Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tăng hạng, nhưng không 'sạch' hơn
Cập nhật lúc 20:40, Thứ Ba, 26/10/2010 (GMT+7)
,
- Ngày 26/10, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng 2010 (CPI). Việt Nam xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10.
>> Xếp hạng tham nhũng thế giới 2008: Việt Nam lên 2 bậc
>> Cảm nhận tham nhũng 2007: Không mất điểm nhưng tụt hạng
Một cuộc đối thoại giữa các cơ quan Việt Nam và các đối tác phát triển. Ảnh: VietNamNet
CPI là chỉ số đo lường cảm nhận mức độ tham nhũng của khu vực công, cụ thể là tham nhũng liên quan đến các quan chức nhà nước, công chức và các chính trị gia, năm nay được thống kê ở 178 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thang điểm được đánh giá từ 0 (tham nhũng nặng) đến 10 (sạch).
Nghĩa là, các khảo sát xem xét cả khía cạnh hành chính và chính trị của tham nhũng. Theo kết quả của TI, đánh giá của các chuyên gia trong nước rất trùng hợp với đánh giá của các chuyên gia nước ngoài.
So sánh với năm ngoái, điểm số cho Việt Nam không thay đổi (2,7). Về thứ hạng, Việt Nam được tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng (năm ngoái là 120/180), nhưng theo "khuyến cáo" của đại diện Tổ chức Hướng tới minh bạch (cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam) thì thứ hạng tăng lên không có nhiều ý nghĩa, bởi mỗi năm sẽ có những quốc gia được đưa vào và đưa ra khỏi bảng xếp hạng.
Để được đưa vào danh sách đánh giá, mỗi quốc gia phải được ít nhất 3 nguồn khảo sát cho điểm. Riêng điểm số của Việt Nam được thống kê từ 9 nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Bertelsmann (BF), Cơ quan dự báo kinh tế (EIU), Tổ chức thấu hiểu toàn cầu (GI), Cơ quan tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC). Điểm số thấp nhất của Việt Nam là 1,9 (do EIU chấm), còn mức điểm tốt nhất là 4 (do ADB chấm).
3 quốc gia "sạch" nhất năm nay cùng được 9,3 điểm là Đan Mạch, New Zealand và Singapore, tiếp theo là Phần Lan và Thụy Điển với 9,2 điểm. Đứng cuối danh sách các quốc gia bị cảm nhận về tham nhũng mạnh mẽ nhất là Iraq (1,5 điểm), Afghanistan và Myanmar (cùng 1,4 điểm) và cuối cùng là Somalia (1,1 điểm).
Trong top 20 quốc gia sạch nhất của năm 2010 chỉ có 3 quốc gia châu Á, ngoài Singapore đứng đầu bảng thì Hồng Kông (hạng 13) và Nhật Bản (hạng 17). Trung Quốc được xếp hạng 79/178, với số điểm 3,5.
Nếu so sánh trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ở vị trí trung bình. Trong đó, các quốc gia "sạch" hơn Việt Nam là Singapore (hạng 1), Brunei (hạng 38), Malaysia (hạng 56), Thái Lan (78) và Indonesia (110).
Điều đáng nói là có tới 3/4 quốc gia trong bảng xếp hạng có chỉ số dưới 5.
Khánh Linh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tìm kiếm Blog này
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2010
(79)
-
▼
tháng 10
(19)
- Phải xin lỗi vì chê tiệc Việt Nam
- Khi lời xin lỗi vẫn còn là... xa xỉ
- 7 lời khuyên hay nhất về sự thay đổiTác giả: THỦY ...
- Những con nhện khổng lồ bò khắp Hà Nội
- Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ của Hà Nội
- Người Hà Nội đang làm 'xiếc tập thể'?
- Lời khuyên về du học của 'người tha hương'
- Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tăng hạng, nhưng khô...
- Về quê để thấy còn nợ quê nhiều lắm! Trần kim Anh
- SỐNG CHẾT MẶC BAY Tác giả: PHẠM DUY TỐN Phạm Duy ...
- SỐNG CHẾT MẶC BAY Tác giả: PHẠM DUY TỐN Phạm Duy ...
- 13280 79 /2010-10-22-pn-and-hd-vinashin-khong-the-...
- Xem cứu trợ lũ lụt ở Thái lan nghĩ về Việt nam
- Hai tiếng “cách mạng” thiêng liêng ấy
- Quốc tế kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho Lưu Hiểu Ba...
- Ba nguyên tắc cổ nhân áp dụng dạy con (Việt đại kỷ...
- Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, ...
- Hội chứng một ngàn
- Khi nào một quốc gia bị diệt vong, một dân tộc bị ...
-
▼
tháng 10
(19)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét