Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ của Hà Nội
Cập nhật lúc 00:46, Thứ Ba, 12/10/2010 (GMT+7)
,
- "Những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa, kéo mũ che kín mặt, lại còn thêm cả khẩu trang sặc sỡ, kính râm và mũ bảo hiểm bọc vải hoa".
Nhà văn Đức Juli Zeh tiếp tục câu chuyện trên VietNamNet với bài viết thứ hai mang tên "Phụ nữ đi xe máy. Phố cổ"
Juli Zeh vô cùng ấn tượng với trang phục ra đường của phụ nữ ở đô thị.
Đừng quên bấm còi:
Mặc dù ở đây người ta có thể làm mọi việc khi đi xe máy, dễ dàng y như ở trên tàu điện ngầm vậy, nào là đọc báo, ăn uống và trò chuyện, nhưng người ta vẫn luôn còn thừa một ngón tay nào đó để nhấn còi: tiếng còi là âm thanh tự nhiên của dân đi xe máy ở đây, giống như tiếng hót là âm thanh tự nhiên của loài chim vậy.
Tiếng còi xe kết hợp với sự mệt mỏi, say máy bay và sốc khí hậu (không phải là không khí nữa, mà là một nồi súp nóng!) khiến tôi rơi vào trạng thái mê man, trạng thái mà ở đó sự khác biệt giữa sống chết chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nó giúp một khách du lịch như tôi có thể tham gia vào giao thông ở đây, nói rõ hơn: bị tham gia vào, mà không đến nỗi phát hoảng lên vì sợ. Tôi giống như khúc gỗ trôi trên sông, và tôi cứ để mình trôi đi như thế. Dòng nước sẽ tự biết cách chảy mà không nghiền nát tôi.
Những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa, kéo mũ che kín mặt, lại còn thêm cả khẩu trang sặc sỡ, kính râm và mũ bảo hiểm bọc vải hoa. Như một ánh chớp, ngôn ngữ chụp ngay lấy hiện tượng, nuốt trôi, tiêu hóa và bắn ra thành khái niệm chính xác: Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ. Tôi hoan hỉ ngắm nghía khái niệm này từ mọi hướng: tuyệt diệu, chuẩn không cần chỉnh.
Và: đội quân cướp nhà băng sặc sỡ như là lực lượng gìn giữ hòa bình trong cuộc xung đột giữa các nền văn hóa: Chúng tôi sẽ kể cho những người Tây Âu điều đơn giản là, mặc dù chiếc khăn chùm trong đạo Hồi, không nghi ngờ gì, là một biểu tượng tôn giáo, nhưng chiếc khăn chùm ấy, cũng như hầu hết các biểu tượng tôn giáo khác, còn có một giá trị sử dụng khó đánh giá hết được: Nó giúp chống tia mặt trời (ung thư da)...
Dẫn chứng: Hà Nội! Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ đang đi tiên phong (và châu Âu hỡi, bạn đừng quên rằng, châu Á luôn hiểu biết hơn bạn, đúng như bấy lâu bạn từng lo sợ!): Khẩu trang toàn thân như là mốt thời trang của những nhà vệ sinh sức khỏe cuồng tín. Đột nhiên thế giới Hồi giáo đánh mất biểu tượng độc nhất vô nhị của mình, còn thế giới Thiên chúa giáo cũng mất đi biểu tượng thù địch. Adieu, Clash of Civilizations. (Không phải tôi đang nói đâu, mà là hậu quả của say máy bay, Jetlag.)
Sắp đặt đâu ra đấy, người Việt Nam: Mỗi ngôi nhà là một cửa hàng, còn những cửa hàng thì lại giống như thời tiết: Thống kê cho thấy, dự báo thời tiết chắc chắn nhất là nói rằng thời tiết này mai sẽ giống như hôm nay. Dự báo chắc chắn nhất cho việc làm ăn của các cửa hàng người Việt Nam là, hãy bán những mặt hàng giống hệt như anh hàng xóm của bạn. Bởi thế mới có phố Hàng Thùng, phố Hàng Cân, phố Hàng Đồng, phố hàng Khay, phố hàng Điếu; bởi thế mới có những con phố bán toàn khăn, mũ: phía bên này bán toàn khuy áo, phía bên kia bán toàn cặp tóc. Có phố bán toàn đồ chơi trẻ em, có phố bán toàn nồi cơm điện, có phố bán toàn túi xách. Lại có phố bán toàn mành, và thậm chí (đến đây thì tôi hứa sẽ không kể thêm nữa) có phố bán toàn băng dính. Mới biết, ngay cả sự hỗn loạn khổng lồ nhất cũng chỉ là sự thu nhỏ của quy luật.
Tôi đã luôn nghĩ rằng, những thứ kitsch Việt Nam chỉ được sản xuất riêng cho thị trường Đức. Tuy nhiên những cửa hàng ở Hà Nội rõ ràng đã giúp tôi hiểu ra sự thật hơn: Những người Đức chúng ta mới chỉ nếm một mẩu kitsch nhỏ của cái bánh kitsch khổng lồ mà thôi. Chẳng hiểu sao tự nhiên tôi thấy nhẹ cả người.
Nhà văn hài hước gọi những cô gái đi xe máy mặc áo khoác hoa, kéo mũ che kín mặt, lại còn thêm cả khẩu trang sặc sỡ, kính râm và mũ bảo hiểm bọc vải hoa là "Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ".
Nỗi sợ làn sóng châu Á: Mới đây tôi có đọc một cuốn sách rất hấp dẫn nói về việc, tại sao người Tây Âu luôn nhìn lục địa châu Á như một ổ dịch bệnh. Cuốn sách trước hết phân tích những diễn ngôn (lệch lạc) của truyền thông đương đại phương Tây, đến nay vẫn luôn miêu tả những tên cộng sản (Nga-Á), những tên khủng bố (Hồi-Á) và những tên tài phiệt mới (Trung Quốc - châu Á) như những con bọ, những vi trùng gieo bệnh, xâm nhập, đổ bộ vào xã hội phương Tây.
Những vi trùng này lập căn cứ (Al Quaida) hoặc mở rộng lãnh địa (Hiểm họa da vàng) ở châu Âu. Cuốn sách phân tích tại sao “châu Á tự nó” đối với người châu Âu luôn có gì đó giống như một đàn kiến, rằng tính bầy đàn đã luôn nằm trong “bản chất châu Á”. Tôi đọc cuốn sách mà cảm thấy nó rọi sáng, như thể mình được khai minh, và tôi thấy tự tin hơn với ý thức (tự) phê phán bản thân…
…còn bây giờ tôi đang ngồi đây trong một quán ăn ở phố cổ Hà Nội. Chúng tôi đã phải cần đến hai tiếng đồng hồ tỉ mẩn lựa chọn mới tìm được quán ăn này, bởi chúng tôi không muốn tới một quán chuyên dành cho dân du lịch Tây balô, nhưng nó vẫn phải có một bảng thực đơn bằng tiếng Anh (nếu không, làm sao tôi biết mình ăn thứ gì vào bụng?). Nó cũng phải là quán ăn đông khách (đồ ăn sẽ tươi hơn) và cũng phải sạch sẽ một chút (khi đi qua cửa bếp, bạn đừng nhìn vào vì đồ ăn được sửa soạn trên nền đất), và thực tế chúng tôi cũng tìm được một địa điểm phù hợp và đặt được món ăn mình muốn.
Tôi cẩn thận nuốt mấy viên thuốc chống tiêu chảy, và bây giờ tôi đang săm soi mấy viên đá trong cốc cola của mình (chỉ những viên đá có lỗ ở giữa là được sản xuất công nghiệp), tôi lật lật món rau luộc trên đĩa (luộc có chín không?), cảnh giác nhấp một ngụm trà (nước có nóng già không?) và nghi ngờ săm soi đĩa ăn (có được rửa bằng nước máy không?) và tách mấy món rau quả sống (cái này chắc phải được rửa nước máy rồi ) thành từng loại khác nhau, và tự nhủ với trời đất rằng, nhất định tôi phải gọt vỏ món quả…
- Bởi vì tất cả những người hướng dẫn du lịch, bạn bè, và toàn thể các chuyên gia về châu Á của phương Tây đều cảnh báo rằng, hiểm họa không đến từ bão lụt hay căn bệnh viêm phổi do những cái máy điều hòa lạnh cóng gây ra, mà là: giun, sán, khuẩn, vi trùng sẽ xâm nhập, sẽ lây nhiễm, thậm chí sẽ đổ bộ vào thân thể dân Tây Âu. Trước khi lùa đũa ăn vào miệng, tôi đã cảm thấy ruột gan mình đã đảo lộn hết lên vì sợ.
Hỡi ôi, hỡi tinh thần khai sáng, hỡi ý thức phê phán, về lý thuyết thì các ngươi luôn hấp dẫn đấy, nhưng đi vào thực tế thì các ngươi lại khá vô dụng.
Juli Zeh
(Ảnh sử dụng trong bài của tác giả David Fink)
,
Chia sẻIn tin nàyGửi cho bạn bè
Ý KIẾN CỦA BẠN
Họ và tên: (cần phải nhập) Địa chỉ:
Email: (không hiện lên trang)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tìm kiếm Blog này
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2010
(79)
-
▼
tháng 10
(19)
- Phải xin lỗi vì chê tiệc Việt Nam
- Khi lời xin lỗi vẫn còn là... xa xỉ
- 7 lời khuyên hay nhất về sự thay đổiTác giả: THỦY ...
- Những con nhện khổng lồ bò khắp Hà Nội
- Đội quân cướp nhà băng sặc sỡ của Hà Nội
- Người Hà Nội đang làm 'xiếc tập thể'?
- Lời khuyên về du học của 'người tha hương'
- Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tăng hạng, nhưng khô...
- Về quê để thấy còn nợ quê nhiều lắm! Trần kim Anh
- SỐNG CHẾT MẶC BAY Tác giả: PHẠM DUY TỐN Phạm Duy ...
- SỐNG CHẾT MẶC BAY Tác giả: PHẠM DUY TỐN Phạm Duy ...
- 13280 79 /2010-10-22-pn-and-hd-vinashin-khong-the-...
- Xem cứu trợ lũ lụt ở Thái lan nghĩ về Việt nam
- Hai tiếng “cách mạng” thiêng liêng ấy
- Quốc tế kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho Lưu Hiểu Ba...
- Ba nguyên tắc cổ nhân áp dụng dạy con (Việt đại kỷ...
- Khi Đặng Thái Sơn không thể "địch" lại Hương Lan, ...
- Hội chứng một ngàn
- Khi nào một quốc gia bị diệt vong, một dân tộc bị ...
-
▼
tháng 10
(19)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét