Những con nhện khổng lồ bò khắp Hà Nội
Cập nhật lúc 11:24, Thứ Năm, 28/10/2010 (GMT+7)
,
- Những chùm dây điện như những con rắn khổng lồ cuộn trên cột, tỏa ra các con phố, đôi chỗ búi lại thành những mạng dày che kín cả mặt trời.
Nữ nhà văn Đức Juli Zeh gửi bài viết thứ 3 cho VietNamNet để kể về những điều tiếp theo khiến chị kinh ngạc khi tới Hà Nội sau khi ấn tượng với màn "xiếc tập thể" và "đội quân cướp nhà băng sặc sỡ"....
Những chùm dây điện như những con rắn khổng lồ cuộn trên cột.
Ở kia, giữa đám giao thông hỗn loạn, đan giữa những rừng người và xe máy, là những chiếc BMW cáu cạnh, những chiếc Maserati kiêu hãnh, những chiếc Mercedes bệ vệ: những linh vật của thế kỉ hai mốt.
Những chùm dây điện như những con rắn khổng lồ cuộn trên cột, tỏa ra các con phố, đôi chỗ búi lại thành những mạng dày che kín cả mặt trời. Như thể đêm đêm có những con nhện khổng lồ bò khắp Hà Nội, dệt cả thành phố thành những mạng nhện điện. Đây đó, những chiếc đèn canh gác quẹt qua chúng tôi, những người đi đường lững thững.
Những ma-nơ-canh cầm ô đứng trong tủ kính, những chiếc ghế nhựa chân ngắn và những cái chổi cán cũn cỡn: liệu cứ phải cúi thấp khi quét có dễ chịu lắm không? (Ý tưởng kinh doanh: xuất khẩu cán chổi dài hơn 20 cm), dịch vụ kinh doanh có thể mua bán bất kì giờ giấc nào.
Đi xích-lô với độ cao vừa tầm ống khói xe máy: Không khí là bằng chứng mạnh mẽ chống lại sự hô hấp. Đi bộ, chậm như rùa, lúc nào cũng như thể sắp đứt hơi. Với thời tiết hầm hập kiểu này, người ta phải học lại tất cả từ đầu: học đi, học đứng, học ngồi xuống và học đứng lên (đặc biệt là học đứng lên).
Tôi cứ thấy người man man, lúc mệt lúc khỏe. “Luật giao thông của thực tế!”, đột nhiên D. thốt lên, và như vậy anh đã tìm ra được một từ thích hợp để miêu tả màn xiếc tập thể trên đường phố Hà Nội.
Chú rể và cô dâu đứng như ma-nơ-canh.
Món hàng xuất khẩu lớn nhất của văn hóa Tây Âu: đám cưới váy trắng. Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, những chú rể và cô dâu đứng như manơcanh, vây quanh là các thợ ảnh với đạo cụ lỉnh kỉnh. Thỉnh thoảng họ mới nhúc nhích một tí: đầu nghiêng sang trái một chút, nào!
Thì đúng rồi, để có một ngày đẹp nhất trong đời chịu ra tấm ra món, người ta phải chịu khổ thôi, nhưng không sao, bởi vì trong cuộc đời, khoảnh khắc không có ý nghĩa gì cả, có chăng chỉ là kí ức được lưu giữ bằng hình ảnh (nhờ kĩ thuật nhiếp ảnh).
Hà Nội được trang hoàng bằng giấy màu, đèn lồng và những lẵng hoa cao ngất: 1000 năm, quả là một sự kiện! 10 ngày lễ hội theo kế hoạch của Chính phủ. Những sân khấu được dựng. Đèn chiếu, máy phun hơi màu được đặt vào vị trí. Những phố trung tâm chìm trong những dải đèn màu nhấp nhánh. Dân chúng chấp hành nhiệm vụ treo cờ: trước cửa nhà nào, ở khắp các tầng, đều treo cờ đỏ sao vàng.
Trên các đại lộ có gắn các biển hiệu chỉ dẫn để đoàn duyệt binh có thể đi qua. Nhưng ai có thể đến xem diễu binh đây? Khi mà việc chặn đường sẽ khiến cho giao thông tắc nghẽn và không ai có thể chen chân vào để xem cả. Tối hôm trước, khu trung tâm thành phố đã bị tắc nghẽn toàn bộ vì người đi xe máy tụ lại ở các ngã tư, rút điện thoại di động để chụp ảnh các dây sáng được treo lên. Thôi kệ, nhìn cảnh này tôi chỉ còn có cách thốt lên: Việt Nam vô địch muôn năm!
“Họ không lo sợ nhiều về cái chết…”, chị bạn cầm lái, một người Đức sống ở thành phố này, nói với tôi qua mũ bảo hiểm. Dĩ nhiên, chị ám chỉ những người lái xe máy ở Hà Nội, những người luôn làm tôi kinh ngạc. Có thể chị nói đúng. Việc bốn người ngồi trên một chiếc xe máy, trong đó có 2 trẻ em, một phần nói lên sự bó buộc kinh tế, một phần nói lên thế giới quan của những người này - nhưng chắc chắn điều đó không nói lên điều gì về một sự mạo hiểm có thể đo được một cách khách quan.
Hà Nội có quá nhiều điều khiến nhà văn Đức kinh ngạc.
Người ta có thể nhìn vào người Đức với hệ thống biển chỉ đường dày đặc, với những mặt đường nhựa phẳng lì, những vạch phân luồng thẳng băng. Chúng ta di chuyển êm du trong những chiếc xe lớn bọc thép chắc chắn bên ngoài, ngồi ghế bọc da vững chãi bên trong. Chúng ta di chuyển trật tự, trên những con đường trật tự, qua những thành phố trật tự.
Chúng ta được kiểm soát bởi những máy đo khoảng cách điện tử, những máy bắn tốc độ. Chúng ta buộc chặt trẻ em vào ghế riêng theo đúng chỉ dẫn. Nhưng chính người Đức chúng ta lại sợ toát mồ hôi khi người ngồi cạnh châm thuốc lá, hay một con chó không buộc rọ mõm đi qua. Định mệnh buộc chúng ta sống trong kỷ luật và kiểm soát, cho tới khi một người nào đó tin rằng, anh ta còn có quyền tự do mạo hiểm...
Như thể cái chết như một con thú mà chúng ta có thể kiểm soát trong cũi và thả nó ra, khi một chuyên gia với ba chứng chỉ quốc gia quyết định rằng, thời khắc đã đến. Có điều thực tế chứng minh rằng, không phải vì trật tự hay kiểm soát mà chúng ta trở nên hạnh phúc hơn hay vừa lòng với cuộc sống hơn. Có lẽ hàng năm, mỗi chúng ta nên đến Hà Nội để đi xe máy một lần.
Juli Zeh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tìm kiếm Blog này
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2010
(79)
-
▼
tháng 10
(19)
- Phải xin lỗi vì chê tiệc Việt Nam
- Khi lời xin lỗi vẫn còn là... xa xỉ
- 7 lời khuyên hay nhất về sự thay đổiTác giả: THỦY ...
- Những con nhện khổng lồ bò khắp Hà Nội
- Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ của Hà Nội
- Người Hà Nội đang làm 'xiếc tập thể'?
- Lời khuyên về du học của 'người tha hương'
- Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tăng hạng, nhưng khô...
- Về quê để thấy còn nợ quê nhiều lắm! Trần kim Anh
- SỐNG CHẾT MẶC BAY Tác giả: PHẠM DUY TỐN Phạm Duy ...
- SỐNG CHẾT MẶC BAY Tác giả: PHẠM DUY TỐN Phạm Duy ...
- 13280 79 /2010-10-22-pn-and-hd-vinashin-khong-the-...
- Xem cứu trợ lũ lụt ở Thái lan nghĩ về Việt nam
- Hai tiếng “cách mạng” thiêng liêng ấy
- Quốc tế kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho Lưu Hiểu Ba...
- Ba nguyên tắc cổ nhân áp dụng dạy con (Việt đại kỷ...
- Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, ...
- Hội chứng một ngàn
- Khi nào một quốc gia bị diệt vong, một dân tộc bị ...
-
▼
tháng 10
(19)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét