định rất lâu, nhưng một khi người dân phá tung sự sợ hãi, một khi quân đội thừa nhận sự đòi hỏi đích đáng của nhân dân và không sử dụng súng ống đàn áp lại họ, thì chế độ đó sẽ nhanh chóng sụp đổ”.

Larry Diamond (giáo sư chính trị tại Đại học Stanfor)

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Số 108

Trong đạo Phật con số thiêng là 108. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về nước đi qua cột mốc 108. Cái kinh tuyến phân chia Việt Nam và Trung Quốc là kinh tuyến 108. Kinh tuyến này cũng đi qua Plâycu, là nơi xảy ra chiến dịch Hồ Chí Minh. 108, cũng là con số của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. 108 là số phút Gagarin bay vào vũ trụ...

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Phát biểu của Tổng thống B. Obama về Ai Cập




-

11.02.2011

Tổng thống: Xin chào buổi chiều tốt đẹp đến với tất cả mọi người. Trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có một vài khoảnh khắc rất hãn hữu để làm chứng nhân chứng kiến lịch sử đang diễn ra. Đây là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi đó. Nhân dân Ai Cập lên tiếng, tiếng nói của họ được lắng nghe, và Ai Cập sẽ không bao giờ còn giống như trước đây.

Bằng cách rời bỏ quyền lực, Tổng thống Mubarak đã đáp lại lời kêu đòi khẩn thiết của dân chúng Ai Cập cho một sự thay đổi. Nhưng đây không phải là kết thúc quá trình chuyển đổi. Đó là một khởi đầu. Tôi chắc chắn sẽ có những ngày khó khăn trước mặt và nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Nhưng tôi tin tưởng quần chúng Ai Cập có thể tìm thấy câu trả lời một cách hòa bình xây dựng, và tinh thần đoàn kết đã xác định những tuần lễ vừa qua. Nhân dân Ai Cập minh chứng rằng chỉ có nền dân chủ chân chính mới đem đến những ngày tươi sáng.

Quân đội đã phục vụ trong tinh thần yêu nước, có trách nhiệm, và bây giờ sẽ phải bảo đảm rằng sự chuyển đổi đó là đáng tin cậy dưới cái nhìn của người dân Ai Cập. Điều đó có nghĩa là bảo vệ các quyền công dân, thu hồi lệnh giới nghiêm, sửa đổi hiến pháp và luật pháp để thực hiện sự thay đổi không thể đảo ngược, đồng thời đặt ra một lộ trình rõ ràng đối với cuộc bầu cử công bằng và tự do. Trên tất cả, trong tiến trình này, mọi tiếng nói khác biệt phải được tôn trọng. Tinh thần của cuộc nổi dậy hòa bình và sự kiên trì của người dân Ai Cập có thể được coi như luồng gió vũ bão đằng sau sự thay đổi đó.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là một người bạn và đối tác của Ai Cập. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp bất cứ hỗ trợ nào là cần thiết – thể theo yêu cầu – để theo đuổi sự chuyển đổi đáng tin cậy về một nền dân chủ. Tôi cũng tin tưởng rằng cùng với sự khôn khéo tương tự và tinh thần doanh nghiệp mà tuổi trẻ Ai Cập đã thể hiện trong những ngày gần đây có thể được khai thác để tạo ra cơ hội mới – việc làm và doanh nghiệp cho phép thế hệ đầy khả năng phi thường này cất cánh. Tôi biết rằng một Ai Cập dân chủ có thể đóng vai trò lãnh đạo có trách nhiệm không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.

Ai Cập thể hiện vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại hơn 6.000 năm. Nhưng trong vài tuần qua, bánh xe lịch sử đã quay với tốc độ chóng mặt khi nhân dân Ai Cập đòi hỏi những quyền phổ cập toàn thế giới của họ.

Chúng ta đã thấy những người mẹ và những người cha mang con cái của họ trên vai để chỉ cho chúng những gì thật sự tự do là như thế nào.

Chúng ta nhìn thấy một thanh niên Ai Cập nói rằng, “Lần đầu tiên trong đời, tôi thực sự quan trọng. Tiếng nói của tôi được lắng nghe. Mặc dù tôi chỉ là một con người (đơn lẻ), nhưng đây là cách thức mà nền dân chủ được thực thi”.

Chúng ta đã thấy những người biểu tình hô vang “Selmiyya, selmiyya”- “Chúng tôi rất hiền hòa” – được lập lại nhiều lần.

Chúng ta nhìn thấy quân đội không nã súng vào những người họ đã tuyên thệ phải bảo vệ.

Và chúng ta đã thấy các bác sĩ và y tá đổ xô ra đường phố để chăm sóc những người bị thương, tình nguyện viên kiểm tra người biểu tình để bảo đảm rằng họ không mang theo vũ khí.

Chúng ta đã thấy những người có đức tin cầu nguyện với nhau và cùng hô khẩu hiệu – “Hồi-giáo-hữu, Kitô hữu, Chúng tôi là một”. Mặc dù chúng ta biết rằng dị biệt niềm tin tôn giáo vẫn còn chia cách nhiều người trên thế giới và chưa có sự kiện đơn lẻ nào lấp đầy vực thẳm ngay lập tức, sự kiện đó nhắc nhở rằng chúng ta không cần phải minh xác bởi những sự khác biệt. Chúng ta được xác định bởi nền nhân bản phổ quát mà mọi người cùng chia sẻ.

Và trên hết, chúng ta đã thấy một thế hệ mới xuất hiện – thế hệ sử dụng sự sáng tạo, tài năng và kỹ thuật hiện đại để kêu gọi chính phủ đại diện cho niềm hy vọng chứ không phải nỗi lo âu của họ; một chính phủ đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của họ. Một người Ai Cập đã nói đơn giản là: Hầu hết mọi người đã phát hiện ra trong vài ngày vừa qua… họ có một giá trị nào đó, và điều này không thể bị tước bỏ, không bao giờ nữa hết.

Đây là sức mạnh của nhân phẩm con người và nó không bao giờ có thể bị phủ nhận. Nhân dân Ai Cập đã truyền cảm hứng cho chúng ta và họ đã thực hiện bằng cách từ chối sự bịa đặt rằng công lý chỉ có thể đạt được thông qua bạo lực. Với Ai Cập, đó là đạo-đức-lực bất bạo động – không khủng bố, không chém giết dã man – nhưng là bất bạo động, đạo-đức-lực đã uốn nắn cánh cung lịch sử về hướng công lý thêm một lần nữa.

Trong khi hiện trường và âm thanh nghe được hoàn toàn là Ai Cập, chúng ta không thể không nghe thấy những tiếng vọng của lịch sử – tiếng vọng từ Đức phá đổ bức tường ô nhục, các sinh viên Nam Dương xuống đường, Gandhi dẫn dắt dân tộc ông đến con đường công lý.

Và như Martin Luther King đã nói trong việc kỷ niệm sự ra đời của một quốc gia mới ở Ghana trong khi cố gắng hoàn thiện chính mình, “Có điều gì đó trong tâm hồn khóc thét lên cho tự do.” Đó là những tiếng thét đến từ Quảng trường Tahrir và được toàn thế giới ghi nhận.

Ngày hôm nay đã thuộc về quần chúng Ai Cập và nhân dân Hoa Kỳ xúc động bởi sự kiện xảy ra tại Cairo và toàn cõi Ai Cập, mang đặc tính mà chúng ta mong muốn con cháu chúng ta lớn lên trong thế giới như vậy.

Tahrir có nghĩa là sự giải phóng. Nó là một từ nói lên điều gì đó trong tâm hồn chúng ta muốn gào thét lên cho tự do. Và mãi mãi nó sẽ nhắc nhở chúng ta về nhân dân Ai Cập – những gì họ đã làm, những điều họ tranh đấu cho, làm thế nào họ thay đổi đất nước của họ, và trong khi làm điều đó, thay đổi cả thế giới.

Chân thành cảm ơn các bạn.

Sau Tết, thật khó cười

Sau Tết, thật khó cười


Dẫu Tết đã qua đi trong một thời tiết đẹp, nhưng những chuyện không Tết nào không xảy ra, tai nạn và những cái chết, lại trầm trọng thêm vào năm nay, cười không khéo thành nhẫn tâm!

TT&VH: Sau tâm sự chia tay ở số Tất niên, từ số báo này, Remote* khép lại Nhật ký của mình, để nhường lại vị trí cho Camera mỗi tuần sẽ mang tới cho bạn đọc một Clip 5'-những thước-phim-không-hình nhưng đầy ắp hình ảnh của cuộc sống thường nhật.

Clip này, dù muốn, chẳng thể là một clip hài. Dẫu Tết đã qua đi trong một thời tiết đẹp. Hoa sau Tết rẻ như cho bán ngập cả đường, nhưng những chuyện không Tết nào không xảy ra, tai nạn và những cái chết, lại trầm trọng thêm vào năm nay, cười không khéo thành nhẫn tâm! Cũng bởi thế, clip này không có nhân vật. Giá như lờ mờ hiện lên được một hình ảnh nào đó gợi cho người ta lương tâm và trách nhiệm thì người làm clip coi như hoàn thành nhiệm vụ, nhưng thật khó!

Hình ảnh 1:

Gần đến giao thừa, đi ngang qua một nhóm người dựng những thân cây mía trên vỉa hè, mưu sinh đêm Ba mươi Tết bằng việc bán lộc cho người qua đường, nghe họ than thở với nhau rằng nỗi thiệt thòi lớn nhất của những tối Ba mươi thế này, không phải rét, không phải ế, không phải nhọc nhằn mang vác nặng hoặc phơi mặt ngoài phố, mà là không được xem chương trình Táo quân trên tivi, để cười...! Chỉ để cười thôi!

Dân lúc nào cũng mong được cười.

Nhưng làm thế nào để cười được đâu có dễ.

Hình ảnh 2:

Chương trình Táo quân trên tivi năm nay nhiều người khen hay, bởi vì làm nhiều người cười, dù vẫn chỉ ngần ấy người, ngần ấy chuyện, ngần ấy chỗ phải nói tránh hoặc dừng, cái phần hay nhất là có thêm một Táo Dân, dân như những người chịu lạnh bán mía cây trên vỉa hè tối Ba mươi Tết kia, chịu đựng được tất cả khó khăn của đời sống với nụ cười hồn nhiên thật thà. Ai cũng biết các vị Táo quân trong chương trình cuối năm là đại diện của một ngành. Dân thì chẳng phải một ngành, một bộ, dân là dân. Nhìn Táo Dân trên màn hình mong được cười chợt thấy nhói lòng!

Nhói lòng nữa vì từ màn hình đến đời đúng là chẳng cần gì tô vẽ.

Hình ảnh 3:

Cầu Ghềnh, tai nạn thảm khốc ngày 6/2, tức là mùng 4 Tết, chưa thấy quan chức nào đứng lên nhận mình có trách nhiệm. Trả lời phỏng vấn trên tivi, vị quan chức phụ trách đường sắt của tỉnh xảy ra tai nạn trả lời rằng đang tìm hiểu nguyên nhân...

Mơ thì rất không tiết kiệm, mơ rất xa tận đường sắt cao tốc, nhưng còn bao nhiêu cây cầu con con mà ô tô tàu hỏa cùng đi qua như vậy vẫn tồn tại? Cũng chẳng ai buồn nghĩ đến việc cấm ô tô đi cùng đường sắt. Ô tô thì chen lấn và đi ẩu, đi ngược chiều. Đường sắt thì luôn đầy sự cố. Mấy ngày Tết gần 300 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, vẫn thời sự nếu sang năm Táo Giao thông (tất nhiên là vai diễn) lại tiếp tục nói câu: "Chết bao nhiêu thì đi mà hỏi người chết ấy!". Quan chức thản nhiên được, còn dân sau tai nạn kinh hoàng và đầy nước mắt ấy, thật khó để cười!


Một cảnh trong Táo quân 2011
Hình ảnh 4:

Bổ sung cho hình ảnh trên. Thanh tra giao thông gây tai nạn do say xỉn rồi bỏ chạy. Và tình trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia, không đội mũ bảo hiểm, 3 - 4 người đánh võng trên một xe phổ biến như thể chỉ cần nghĩ ngoài đường không có cảnh sát giao thông là cũng không cần đến luật giao thông, muốn làm gì thì làm... Người dân tự mình đẩy mình đến chỗ không thể cười.

Hình ảnh 5:

Tất nhiên chẳng thể đổ lỗi cho việc mất điện mà 9 thanh niên đất Hải Phòng chết ngạt tập thể. Của đáng tội, Tết quá buồn khi có những cái chết chẳng bởi một lý do nào. Đầu tiên nghi rằng ma túy, rồi báo nói có, báo bảo không..., nguyên nhân chính là chết ngạt. Một ô tô nổ máy trong căn phòng 40m2 thay máy phát điện sẽ phải coi là thủ phạm. Nếu có Táo Điện lực thật, thì dù có vô can, cũng nên chạnh lòng chút ít.

Theo Thể thao & Văn hóa cuối tuần

---

* Nhật ký Remote: Tên một chuyên mục trên Báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần. Sau tết Tân Mão chuyên mục này đã đổi tên thành Clip 5'.

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hãy nghe và nói theo cách của mình !