Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

ĐIỂM MẶT KẺ TH


ĐIỂM MẶT KẺ THÙ
Posted on 30.11.2010 by giaithecs

Kẻ thù ta đâu có phải là người

Giết người đi thì ta ở với ai? (Phạm Duy)



Cách đây 26 năm tôi có viết một truyện dài dựa theo cuộc đời của anh thương binh Phan Thành Lợi. Đây là sáng kiến của bà Đỗ Duy Liên, lúc ấy là phó chủ tịch UBND Thành phố HCM.

Anh Lợi quê ở Củ Chi, là một thương binh bị cụt cả hai tay, hai chân. Lúc đó anh được cấp một căn hộ nhỏ trong “làng phế binh” Thủ Đức.

Tôi lui tới làm việc với anh trong vài tháng và viết xong một truyện dài lấy tên là QUA SÔNG. Tác phẩm được nhà xuất bản Văn Nghệ in năm 1986 với số lượng là 10.150 cuốn, khổ 13×19cm.

Hồi đó sách in bằng giấy đen, sần sùi, trông rất xấu xí, nhưng vẫn không đủ sách để mà bán.

Sau khi anh Lợi qua đời vì những thương tích cũ hành hạ, tôi gần như quên tác phẩm ấy, một phần vì tôi nghĩ đó chỉ là một cuốn sách viết theo đơn đặt hàng, và phần khác vì đề tài “cách mạng” không còn được độc giả quan tâm nữa, do những tác động quá tệ hại của guồng máy tham nhũng ngoài xã hội.

Hai mươi bốn năm sau, trong lúc nhàn rỗi, tình cờ đọc lại “Qua Sông”, tôi không thể ngờ rằng trong quá khứ mình đã từng tiếp xúc với một anh du kích Củ Chi lạ lùng như vậy, đã từng viết về một cuộc tình đau đớn như vậy.

Tôi từng xem những phim chiến tranh thuộc loại tầm cỡ của điện ảnh Mỹ như “Giải cứu binh nhì Ryan”, “Huyền thoại mùa Thu”, “Cuốn theo chiều gió”, “Trung đội”…nhưng chưa từng thấy nhân vật nào có số phận nghiệt ngã như anh Phan Thành Lợi, chưa từng thấy có chiến trường nào bi thảm như chiến trường Củ Chi khi phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52 trong trận càn Cedar Falls đẫm máu đầu năm 1967.

Đọc lại QUA SÔNG, tôi chợt “ngộ” ra một điều, đó là: cuộc chiến vừa qua không phải là cuộc chiến của những người đang cầm quyền hiện nay ở Việt Nam, mà là cuộc chiến của những người lính đã chết ngoài mặt trận, của những thương binh như Phan Thành Lợi, của những cô giao liên dũng cảm như Huệ, của những bà mẹ thui thủi chờ mong con bên ánh đèn dầu, của những đôi lứa yêu nhau đã phải chia lìa chỉ sau một trận đánh, của những trẻ thơ chết như rạ giữa đồng sau một trận pháo bầy.

Còn chúng ta, những người đang cướp bóc, đang giành giựt của cải và quyền lực… chỉ là một lũ ăn theo, một bọn dây máu ăn phần, một phường hôi của bần tiện.

Trong kháng chiến chống Mỹ, những người như anh Lợi cứ nghĩ rằng mình là “cộng sản” nhưng thực tế họ không hề biết chủ nghĩa cộng sản là gì. Ở các đô thị miền Nam cũng vậy: Có những trí thức trẻ đã đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí đã là đảng viên, nhưng vẫn không phải là một người cộng sản, vì không hề quan tâm đến triết học Mác-Lênin và cũng không muốn tìm hiểu nó.

Lúc ấy, những người như anh Lợi cứ tưởng rằng Đảng đang lãnh đạo họ, thực tế là Đảng chỉ giao việc cho họ, còn lãnh đạo họ chính là lòng yêu nước.

Lúc ấy, những người như anh Lợi tưởng rằng mình đang “cùng hội cùng thuyền” với Đảng cộng sản, thực tế họ chỉ “cùng thuyền” mà không bao giờ “cùng hội”.

Cái con thuyền Mặt trận GPMN cũng như Mặt trận Việt Minh có nhiều người ngồi trên đó, có cộng sản lẫn không cộng sản, thậm chí có cả người chống cộng.

Họ có cùng một điểm đến là đánh đuổi ngoại xâm và một người cầm lái: đó là Đảng. Họ không biết Đảng là ai, chỉ đến khi thuyền cập bến, thấy Đảng coi những thành phần khác là “khách sang sông” và gạt họ qua một bên để nắm trọn quyền lực và quyền lợi, thì đã muộn rồi.

Tôi cũng từng là một người “khách sang sông” như thế. Tôi cũng đã từng đứng ở một chiến tuyến. Vì thế với tư cách nhà văn, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại bi kịch của những người lính trong chiến tuyến đó.

Những nhà văn ở chiến tuyến bên kia cũng đã viết về số phận, về nỗi đau của những người lính trên chiến tuyến ấy. Đó là quyền của người cầm bút.

Những tác phẩm của hai bên sẽ bổ sung cho nhau, góp phần tạo nêndiện mạo của một người-lính-việt-nam-nạn-nhân-chiến-tranh, trong thân phận chung của một dân tộc cùng khổ và bất hạnh.

Thật là ngu ngốc biết bao nếu chúng ta cứ công kích nhau, bôi lọ nhau và bôi lọ những người đã chết cho cuộc chiến tranh khốn nạn này.

Thật là rồ dại biết bao nếu lòng chúng ta vẫn còn nuôi nấng hận thù…

Thù ai? Những người du kích, những anh bộ đội cụ Hồ, những anh lính Cộng hòa, những trí thức, những công chức trong guồng máy của cả hai miền Nam Bắc… họ là kẻ thù sao? Không. Họ chỉ là nạn nhân, họ đã bị lừa gạt, bị xúi giục căm thù, bị xúi giục cầm súng… nhưng tất cả họ đều chỉ là nạn nhân. Và phần lớn họ đã chết: trên rừng, dưới biển, trong đồng bưng, ngoài biên giới, hải đảo, trong các nhà tù, các trại cải tạo. Số còn lại cũng đã già rồi, lẫn khuất đâu đó trong làng xóm, trong ngõ hẻm, trong sình lầy hay khói bụi.

Vậy thì kẻ thù của nhân dân là ai? Đó chính là bọn cầm quyền của cả hai chế độ, bọn tướng lãnh đầu sỏ của cả hai chế độ. Và các thế lực ngoại bang đứng đàng sau cuộc chiến để thủ lợi. Chính chúng đã phát động chiến tranh, đã điều khiển chiến tranh, đã ra lệnh và đã làm chết hàng chục triệu người, làm tan nát bao nhiêu gia đình.

*

Cuộc nội chiến vừa qua quá rộng lớn, quá hung dữ. Nó đã kéo cả dân tộc vào cơn điên của nó, nó chi phối, nó quyết định mọi số phận, mọi cảnh đời, nó hành hạ, chà đạp, hủy diệt.

Nó phanh thây tổ quốc.

Dù chọn lựa hay không chọn lựa, anh cũng phải bị cuốn theo dòng chảy của nó. Cả dân tộc đều là nạn nhân của chiến tranh, kể cả những người đã cầm súng và đã chiến đấu, đã giết và đã bị giết.

Vậy thì tại sao lại cứ đòi cho được rằng hồi đó theo cộng sản hay theo Mỹ là có tội?

Tôi hỏi anh, khi những người lính của cả hai bên chiến tuyến xả thân giữa bom đạn, đầm đìa máu tươi nơi rừng sâu, nơi đồng bưng, nơi ngục tù ác nghiệt của Mỹ-Thiệu, nơi trại cải tạo bạo tàn của cộng sản… thì anh đang làm gì? Anh đang ở đâu? Nếu anh không từng là nạn nhân của cuộc chiến ấy, thậm chí nếu anh lợi dụng cuộc chiến ấy để trục lợi cá nhân như củng cố địa vị, quyền lực, hay đầu cơ chiến tranh để làm giàu thì anh lấy tư cách gì để trách móc?

Là một người du kích, Phan Thành Lợi nói năng, hành xử, suy nghĩ rất rạch ròi: “địch – ta” nhưng thực chất anh cũng chỉ là một người lính, chẳng khác gì những người lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến.

Phan Thành Lợi là một người lính được số phận sắp xếp vào hàng ngũ cộng sản. Anh đã chiến đấu cho cộng sản mà cứ tưởng lầm là đang chiến đấu cho tổ quốc.

Tất cả những kiêu hãnh, những bi thương, những nghiệt ngã trong mối tình đau đớn của anh đều bắt nguồn từ sự “tưởng lầm” ấy.

Nhưng anh không có lỗi gì cả.

Anh cũng giống như Santiago, nhân vật “lão ngư ông” của Hemingway, sau nhiều ngày đêm vật lộn với kình ngư, biển cả và đàn cá mập, đã chỉ đem được vào bờ một bộ xương cá vô dụng.

Nhưng đó không phải là lỗi của ông.

Và ông vẫn là một nhân cách lớn.

Tuy nhiên dù lớn hay nhỏ, dù được các thế hệ sau tôn vinh hay phủ nhận, thì giờ đây những người lính trẻ ở cả hai bên chiến tuyến cũng chỉ còn là những nắm xương vô định, là cát bụi không tên, chìm khuất trong xó xỉnh nào.


ĐÀO HIẾU

http://www.talawas.org/?p=

Dân và chính phủ


Dân và chính phủ
Posted on 30.11.2010 by giaithecs

Tạ Duy Anh

Có rất nhiều điều chúng ta phải thay đổi khi mong muốn trở thành công dân thế giới. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một thay đổi rất nhỏ trong tư duy về quan hệ giữa người dân và chính phủ. Suốt một thời hễ cứ mở miệng ra là dân ta lại nói “ơn chính phủ”. Thậm chí “ơn chính phủ” đã được đưa cả vào một bài hát khá cảm động. Nó xác định rõ người ban ơn và kẻ nhận ơn.

Những người làm tuyên truyền coi đó là một sự kỳ diệu trong công tác tư tưởng mà không biết rằng chính kiểu quan hệ như vậy là nguyên nhân của tất cả sự trì trệ trong bộ máy hành pháp suốt một thời gian dài mà ngày nay chúng ta đang hô hào cải cách. Bởi vì khi người dân luôn phải mang ơn chính phủ của họ, thì đương nhiên là họ chỉ có duy nhất một thứ quyền, ấy là tìm cách mà báo đáp lại chính phủ, người gia ơn cho mình. Ngược lại, ở vị trí người ban ơn thì chính phủ mặc nhiên có quyền không cho phép ai đòi hỏi ở mình. Bởi vì mối quan hệ cho-nhận là mối quan hệ không dựa trên nghĩa vụ và quyền lợi mà dựa trên sự hảo tâm đầy cảm tính và tuỳ tiện cho dù nó được khoác vẻ mặt đạo đức. Đây là mối quan hệ còn mang mầu sắc lễ giáo phong kiến, trong đó nhà nước là của vua. Vua có ban thì thần dân mới được. Giờ đây nghĩ lại không khỏi cảm thấy rất buồn cười và trên thực tế nó vô cùng tai hại. Tôi sẽ từ từ chỉ ra sự tai hại đó.

Về bản chất, chính phủ là những người được dân trả tiền thuê để điều hành công việc làm ăn, gọi thẳng ra là những người làm thuê cho dân. Tiền lương trả cho các nhân viên trong bộ máy hành chính chỉ lấy từ nguồn duy nhất là tiền thuế của dân. Chính phủ, khi tạo ra của cải vật chất thông qua điều hành sản xuất, làm dịch vụ…thì của cải đó thuộc về ông chủ là nhân dân. Người được thuê chỉ có nghĩa vụ làm tết những công việc mà nhờ thế anh ta nhận được thù lao từ người trả tiền. Hiến pháp của nhà nước Việt Nam không thể không xác nhận điều này cho dù ngôn từ dùng có thể không nói cụ thể ra như vậy. Nhưng không hiểu sao trong quan niệm của dân ta, chính phủ nói riêng và các tổ chức khác nói chung giống như những lực lượng vô hình được phái đến từ đâu đó trước hết để ban ơn cho họ. Chính phủ có trong tay nguồn của cải to lớn để cho ai thì cho, cho bao nhiêu là quyền của chính phủ. quan niệm này tai hại ở chỗ nó xác định sai lạc bản chất mối quan hệ giữa người dân và các cơ quan hành chính. Với người dân thì họ luôn phụ thuộc, lệ thuộc vào chính những người-như đã nói-làm thuê cho mình. Cho nên mới xảy ra chuyện ngược đời là có nhiều người dân sợ chính quyền như sợ cọp! Với những người này thì chính quyền làm gì làm thế nào là quyển của họ. Họ làm tết thì mình được hưởng (chẳng hạn như may mắn không bị sách nhiễu, gây khó dễ khi có việc cần phải gặp người của chính phủ; hoặc may mắn gặp được người tốt, công việc thuận lợi…), còn nếu họ làm không tốt họ gây cản trở thì cũng đành cắn răng biết vậy. Hiện trạng đó đã và đang ngầm xác nhận một thực tế ngược đời là người làm thuê lại đứng ở vị trí của ông chủ và ngược lại. Những người làm thuê này tự thấy mình ở phía trên người dân để nhìn xuống. Người dân phải mang ơn họ cơ mà. Mà đã chịu ơn thì được ơn ngần nào tốt ngần ấy, không ai đi đòi hỏi người khác phải gia ơn.

Vậy là vấn đề không chỉ còn là chuyện ngữ nghĩa câu chữ, truyền thống văn hoá hay quan niệm đạo đức được gắn tuỳ tiện cho một mối quan hệ mập mờ giữa người dân và chính phủ nữa, mà là vấn đề của khoa học dân chủ, phát triển và văn minh. Đã đến lúc mối quan hệ này phải trở về đúng bản chất của nó. Đã đến lúc các nhân viên trong bộ máy hành chính phải luôn ý thức nếu họ phục vụ không tết, thiếu minh bạch… ông chủ nhân dân sẽ chuyển sang thuê người khác, tức là họ mất việc. Đã đến lúc trả lại cho người dân cái quyền tối thiểu của họ là không thuê những người không có phẩm chất và năng lực làm việc cho họ. Có như vậy chúng ta mới xây dựng được một chính phủ hiện đại như mong muốn của người dân và đòi hỏi của thời cuộc. Khi đó, nếu người dân thật sự biết ơn chính phủ của mình thì họ sẽ có đủ cách để bày tỏ mà không cần phải lên gân hô cái khẩu hiệu rỗng tuếch.
Nguồn: Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối –

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Cớ gì bây giờ “đồng chí” sợ “đồng chí”?

Cớ gì bây giờ “đồng chí” sợ “đồng chí”?
Posted on 27.11.2010 by giaithecs
(Suy ngẫm cùng Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Hà Sĩ Phu)

V. Quốc Uy

imageTrong bài viết Kiến nghị dừng khai thác bauxite…, Luật gia Lê Hiếu Đằng nêu lên tình trạng các cán bộ, đảng viên, báo chí, đại biểu Quốc hội cứ giữ im lặng, cứ “nhân nhượng, dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc”, “không có ai lên tiếng thẳng thắn về những chuyện nghiêm trọng” như vụ khai thác bô-xít, cho thuê rừng đầu nguồn, vụ Vinashin, v.v., và ông quy nguyên nhân về nỗi SỢ.

Nỗi sợ thì không lạ, trước mắt là trăm ngàn nỗi sợ khác nhau, nhưng là một đảng viên khá cao cấp, ông LHĐ đề cập đến một nỗi SỢ rất đặc biệt, rất “nội bộ”: đảng viên trong cùng một đảng lại sợ nhau, và ông tự hỏi “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình”? Nỗi sợ này, theo ông LHĐ là vô lý. Và để nhấn mạnh sự cực kỳ vô lý, ông khẳng định nỗi sợ này lại nằm trong những con người không hề nhút nhát, trái lại đã từng gan góc trước “kẻ thù” (lúc ấy), từng coi cái chết nhẹ như lông hồng! Vô lý nữa, tình “đồng chí” đã từng được coi là mặn nồng hơn cả tình ruột thịt, sao lại có thể sợ nhau?

Nghĩ rằng “nỗi sợ đồng chí” là vô lý, là không thể chấp nhận nên ông LHĐ nhắn nhủ và động viên tất cả các đồng chí của mình, rằng hãy mạnh dạn lên tiếng trước các vấn nạn, như ông đã lên tiếng. Quả thực so với trước đây, bây giờ đã ngày càng nhiều đảng viên (và các cán bộ của Đảng) đã dám mạnh dạn lên tiếng. Ý kiến của ông LHĐ đang có tác dụng thúc giục thêm, vậy đây là một ý kiến đáng trân trọng.



*

Song, nếu nhìn toàn cảnh thì sự im tiếng, sự sợ hãi vẫn chiếm số rất đông, số đảng viên mạnh dạn lên tiếng còn lâu mới được 1 phần trăm! Nghĩa là vượt qua “nỗi sợ đồng chí” không phải việc đơn giản, bởi nỗi sợ ấy không vô lý như ta tưởng, mà nó có lý của nó. Có lẽ vì thế mà TS Hà Sĩ Phu đã khẳng định rằng muốn giải thích được nỗi sợ ấy cần vận dụng đến 3 điều không đơn giản là “sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách”! Muốn “giải đáp cho ra ngọn nguồn” như lời TS HSP thật không đơn giản chút nào. Tôi xin mạo muội đề cập đôi điều góp phần lý giải vấn đề không đơn giản ấy.

Trong chiến tranh thì toàn Đảng và dân chúng (do Đảng lãnh đạo) ở cùng một phía, phía kia là thực dân Pháp hoặc Mỹ cùng với chính quyền miền Nam. Lúc ấy quyền và lợi cơ bản chưa có, chỉ có gian khổ hy sinh. Lúc ấy có thể nói “Đảng với dân là một”, huống chi cùng là “đồng chí” trong Đảng thì sự chia sẻ gian khổ với nhau còn hơn cả người thân. Chữ “đồng chí” lúc ấy thiêng liêng, đáng yêu đến mức Tố Hữu viết: “Thương nhau, anh gọi em: Đồng chí!”, gọi “đồng chí” là âu yếm hơn cả vợ chồng. Sau này khi mô tả lại, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng viết “Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ”, tình đồng chí là tình máu thịt. Nếu “đồng chí” với nghĩa như vậy thì làm gì có chuyện “sợ” nhau như bây giờ? Lúc ấy, nếu cấp dưới có phải nghe lệnh cấp trên thì cũng là tự nguyện.

Nhưng chiến thắng là bước ngoặc phân ly, chấm dứt quan hệ cũ, bắt đầu quan hệ mới. Đảng lên nắm chính quyền một cách cố định không luân chuyển, lãnh đạo cả đất nước, đầy quyền uy. Dù có thương yêu nhau đến mấy, trong cấu trúc xã hội tự nhiên cũng phân thành hai cực, Đảng ở cực lãnh đạo (hay cai trị), dân ở cực bị lãnh đạo (hay bị cai trị). Không có lý thuyết xã hội học nào lại coi hai cực cai trị và bị trị “là một” cả, từ đây nếu còn nói “Đảng với dân là một” là duy ý chí. Quan hệ giữa hai cực “đối tác” ấy sẽ hài hòa hay bất ổn là phụ thuộc vào đường lối của giới cai trị có thuận lòng dân hay không, lợi ích có mâu thuẫn với lợi ích dân tộc hay không.

Song xét thực chất, quyền lực không nằm ở toàn Đảng, quyền lực chỉ nằm trong tay thiểu số Đảng viên trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Đa số đảng viên là “đảng viên thường” thực chất chỉ là công cụ để thực hiện những chủ trương của Bộ Chính trị và BCH Trung ương. Hơn 2 triệu “đảng viên thường” này nằm ở giữa hai cực cai trị và bị cai trị. Về danh nghĩa họ là “công dân loại 1”, được hưởng một số quyền lợi của đảng viên, nhưng vì họ là công cụ giao lưu trực tiếp với dân nên phần nào họ cũng gần dân, và về một số mặt họ bị thiệt thòi hơn cả dân thường. “Đảng viên thường”, hay đảng viên cấp dưới, có nhiệm vụ phải làm gương, vừa để cho dân trông vào, vừa làm bình phong che cho những tật xấu, những điều bất chính ở các cấp cao. Thậm chí, khi phạm tội lỗi mà bị dân phát hiện họ dễ dàng bị kỷ luật để tượng trưng cho tính nghiêm minh. Nhiều đảng viên thổ lộ rằng sự mất dân chủ trong đảng còn nặng nề hơn bên ngoài, “19 điều cấm” khiến cho “đảng viên thường” còn thua một công dân bình thường về quyền công dân.

Trong Đảng, trật tự tôn ty phân biệt rất rõ, phẩm trật trên dưới phân định quyền sinh quyền sát nghiêm khắc hơn thời phong kiến, thử hỏi các “đảng viên thường” tức đảng viên không giữ quyền lực không “sợ các đồng chí” nắm quyền ở thượng cấp sao được? Không thể tự ý ra khỏi Đảng, không được nói tiếng nói của lòng mình, đa số họ cũng đầy tâm tư, bế tắc, luôn sống trong nỗi sợ.

Lại xét đến những biến động ngay trong giới nắm quyền lực. Quyền lực biến đổi con người, lúc gian khổ họ khiêm nhường, nhân ái. Quyền càng to càng mau tha hóa, trở nên ham muốn vô bờ và mưu mẹo, sẵn sàng phản bội tình “đồng chí”, sẵn sàng cướp công, vu vạ, hãm hại “đồng chí” như chơi.

Hãy so sánh hai bài thơ mô tả tình đồng chí ở hai thời kỳ chưa cầm quyền và cầm quyền thì rõ.

Năm 1948, mấy ai không thuộc bài “Đồng chí” của Chính Hữu:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay…

Nhà thơ Bùi Minh Quốc chỉ vì đòi quyền tự do sáng tác (theo đúng tinh thần nghị quyết 05 của BCT) mà bị khai trừ, năm 1988, trong bài “Những ngày thường đã cháy lên” ông viết:

Đồng chí – tiếng ấm nồng máu đỏ
Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này?
Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay
và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!

Rồi năm 1997, trong bài “Hý trường” của tập “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” có đoạn:

Hậu trường có gì xôm không nhỉ?

Cuộc sát phạt vào màn hay ho

Đồng chí ăn thịt đồng chí

Nhạc hùng càng nổi to! (http://www.hasiphu.com/nhomdalat_BMQ19.html)

“Dao ém nhẹm giữa lòng tay”, “mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy”, “đồng chí ăn thịt đồng chí” thì các đồng chí phải “sợ các đồng chí của mình” là lẽ đương nhiên, có gì là vô lý? Sự cạnh tranh chức quyền và “lợi ích nhóm” khiến cho cấp dưới sợ cấp trên đã đành, mà các cấp trên với nhau cũng “sợ” nhau từng giờ từng phút, nhất là trước thềm những Đại hội.

Báo chí của Đảng đang nêu bật mối lo sợ “tự diễn biến”, nhưng đây là sự tự diễn biến theo cả hai phía, một phía cấp tiến, gần lại hơn với nhân dân và thời đại dân chủ tự do, một phía bị tha hóa bởi quyền lực, miệng nói lý tưởng nhưng việc làm lại hy sinh lý tưởng cho lợi quyền riêng. Sự phân ly về hai phía không tránh khỏi ấy sẽ khiến cho tính chất “đồng chí” suy giảm dần, đến một lúc khó coi nhau là “đồng chí”, sẵn sàng quy kết nhau, thì sợ nhau là phải!

*

Lấy quá khứ làm điểm tựa, Luật gia Lê Hiếu Đằng cứ giả thiết mọi người còn đồng tâm thực thi lý tưởng Độc lập – Dân chủ nên coi hiện tượng “đồng chí sợ đồng chí” là VÔ LÝ, cần khắc phục ngay. Trái lại, TS HSP với cái nhìn khoa học lại gợi ý rằng tình trạng này rất khó khắc phục vì “đồng chí sợ đồng chí” là rất CÓ LÝ, cần vận dụng cả “sự hiểu biết, lòng trung thực và cả nhân cách” mới lý giải được, nếu thiếu một trong ba nhân tố ấy, câu trả lời sẽ “ấp úng” ngay! Theo HSP thì đa số đảng viên và cán bộ vẫn cứ “tự kiểm duyệt” để biến những mệnh lệnh không văn bản của thượng cấp thành sự đồng thuận tự nguyện, để mọi thứ vẫn êm trôi như không có gì xảy ra. Khi nỗi sợ đã ngấm vào máu, đã thành bản năng sinh tồn thì những lời động viên khích lệ chưa đủ, cần sự tháo gỡ từ gốc! Phải làm sao để đảng viên không phải sợ Đảng, “đồng chí” với nhau không phải sợ nhau nữa?

Như vậy thì cả ý kiến của hai ông đều đúng, mỗi ý kiến đáp ứng một phần của hiện thực và có tác dụng riêng, cả hai gộp lại mới thành bức tranh toàn cảnh về “nỗi sợ đồng chí”. Nỗi sợ ấy vẫn là một trở ngại vô cùng nặng nề, ngăn cản sự thực hiện lời Đảng rằng phải “dũng cảm nhìn thẳng sự thật, nói hết sự thật”, ngăn cản việc đặt lên bàn những vấn nạn công khai để mổ xẻ thật cụ thể và tìm cách khắc phục hữu hiệu.

Cùng với Luật gia LHĐ, ngày càng nhiều ý kiến đồng ý rằng “Dân chủ là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước”, nhưng cần nói tiếp: “chưa có được dân chủ trong Đảng thì chưa thể nói gì đến dân chủ cho xã hội”!

Làm thế nào chuyển được những nhận thức này thành hiện thực, chắc chắn đây không phải bài toán dễ dàng, nhưng chừng nào chưa giải được bài toán gốc này thì những việc hệ trọng cho quốc kế dân sinh như vụ Bauxite, vụ Vinashin, vụ Tàu cao tốc, vụ cho thuê rừng đầu nguồn, dù có đưa ra Quốc hội (nơi đại đa số là đảng viên) cuối cùng cũng chỉ loanh quanh dẫm chân tại chỗ, cứ “vũ như cẫn” hoặc càng xấu hơn.

V. Q. U.

Tháng 11-2010

http://boxitvn.wordpress.c

Khủng hoảng gay gắt ở đỉnh cao quyền lực


Khủng hoảng gay gắt ở đỉnh cao quyền lực
Posted on 27.11.2010 by giaithecs

http://media.voanews.com/images/230*230/97690323.jpg

Bùi Tín

-

Chưa bao giờ lãnh đạo cao nhất của đảng CS và của chính quyền độc đảng trong nước bị bủa vây bởi những vấn đề gay gắt nan giải như hiện nay.

Đây không phải là mong muốn chủ quan, cũng không phải là bịa đặt có ác ý của một ai. Đây là sự thật rành rành, một thực tế bướng bỉnh không ai che giấu được.

Có thể nói từ khi thành lập đảng CS từ năm 1930 đến nay, chưa có khóa Bộ Chính trị nào của đảng phải đương đầu với một loạt cuộc khủng hoảng gay gắt chồng chất như hiện nay, vào cuối năm 2010 này.

Những khủng hoảng gay gắt hiện nay trên đỉnh cao quyền lực được biểu hiện ra sao?

Thứ nhất là: khủng hoảng chính trị gay gắt biểu hiện ở 3 văn kiện cơ bản của Đại hội XI là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh quá độ lên CNXH, Chiến lược 10 năm đều bị bác bỏ toàn bộ, tận gốc, cả về lý luận lẫn thực tiễn. Các quan điểm nòng cốt của Bộ Chính trị: kiên định chủ nghĩa Mác–Lenin, kiên định CNXH, kiên định một đảng duy nhất độc quyền, kiên định kinh tế quốc doanh là chủ đạo… đều bị coi là sai lầm cơ bản, là tai họa hiển nhiên. Để nguyên Cương lĩnh không thể được. Sửa chữa, vá víu không ổn. Mà viết lại thì ê chề mất mặt. Đây là vấn đề nát óc biểu hiện bế tắc trọn vẹn của đảng về lý luận, về đường lối, về trí tuệ. Nó thúc đẩy cuộc khủng hoảng niềm tin đối với đảng lên đến tột đỉnh.


Hai là về tổ chức, Bộ Chính trị hiện nay được xã hội, được đông đảo đảng viên CS đánh giá là «những người lùn» so với tất cả các khóa trước. Về thành tích chống thực dân, về công lao đóng góp cho đất nước, về trình độ kiến thức và giao tiếp quốc tế, về sáng kiến trong lãnh đạo, về lập luận để truyền đạt chính kiến, cả 15 vị hiện nay đều lu mờ, yếu kém, không ai gây được một ấn tượng gì đáng kể ra. Cả 15 vị không ai viết nên một cuốn sách, một bài báo đặc sắc, nếu không phải là những công thức tẻ nhạt, mòn vẹt. Xin nhớ chúng ta cùng thế giới đã bước sang nền văn minh của kiến thức, của truyền thông. So sánh với các nhà lãnh đạo các nước dân chủ châu Á và thế giới, các nhà lãnh đạo nước ta càng “lùn”, “lùn tịt”. Mà Việt Nam nhân tài thật sự có bao giờ hiếm.

Vậy mà chính những người này vừa đóng cửa họp kín chọn ra những ủy viên Trung ương đảng, những ủy viên Bộ Chính trị sẽ thay thế họ trong khóa XI sắp tới. Họ lựa chọn ra sao? Trước hết họ chọn người trong phe nhóm của họ, theo chính hình ảnh, tiêu chuẩn riêng của họ, theo nhóm lợi ích riêng, không hề đếm xỉa đến đạo đức, tài năng như họ rêu rao. Xin chờ xem. Nông Quốc Tuấn con trai ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từng bị gạt ra khỏi Trung ương khóa X,Nguyễn Chí Vịnh đầy tai tiếng từng bị chặn lại, hãm lại không cho chức trung tướng và thứ trưởng Quốc phòng hồi năm 2006, nay đã được lặng lẽ lên cấp lên chức, để có thể vào Trung ương khóa XI. Đây là một sự khiêu khích ngang ngược toàn đảng, toàn xã hội.

Về tổ chức nhân sự, hiện vẫn còn chưa ngả ngũ hẳn trong nội bộ Bộ Chính trị về toàn bộ số ủy viên Trung ương mới, về Bộ Chính trị mới. Ai đi? ai ở? ai ra, ai vào? Cho đến cả Tổng bí thư, sẽ là ông Trọng, ông Việt, ông Sang hay ông Dũng? Không ai được đa số khi thăm dò. Ai là Chủ tịch nước mới, là Chủ tịch Quốc hội mới? là Thủ tướng mới? Chả lẽ vào ra vẫn những người ấy?

Ba là – điều này mới thật là hệ trọng – Bộ Chính trị hiện tại vấp phải khủng hoảng toàn diện nặng nề, lâm vào bế tắc giữa lúc xã hội đang thức tỉnh nhanh, công luận không còn im lìm, cam chịu, bị động như xưa nữa. Nền văn minh nghị trường lan vào Quốc hội độc đảng, để nhiều đại biểu dám đàng hoàng chất vấn chính phủ, thủ tướng, hỏi vặn các bộ trưởng, đòi lập Ủy ban điều tra, đòi bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ.

Một em gái 16 – nay 17 tuổi – công khai đặt 13 câu hỏi chân thực cho những người lãnh đạo (mời các bạn đọc bài: 15 BÁC TRONG BỘ CHÍNH TRỊ LÍU LƯỠI TRƯỚC EM GÁI 16 TUỔI).

Nguyên phó Chủ tịch nước, 7 ông tướng quân đội và công an, nguyên ủy viên trung ương, nguyên bộ trưởng, thứ trưởng tham gia ký Kiến nghị lần 2 về bauxite, gia nhập hàng ngũ gần 3 ngàn trí thức, viên chức, đảng viên, thanh niên ngoài đảng, ủng hộ mạng bauxite dẻo dai, mạng đã có 20 triệu lượt người vào đọc. Mạng bị Công an lườm nguýt, liên tục tìm cách ngăn chặn, chống phá không xong, còn vu cáo là bị bọn phản động mua chuộc!

Lại còn cư dân blog, Internet ngày càng đông đảo, ngày càng quan tâm đến tình hình chính trị, theo dõi chặt từng phiên họp Quốc hội, bình luận rôm rả, đưa tin tỷ mỷ, chính xác mọi sự kiện chính trị của đất nước, tự mình nhận làm nhiệm vụ giám sát đảng và nhà nước. Đây là hình ảnh sinh động nhất về xã hội công dân, xã hội dân sự đang vươn dậy như Phù Đổng, được nhà văn hóa Nguyễn Hưng Quốc phong cho là «quyền lực thứ 5». Cũng có tin mừng là mạng Talawas nổi tiếng hấp dẫn, có tác dụng đổi mới tư duy văn hóa- xã hội theo hướng nâng cao dân trí dân chủ, đang chuẩn bị «tái xuất giang hồ» thành một mạng văn hóa – chính trị hẳn hoi, khi mà hoạt động chính trị trong nước trở nên cấp bách nhằm cứu vãn đất nước khỏi cuộc trầm luân toàn diện, đe dọa hủy diệt độc lập dân tộc và hủy diệt luôn nền văn minh và văn hóa truyền thống Minh Triết Việt.

Cuộc thức tỉnh của toàn xã hội đang diễn ra hàng ngày. Các bạn thân của tôi, các nhà báo trẻ trong nước cho biết chỉ trong vòng mấy tháng nay, công luận theo dõi chăm chú, thích thú các sự kiện Vinashin, khai thác bauxite, cho thuê rừng biên giới 30 vạn héc-ta với giá bèo bọt 10 đôla/1 ha, vụ cưỡng dâm tập thể nữ sinh ở Hà Giang, vụ Trần Khải Thanh Thủy bị vu vạ, Vụ Điếu Cày hết hạn tù vẫn bị giam, vụ luật sư Hà Vũ «mua dâm»… và tất cả đã làm cho mọi người hiểu rõ về luật pháp. Thế nào là bị cáo, bị can, là khởi tố, là chánh án, công tố, là luật sư, thế nào là phiên họp công khai, là nguyên tắc chỉ bị xem là có tội sau khi tòa tuyên án, là quyền bảo vệ, quyền kháng cáo, là chứng cớ giả và chứng cớ tin cậy được, thế nào là tranh tụng, là quyền tố cáo, khiếu nại, là bình đẳng giữa mọi công dân. Xưa kia bao giờ cũng phải coi đảng, nhà nước việc gì cũng đúng, cũng công bằng, cũng không chê vào đâu được. Bây giờ mỗi người phải tự suy nghĩ, xét đoán, nhận định, và chỉ cái gì mình nhận ra là đúng mới đáng tin.

Cho nên các cuộc họp Trung ương 13 B, C hay 14, 15 sắp đến để chuẩn bị cuối cùng cho Đại hội XI, và mọi diễn biến của Đại hội XI, từ nội dung các văn kiện trình bày, việc bầu bán các cơ quan lãnh đạo, và tình hình “hậu Đại hội XI” sẽ được chăm chú theo dõi, nhận xét, bình luận. Sẽ có khối chuyện mới mẻ, có khi khó lường trước. Công luận không còn như trước, xã hội thời đổi mới, mở cửa không còn như trước, khi xã hội công dân tự phát lớn phổng lên để tự khẳng định mình, khi giới trí thức tư nhận ra vai trò kẻ sỹ thời nhiễu nhương, khi nữ nhi – hơn một nửa số dân – không cam tâm ngồi trong bếp, khi em gái 16 tuổi dám chất vấn các bác ở trên cao…

Cái họ sợ nhất, lo nhất, ngăn chận bằng mọi cách mà không xong, đó là một thế lực đối lập tuy còn hơi tản mạn đang hình thành trên thực tế, sinh động, nhiều hình nhiều vẻ, thành một thế lực chính nghĩa, có tâm, có tầm, ngang nhiên thách thức thế lực cầm quyền sa sút lung lay, chỉ còn dựa vào ngụy biện, lừa dối, nói lấy được, dựa vào súng ống và nhà tù, mỗi khi đuối lý.

15 vị lãnh đạo cao nhất đang tìm cách cứu đảng nhằm mục đích duy nhất là tìm ra lối thoát riêng cho cá nhân và phe cánh. Nhưng toàn dân, bị họ dồn vào đường cùng sẽ tự tìm ra cách cứu mình, cứu nước. Thế cùng tất biến.

Quan nhất thời. Đảng cũng nhất thời. Chỉ có Nhân dân là vạn đại. Khi đông đảo nhân dân muốn thoát Đại nạn, đó sẽ là ý trời vậy. Có nghĩa là không có thế lực hung hãn nào ngăn nổi ý dân.

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA)

http://dailyvnews.wordpress.com

Filed under: CHÍNH TRỊ, NHÂN SỰ ĐẠI HỘI 11
« Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai KHI « THỜI ĐỂU CÁNG ĐÃ LÊN NGÔI »: TRUNG QUỐC CÁO BUỘC VATICAN « HẠN CHẾ TỰ DO

Dẫn hổ về thịt dê nhà


Dẫn hổ về thịt dê nhà
Posted on 28.11.2010 by giaithecs
Dương Thu Hương

Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác.

Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.

Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.

Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979…

Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?

Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200.000 Euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.

Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.

Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha.

Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.

Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam, nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam, khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này.

Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam, đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.

Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen” của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.

Hãy đọc báo Công An Nhân Dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay:

“Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp…”

Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.

Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néanderthal”?

Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân…” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.

Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợ hãi.

Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.

Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.

Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của “các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.

Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.

Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anh hùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”.

Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A.Q, đàn bà không bó chân như các mợ Tầu.

Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nối tiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.

Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?

Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu để cắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?

Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.

Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọ này đã bôi nhọ mặt chúng ta!”

Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?

Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn Hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộ chính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?

Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bị tiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.

Ngàn năm Thăng Long

Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.

1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị như vậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.

2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.

Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống. Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.
Mảnh vải rách cuối cùng
che thân chế độ cộng sản rơi xuống

Nếu như năm 1945, cha anh họ là các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.

Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họ là những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.

Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.

Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh. Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nhà”

Dẫn hổ về thịt dê nhà

Tại sao lại là hổ và dê?

Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.

Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽ thấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phần sống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.

Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻ dựng lên công trình bauxite Tây nguyên?

Bauxite ư? Trò lừa đảo!

Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam, tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thế giới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?

Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họ là trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.

Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc… họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.

Ông nghị Trần nói rằng: “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộ bây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ…”

Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà. Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.

Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”.

Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản.

Nhưng ông Lê Giản đã chết và “Người công an nhân dân” cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.

Tôi chứng minh:

Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từ phương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội Vụ đã báo cáo lên Bộ Chính Trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.

Bộ Chính Trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”. Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợ chẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.

Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻ ngồi quanh bàn họp Bộ Chính Trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏ mặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!

Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.

Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trở thành kẻ thù của nhân dân.

Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệ ông chủ của nó?

Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc Hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉ đã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều: “Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”.

Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết.

Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tàu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?

Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họ không dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác?

Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trả lời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứ hai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.

Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lên ủng hộ gia đình nạn nhân, con số lên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất Dậu.

Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thế căm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.

Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa như ông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họ cũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờ tương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ở Nga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi.

Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cả thì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.

Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗi con người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản để chủ nghĩa cuồng tín không thể đặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.

Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉ để làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (như ông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tô và các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổ dưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân…

Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt. Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.

Dân Việt!

Ai là dân Việt?

Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?

Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?

Ngoài các lý do về nhu cầu bờ biển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.

Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua? Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.

Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.

Đó là một nhận định sáng suốt.

Năm trước, ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúng ủng hộ xâm chiếm Việt Nam. Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.

Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ 21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉ làm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổ họng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.

Vì lý do nào mà bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?

Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam, phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?

Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tự nguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?

Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.

Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi để chống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.

Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam. Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “Nam tiến”!

Nam tiến, nam tiến và nam tiến!

Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sự dưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.
Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.

Bây giờ, chúng ta không còn cơ hội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?

Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn nhau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.

Để giữ được non sông, để có thể là người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, một chính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờ Thăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu. Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.

Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”.

Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.

Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉ luỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộ lông của chính nó mà thôi.

Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.

Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại số phận bi thảm của An Dương Vương.

Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội không đứng lên cùng với họ.

Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?

Dương Thu Hương

© Thông Luận 2010 »

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

VOA Tiếng Việt VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Năm, 18 tháng 11 2010 RSS Bộ chính trị trước nước cờ chiếu tướng hiểm hóc



VOA Tiếng Việt
VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Năm, 18 tháng 11 2010 RSS
Bộ chính trị trước nước cờ chiếu tướng hiểm hóc
Ðường dẫn liên hệ
Bùi Tín Blog
«Ủy viên Bộ chính trị, ông là ai?» là một bài viết trên blog Anh Ba Sàm rất được cư dân blog chú ý, loan truyền rộng và bình luận. Bài viết đặt vấn đề ai giao cho 15 người trong Bộ chính trị quyền hạn to lớn, không giới hạn đến thế? Tâm và tầm mỗi ông ra sao?

Sau đó, lại một loạt bài của các đảng viên Cộng sản kỳ cựu bàn sâu về nhân sự của lãnh đạo đảng sắp đến tại Đại hội XI, được loan truyền rộng, nhận xét từng người trong 15 người trong Bộ chính trị hiện tại, và kết luận rằng không một vị nào trong 15 vị ấy xứng đáng nhận chức vụ tổng bí thư, cần tìm cho ra người xứng đáng khác ở ngoài 15 vị ấy, nếu không thì bế tắc hoàn toàn về lãnh đạo. Cả việc chọn 15 vị ủy viên Bộ chính trị mới cho khóa XI cũng hoàn toàn bế tắc. Ai chọn? làm thế nào để lựa chọn nhân tài? Những người xuất sắc nhất? Hoặc chỉ làng nhàng bậc trung, kém cả khoá này!

Gần đây, một số đảng viên lên tiếng, người thì tỏ ra bênh vực ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Phạm Quang Nghị, chê trách nặng nề các ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Minh Triết; kẻ thì kết tội ông Dũng nặng nề về vụ Vinashin, mất lập trường đảng viên mất cảnh giác giai cấp, khi thông gia với sỹ quan cao cấp của chế độ cũ hiện là triệu phú ở Hoa kỳ, đồng thời kể lể tội của ông Trương Tấn Sang trong vụ Tân Trường Sanh và cả ông Hồ Đức Việt trong việc rượu chè be bét và buông thả về đạo đức.

Một loạt thư của cán bộ ngành văn hóa tố cáo ông Phạm Quang Nghị khi làm bộ trưởng Văn hóa đã «chấm mút hàng trăm ngàn Euro » từ 6 triệu Euro chính phủ Pháp giúp cho việc nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội. Thành ra trong những ứng viên chức tổng bí thư thay ông Mạnh không có một ai có tâm và có tài xứng đáng cả. Để xem cuộc họp Ban chấp hành trung ương kỳ thứ 13 sẽ giải quyết nhân sự cấp cao nhất một lần cuối ra sao?

Có một điều nguy khốn hơn nhiều cho đảng Cộng sản là rất đông đảo trí thức, và cả một số đảng viên kỳ cựu, đặt thẳng vấn đề về chức năng của Bộ chính trị trong cơ chế cầm quyền của chế độ hiện hành, chiếu theo Hiến pháp. «Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ» vậy sao Quốc hội lại phải chấp hành nghị quyết của đảng, và mọi chủ trương lớn lại cứ phải chờ quyết định của Thường vụ Bộ chính trị hiện có 5 người?»

«Cao nhất» rồi lại còn có cấp cao hơn, thì «nhất» còn có nghĩa lý gì nữa?
Ai cho quyền một tổng bí thư đảng CS Việt Nam ký thông cáo chung với một tổng bí thư đảng CS khác cam kết hợp tác về khai thác bauxite ở Tây nguyên, trong khi chính phủ và Quốc hội đều chưa bàn gì đến vấn đề này? Sao lại lộn xộn, vô nguyên tắc đến thế?

Lại có trí thức đảng viên hỏi rằng, Trung ương đảng là do nội bộ đảng bầu, Bộ chính trị là chức vụ trong nội bộ đảng, có do nhân dân, do công dân, do cử tri bầu đâu mà lại có quyền lực cai trị của quốc gia? Thế là cướp quyền, tiếm quyền của nhân dân, là hoàn toàn bất hợp pháp, bất hợp hiến, phạm pháp và vi hiến quả tang, không có thể chối cãi.

Nghị quyết của đảng là để cho đảng viên chấp hành, chứ sao lại bắt nhân dân, quân đội và Quốc hội chấp hành, thật là cực kỳ vô lý.

Trong Báo cáo chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tại Đại hội VII (1991) ghi rõ: đảng không bao biện làm thay chính quyền, từ nay đảng chỉ lãnh đạo bằng cách đề nghị, kiến nghị với chính quyền và đảng viên làm gương, nêu gương trong thực hiện. Báo cáo chính trị được đại hội thông qua, nhưng ngay sau đó Bộ chính trị vẫn chứng nào tật ấy, bao biện, lấn quyền còn tệ hơn xưa. Tệ hơn rõ rêt, khi cấm phản biện, cấm ra báo tư nhân, cấm tự do ngôn luận, như hiện nay.

Lại một nước cờ chiếu tướng khác nữa hướng vào 15 vị ủy viên Bộ chính trị, rằng từ nay cần tách biệt rạch ròi các khái niệm Nhân dân, Dân tộc, Quốc gia, Tổ quốc. Mỗi khái niệm có một nội dung ý nghĩa, một nội hàm riêng biệt trong từ điển, trong Bách khoa toàn thư, Không thể trộn lẫn, lộn sòng, để đồng nhất nhân dân với đảng, đảng với dân tộc, đảng với tổ quốc. Đó là kiểu dân ta quen gọi là xập xí xập ngầu, gian trá!

Chỉ cần một thí dụ nóng bỏng. Bà Aung San Syu Ki là chiến sỹ kiên cường, sát cánh với nhân dân Miến Điện để đòi độc lập, dân chủ, tự do cho đất nước, vừa được trả tự do sau 7 năm dài tù đày quản thúc, cả thế giới vui mừng, các tổng thống, thủ tướng trên thế giới gửỉ điện chúc mừng, riêng Việt Nam và Trung Quốc im re; báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân lờ tịt, trong khi trí thức nước ta, tuổi trẻ nước ta, phụ nữ nước ta, binh sỹ bộ đội ta hân hoan truyền tin cho nhau.

Vậy tổng biên tập tờ báo mang tên Nhân Dân, ban biên tập báo mang tên Quân Đội Nhân Dân có thấy hổ thẹn hay không? Họ có thật là tiếng nói của nhân dân, của bộ đội nhân dân hay chỉ là cái loa rè của một nhúm 15 người trong Bộ chính trị đã không còn liên hệ gì đến nhân dân? Sao không dám công khai thẳng thắn trả lại tên gọi của tờ báo cho nhân dân và lấy tên là Cộng sản? Tự vỗ ngực ta đây là đảng của Dân tộc mà không dám bảo vệ độc lập tự do của Dân tộc, lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc trước họa bành trướng thì còn gì là tính chính đáng để tiếp tục cầm quyền, để hàm hồ nhận vơ đảng với nhân dân với dân tộc là một.

Chính vì các lý lẽ vững chắc, hùng hồn, khoa học trên đây mà cuộc họp hơn 20 nhà khoa học mũi nhọn - đảng viên cộng sản cao cấp đầu tháng 10 vừa qua ở Hà Nội nhất loạt bác bỏ hoàn toàn nội dung Cương lĩnh do Bộ chính trị duyệt và đưa ra mời toàn dân góp ý.

Cuộc hội luận nhất trí cao yêu cầu phải viết hẳn lại một Cương lĩnh mới, vì bản dự thảo hiện nay chứa quá nhiều sai lầm nguy hiểm, xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, quá nhiều điều lừa dối nhân dân, nếu thực hiện chỉ mang tai họa mọi mặt cho đồng bào và đất nước. Cuộc hội thảo nhất trí cho rằng vấn đề hệ trọng, cấp bách nhất là đổi mới cơ cấu chính trị, hệ thống cầm quyền, điều mà Cương lĩnh dự thảo né tránh.

Bộ chính trị, 15 vị tự cho mình quyền lực tối cao mà không được ai ủy nhiệm, đang như ngồi trên lò than hồng. Họ như đang bị chiếu tướng ở ngay hậu cung mà không có lối thoát. Để nguyên bản Báo cáo Chính trị, bản Cương lĩnh và bản Chiến lược đã bị bác bỏ triệt để để đọc tại Đại hội XI sắp tới thì kẹt quá và dại quá. Mà sửa thì sửa ra sao, vá víu lại càng khó. Nát cả 15 bộ óc, mà là những bộ óc tỏ ra thuộc loại xoàng, nếu so với hơn 20 bộ óc của cuộc hội luận trên đây thì lại càng xoàng hơn.

Chẳng lẽ cho người lẻn sang hỏi cao kiến của ông Gia Cát Lượng tân thời ở Bắc Kinh chăng? Cũng chỉ là tối kiến, vì Bộ chính trị Bắc Kinh cũng đang bị hãm vào một cuộc chiếu tướng cực kỳ gay go.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
E-mail In Ý kiến
Ý kiến (23)
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Nguyễn Hải Triều (Australia)
Hà Nội hôm nay như đang ở trong triều đại của vua Lê Long Đĩnh và đang rất cần một Lý Công Uẩn để Hà Nội hôm nay được thiên thời địa lợi nhân hòa như Thăng Long ngày xưa.
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010
Bravo !!! Hay qua ! Hay qua ! Bac Tin, This is a Master Piece
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Buon muon khoc (USA)
Khong hieu tai sao 90 trieu nguoi Dan lai khong lam gì duoc 15 nguoi ,vua gia ,yeu hom hem hay la ho co phep than thong nhu Te Thien?cong an dau?Quan doi dau? Sao khong bat bo tu may ten pham phap nay Ma chi co bat Dan ,thi biet khi nao dat nuoc vuon len.
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Cộng sản VN !
Kết luận Đảng Cộng sản (nói chung) và Bộ chính trị (nói riêng) lạm quyền, lộng quyền, tiếm quyền là quá đúng nhưng lại cũng.. quá thừa. Chính quyền hiện nay ( cả ngoài Bắc lẫn trong Nam) đều do họ “ cướp” mới có được thì chuyện lạm, lộng, tiếm.. là tất nhiên. Chính vì lẻ đó mà họ rất sợ nhân dân nên phải mị dân để tồn tại. Chừng nào Đảng CSVN trở về đúng vị trí như những Đảng chân chính khác trên thế giới thì VN may ra mới biết thế nào là dân chủ đúng nghĩa.
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Một cổ hai tròng!
Hòan tòan đồng ý với lập luận của Bác Bùi Tín .15 ông Phỗng ngồi xổm lên đầu lên cổ của nhân dân VN ,ngồi xổm trên cả ba ngành Hành pháp,Lập pháp và Tư pháp .Người dân một cổ hai tròng phải nuôi báo cô các đảng viên Song hành với nhà cầm quyền ! một bộ máy cồng kềnh nhất thế giới ! Hao tốn biết bao nhiêu tiền của do nhân dân đóng Thuế! Quả là một lũ ăn hại không hơn không kém!
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010SC
Đối với tuyệt đại đa số nhân dân VN yêu Tụ Do,quý Dân Chủ,trọng Dân Quyền. Chỉ đòi hỏi toàn Dân có Quyền dân,có Tu Do,có Dân Chủ thật sự của nó để được có yên vui,có bình đẳng,có cơm no áo ắm,có hạnh phuc... và để có được tất cả những điều ấy,quyền đó như tuyệt đại đa số loài người trên trái đất đang thụ hưởng. VN dứt khoát phải O còn ngụy quyền VC tiếp tục ngang ngược thao túng (tt2)
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Người Sàigòn (Việt Nam)
Đảng CSVN còn chờ gì mà không đem Dân Chủ Thật Sự đến cho Dân Tộc Việt Nam. Đừng giả dối mị dân nữa. Có làm được việc nầy thì ĐCSVN mới có thể tồn tại và còn được Nhân Dân ủng hộ. Nhân dân đã thấy rõ từ lâu ĐCSVN chỉ mị dân, dối trá, đàn áp nhân dân, hèn nhát quỳ lạy Trung Cộng, xem hình Nông Đức Mạnh cúi mọp đầu khi Hồ Cẩm Dào đi ngang qua, thật nhục. ĐCSVN hay thức tỉnh! Mong thay!
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010
65 năm quen xảo ngôn,lật lọng chẳng lẽ tư nhiên trúng gió á khẩu hết sao? 15 thợ nói dối quanh,chữa ngượng chuyên nghiệp được tuyển chọn kĩ trong số 3 triệu đảng viên chẳng lẽ cứng họng nói không ra lời kì này. Bộ chính trị gồm 15 lý thuyết gia,lý luận gia,thợ khua môi múa mỏ của đảng mà.
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Cộng sản VN !
Chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng làm thông gia với một vị sĩ quan quân đội VNCH , là chuyện bình thường nhưng rất đẹp. Đó chẳng phải là một biểu tượng hòa hợp ( hòa giải ) dân tộc hay sao? Chính những người phản đối chuyện này ( cả CS lẫn người chống CS) mới là những kẻ xấu. Họ muốn dân tộc VN mãi mãi chia rẽ và xâu xé nhau để trục lợi chính trị. Dù trong công việc có sai sót, nhưng nếu phải chọn , tôi chọn ông Dũng vì ít ra ông ấy đã làm được nhiều việc và “dũng cảm” khi dám hành động như trên.
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Sôi Gan (USA)
Cám ơn bác Bùi Tín. Bài bình luận cùa Bác quá xuất sắc, đánh thẳng vào bản chất tệ hại cùa nhúm bọn 15 người bất tài, giáo điều, dốt nát đang ngồi trên đầu, trên cổ của nhân dân ta. Cần phải triệt hạ bọn này xuống để nhân dân ta bớt khổ!
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Le Thi Rieng (CHXHCN VIET NAM)
Không biết đã từng có một tổng bí thư CS là phụ nữ chưa? Sao đảng ta không thể hiện tính dân chủ và đột phá đưa ngay một phụ nữ lên làm tổng bí thư cho nở mặt cánh phụ nữ Việt. Nước ta khối gì bà mẹ anh hùng, các chị em phụ nữ thành đạt, 85 triệu chẳng nhẻ lại không có được một người? Các đấng mày râu cứ thay nhau lên làm ông tổng, coi như một đặt quyền riêng tư của đấng mày râu. Thế mới thấy ngay trong TW đảng vẫn còn nặng đầu óc phong kiến trọng nam khinh nữ!
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010
Chi co may ong uy vien bo chinh tri , uy vien trung uong la nhung nguoi thong minh , nhung nguoi tai gioi thoi, de gi tuyen chon duoc nhung mhan tai nay, ong Bui Tin noi sao do chu?
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Long An
Sau 1975,người dân miền Nam được nghe thêm nhiều ban bệ với chức năng lạ hoắc,thí dụ,đoàn là thủ lãnh thanh niên(ai bầu ,ai nói vậy ?),ban tuyên huấn(ban dạy đời và cách nói như muốn làm cha thiên hạ),tổ dân phố(cái nhóm chuyên lo để ý chuyện đời tư thiên hạ thay vì trừ gian),bộ chính trị(có phải nghĩa là dùng bạo quyền để cai trị là chính chứ không biết làm ăn hiệu quả gì hết?),...Theo tôi,sắp tới nên lập ban 'tống táng chủ nghĩa cộng sản ' bởi ngày tàn của chủ nghĩa này ở VN đã gần kề.
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Trần Ai Thế
Tôi và một số anh em bạn thường xuyên theo dõi đài VOA và các bài viết của bác Bùi Tín từ những năm 90 của TK trước ( Hoa xuyên tuyết, Mây mù thế kỷ, Mặt thật, Cung vua phủ Chúa , ... ). Rất tâm đắc và cám ơn bác. Mong bác ít nhất mỗi tuần cho chúng tôi được thưởng thức 1 bài bình luận chính trị khúc triết và sâu sắc ( Trần Ai Thế )
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010Du Sinh (VN)
Rat tam dac va cam phuc ly luan cua Bac Tin .
Thứ Năm, 18 tháng 11 2010CUU ( cuu biet dong thanh ) (vnxhcn)
Thua bac BT Chau chi la " Dan ngu cu den , ngu dot nhu dan CUU " nen khong hieu tai sao csvn muon lam gi deu phai cho khi nao Tau dong y moi lam duoc Vi du muon de bat mot vi tri thuc len giu ghe mot bo nao do .Tau co bao gio thuong dan minh dau nhi ?
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010Nghề của chàng
Bưng, bịt để bóc lủm, bỏ túi riêng là nghề của đảng thời bình.
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010pham van duoc (vn)
Y kien nay co mot vai cho dung cho cach nhin tu goc hep ; vn dang doi moi va hoan thien minh khong phai de doi pho voi ai ma vi loi ich quoc gia va dan toc ; nhin lai chang duong da qua rat dang tu hao ; van de y kien phan bien xa hoi rat dang quy nha nuoc khong nen hinh su hoa ; hay cho ho co hoi ; hay tran trong y kien dung cam cua ho hay nhac nho ho khong lam dieu gi hai cno dan toc dat nuoc ./.
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010CHÂN LẤM TAY BÙN
Ở VN dân là đảng , đảng là dân , ý đảng là ý dân . Cho nên, chỉ cần thay thế chữ là được . Ví dụ : nhà nước là của đảng, do đảng, vì đảng;; đảng biết , đảng bàn, đảng kiểm tra ;; công an đảng VN ;; quân đội đảng VN ; ; ủy ban đảng các cấp ....
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010HẢI ĐĂNG (VN)
Không mới nhưng rất hay bác Tín ạ!không có ai,không cơ quan nào được phép đứng trên QH.Dẫu QH bầu chưa phải dân chủ,còn bù nhìn cho đảng.Nhưng đến lúc đảng đã phá sản toàn diện rồi.Luận cương nào,chính sách nào của họ đưa ra đều vào ngõ cụt.Lựa chọn người thay Mạnh ư!chẳng ai xứng đáng.Tốt nhất giải thể đảng đi,viết lại hiến pháp,lập nên thể chế mới trong hòa giải,hòa bình,trong tình dân tộc thực sự dưới QH lâm thời.Phải học kinh nghiệm hàng loạt QG ĐÃ TRẢI QUA THỜI CS.
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010GỬI NHÔ , VŨ HÀ , TRẦN NHẬT QUANG , ANTI , NATALIE ...
Bác BÙI TÍN viết thế này thì chúng ta trốn thôi , thà bị kỹ luật .
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010Dân đen
Ở VN nhân dân làm chủ,nhà nứơc quản lý còn đảng lãnh đạo. vi Đảng là ngừơi lảnh đạo đem lại mọi thắng lợi của CM Việt Nam.Lại nữa Đảng đã cho ta niềm tin và hy vọng, đem lại tự do hạnh phúc cho ND (mặc dầu theo Tuyên ngôn QTDQ thì mọi ngừơi sinh ra đều có quyền đó).Từ ngày thành lập đảng đến nay CS luôn luôn lừa bịp đánh lận con đen. Đã ko chính danh lại bịp bợm.đây là 1 đàng cứơp ngày sớm mụôn sẽ phải tan thôi.
Thứ Sáu, 19 tháng 11 2010gia văn (đai cồ việ

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị

‘Túi khôn dân tộc’ bác bỏ hoàn toàn Cương lĩnh của Bộ chính trị
Tháng Mười Một 16, 2010
Bùi Tín viết riêng cho VOA: Đây là một tin cực kỳ hệ trọng. Một tin động trời, có thể nói trời nghiêng đất ngả cho thế lực cường quyền. Sự kiện như thế này chưa từng có trong lịch sử 70 năm của đảng Cộng sản Việt Nam. Tác động của sự kiện này chưa thể lường hết được.
Ngày 7-10-2010 vừa qua tại Hà Nội hơn 20 trí thức hàng đầu của thủ đô, đều là đảng viên cộng sản kỳ cựu, hơn nữa đều là đảng viên cấp cao, do Bộ chính trị quản lý, đã tụ tập trong một cuộc hội thảo khoa học rất lý thú.

Danh nghĩa của cuộc họp là do Hội khoa học kinh tế Việt Nam và Trung tâm thông tin, dự báo kinh tế – xã hội quốc gia cùng phối hợp tổ chức, nhằm «góp ý cho các Dự thảo văn kiện Đại hội XI của đảng Cộng sản». Các dự thảo chính là Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương, Cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược kinh tế – xã hội 2010-2020, thường gọi tắt là Báo cáo chính trị, Cương lĩnh và Chiến lược, mà quan trọng nhất là Cương lĩnh.

Xin kể một vài tên tuổi và chức vụ của những người tham dự. Có Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, Phó thủ tướng ; ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương đảng, Phó thủ tướng; Phó giáo sư Trần Đình Thiên, hiện là Viện trưởng Viện kinh tế; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên thứ trưởng bộ Tài chính; ông Việt Phương, nguyên Cố vấn của Thủ tướng; Giáo sư Đào Xuân Sâm, dạy môn quản lý kinh tế tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc; bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của thủ tướng; bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Phó giáo sư Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới; ông Nguyễn Trung, từng là đại sứ ở Thái Lan; ông Vũ Quốc Tuấn, cố vấn chính trị – kinh tế của thủ tướng; Tiến sỹ Lê Đăng Doanh; Tiến sỹ Nguyễn Mại; Giáo sư Lê Du Phong; Giáo sư Nguyễn Đình Hương; Tiến sỹ Lưu Bích Hổ; Giáo sư Vũ Huy Từ; Giáo sư Đào Công Tiến…

Suốt 9 tiếng đồng hồ, hơn 20 vị phát biểu ngắn gọn, súc tích, mỗi lần chỉ 10 phút, được ghi âm và ghi vào biên bản, nhằm chuyển cho Ban dự thảo các văn kiện. Trưởng ban dự thảo mỗi văn kiện là Tổng bí thư hay một ủy viên Bộ chính trị, đều không có mặt…

Các vị trí thức đảng viên cấp cao trên đây có thể coi là một mảng tinh hoa của đảng cộng sản, được đảng tuyển lựa, học hành bài bản, nói chung giỏi ngoại ngữ Pháp, Anh, Nga, Trung Hoa … có kinh nghiệm cầm quyền. Họ có thái độ khoa học khách quan, vô tư, phần lớn đã nghỉ hưu, đang hoạt động tự do, có tư duy độc lập, nói chung không dính dáng với các nhóm thân hữu, cánh hẩu, các nhóm lợi ích riêng, tham nhũng, tệ hại trong nền kinh tế phe phái (crony economy) như các chuyên gia của Đại học Harvard Hoa Kỳ tại Việt Nam phát hiện và đặt tên.

Các nhân vật trên đây, theo tôi, có thể gọi là một «think tank» mới mẻ, một «túi khôn» đặc sắc, quý báu của dân tộc, vì rõ ràng qua từng lời phát biểu có trách nhiệm, họ tỏ ra gắn bó với nhân dân, với dân tộc, không theo đuôi, không sợ hãi, không ham danh vọng tiền tài, những điều cực kỳ quý hiếm khi toàn đảng sa sút, mất uy tín, khi xã hội băng hoại khủng khiếp do nạn độc đảng, độc đoán dai dẳng gây nên.

Họ đã nói, đã góp ý kiến những gì? Xin mời các bạn mở mạng Viet- Studies để đọc nguyên văn 9 trang biên bản ghi ý kiến từng người. Cực kỳ sinh động, lý thú, mở mang hiểu biết cho người đọc.

Tôi xin tóm lược trung thực gọn ghẽ như sau.

Một nét chung là cả hơn 20 vị đều tỏ ra có tư duy độc lập, suy nghĩ kỹ lưỡng bằng cái đầu tỉnh táo riêng của chính mình, nhưng lại đạt đến sự đồng thuận đến kỳ lạ. Mỗi vị phát biểu sau đều nói lên sự đồng ý sâu sắc với những ý kiến phát biểu trước, chỉ nói thêm những điều mới mẻ hay nhấn mạnh thêm, bổ sung thêm ý của người phát biểu trước. Không có ý nghĩ, quan điểm nào trái nhau giữa hơn 20 vị tham dự hội thảo.

Nét nổi bật thứ 2 là hầu hết những đường lối, chính sách then chốt, chủ yếu nhất trong Cương lĩnh và Chiến lược do Bộ chính trị hiện tại và Ban chấp hành trung ương đương nhiệm thông qua trong những kỳ họp 11 và 12 khóa X đều bị bác bỏ và phê phán rât thẳng thắn, đúng mức. Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin» là sai lầm, giả dối, nguy hiểm vì Mác mắc nhiều sai lầm cơ bản (như cổ súy cực đoan đấu tranh giai cấp, căm thù quyền tư hữu, tiêu diệt sở hữu cá nhân, thổi phòng một cách cực đoan sở hữu nhà nước), do đó đã phá sản hoàn toàn ở Đông Âu, Liên Xô, và tàn phá nền kinh tế các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.

Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa xã hội» cũng là sai lầm, giả dối vì chủ nghĩa xã hội hiện thực từng áp dụng ở hơn một chục nước (ở Việt Nam từ 1960 đến nay) đều thất bại, phá sản hiển nhiên. Còn chủ nghĩa xã hội trước mắt và tương lai, gắn liền với kinh tế thị trường, thì chưa ai hình dung ra sao, làm sao mà thực hiện được. Đây là một quan điểm ảo tưởng, viển vông, lừa dối, không khoa học.

Còn mục tiêu xây dựng một xã hội Dân chủ, Bình đẳng, Hiện đại, Văn minh chỉ là nói suông, là bánh vẽ, nhằm lừa dối nhân dân và tự lừa dối mình, vì kèm theo không có những biện pháp hiện thực để thực hiện. Đặc biệt khái niệm dân chủ – dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đảng – là vấn đề then chốt nhất, cần thực hiện cụ thể rõ ràng thì lại không có biện pháp thiết thực.

Tất cả các vị tham gia hội thảo đều nhất trí cho rằng vấn đề chính trị lớn nhất, cơ bản và cấp bách nhất là đổi mới hệ thống chính trị, là thay đổi cơ chế lãnh đạo của đảng và nhà nước, vì tổ chức hệ thống cai trị, cầm quyền hiện nay quá cũ kỹ, không hợp lý, không hợp pháp, vai trò của Quốc hội được xác định trong Hiến pháp là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước nhưng thực tế lại không có thực quyền, việc gì cũng phải chờ quyết định của «Thường vụ Bộ chính trị», mà nhóm người này bao biện, ôm đồm, trình độ kém, không do dân cử, không có quyền gì theo Hiến pháp hay pháp luật.

Về kinh tế, có rất nhiều ý kiến mạnh bạo mới mẻ. Tất cả các vị đều cho rằng quan điểm coi hình thức «sở hữu quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế » là sai lầm lớn, nguy hiểm, tai hại, trái với quan điểm bình đẳng trước pháp luật giữa mọi hình thức sở hữu. Sự phá sản, lỗ nặng của biết bao tổng công ty, tập đoàn kinh tế quốc doanh chưa đủ để mở mắt những người viết dự thảo hay sao?

Việc các bộ từ bỏ vai trò đề ra và quản lý việc thực hiện chính sách, lại chỉ chăm lo làm cái việc điều hành các tổng công ty quốc doanh là một lệch lạc tệ hại nguy hiểm.

Việc hạn chế trên thực tế hoạt động kinh doanh của tư nhân, ngăn cản tư nhân lập những tổng công ty hùng mạnh cũng như vừa và nhỏ … như ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, v.v., là một sai lầm nghiêm trọng, coi nhẹ động lực kinh doanh tư nhân hợp pháp, kìm hãm động lực vô tận của nền kinh tế quốc dân.

Nhiều đại biểu vạch rõ các quan chức ở các bộ mê say tổ chức các công ty quốc doanh vì đó là «sân sau» làm ăn, lũng đoạn, thu lợi phi pháp, làm giàu bất chính của các quan chức đương quyền.

Có đại biểu nêu lên việc Chiến lược 10 năm đưa Việt Nam lên hàng ngũ một nước công nghiệp, với bình quân giá trị sản phẩm hàng năm là 3.000 đôla là một điều mỉa mai chua chát, vì Hungary từ năm 2009 đã đạt 15.000 đôla. Đã vậy không tìm ra chỗ nào ghi biện pháp cụ thể, bằng những bước đi nào, để hiện đại hóa nền công nghiệp nước ta.

Tất cả các vị đều cho rằng vấn đề nông dân đã bị bỏ qua một cách nguy hiểm vì nông dân vẫn chiếm gần 70 % số dân, quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất vẫn mù mờ – « sở hữu toàn dân» kỳ quặc, không giống nước nào, không quan tâm thực sư đến đại đa số dân cư, từng được hứa hẹn về liên minh công nông mà không có nội dung, biện pháp thực hiện.

Cuộc hội luận báo động về nạn tham nhũng bất trị, về đạo đức xã hội sa sút thê thảm, về nền giáo dục bế tắc mà Cương lĩnh và Chiến lược chỉ đưa ra vài khẩu hiệu cũ kỹ, không hiệu quả.

Tất cả đều phê phán các văn kiện dài lê thê mà rỗng, đặc biệt là xa rời thực tế, xa rời cuộc sống, xa rời nhân dân, nhấn mạnh giai cấp mà coi nhẹ dân tộc.

Về đường lối đối ngoại, tất cà tham luận đều phê phán quan điểm đối với Trung Quốc không rõ ràng, như kiêng kỵ, ấp úng, e ngại, sợ sệt. Sao không đàng hoàng nói điều cần nói, cần bàn bạc trong đảng, trong xã hội, minh bạch công khai, đặc biệt là lúc này, khi có vấn đề biển Đông….

Sau khi phát biểu ngay thật góp ý xây dựng, trong thời gian cuối, các đại biểu cho rằng các văn kiện đều chứa quá nhiều sai lầm, mâu thuẫn, hầu hết sai lầm lệch lạc, thiếu sót là trong đường lối, chính sách, trong các quan điểm cơ bản. Coi như những cột cái của một ngôi nhà đều ọp ẹp, đổ gãy.

Mọi người cho rằng các văn kiện cần phải viết hẳn lại, không thể sửa chữa nhỏ, thêm bớt bộ phận.

Cũng có ý kiến trước khi chia tay là nếu không kịp viết lại thì thà rằng khất lại một thời gian, còn hơn là thông qua những dự thảo yếu ớt, giáo điều, sai lạc đầy rẫy như thế này.

Một đại biểu bi quan cho rằng lãnh đạo hiện nay không có khả năng lắng nghe và tiếp thu lẽ phải, trong khi các văn kiện đại hội XI là thụt lùi rõ ràng so với văn kiện các đại hội IX và X.

Cũng có một đại biểu trong giây phút cuối nghĩ ra một sáng kiến là chẳng lẽ khoanh tay để cho tình hình đất nước tiếp tục sa sút, suy đồi, bế tắc với vô vàn thảm họa to lớn hơn, toàn dân phải gánh chịu, nên chăng cần có một lá cờ, nghĩa là một lực lượng, một tổ chức trong sáng bảo vệ và quảng bá những chính kiến đúng đắn, xây dựng, được nghiền ngẫm kỹ, vừa được phát biểu trong cuộc hội thảo rất có giá trị này. Riêng ý này chưa được bàn thêm.

Mong rằng Bộ chính trị và Học viện chính trị – hành chính quốc gia gồm những cây bút tin cẩn của Bộ chính trị, phản biện được những phản biện của cuộc hội thảo này, có đủ lý lẽ để giữ nguyên các văn kiện mà Bộ chính trị vừa mời toàn dân góp ý, hạn cuối là ngày 30-11 năm nay.

Có mà đội đá vá trời! Tôi nghĩ thế.

Thật đại phước cho dân tộc và nhân dân ta, trong cơn nguy biến, vẫn còn một «túi khôn dân tộc» chất lượng cao đang dấn thân cho Đại nghĩa Dân tộc.Hy vọng còn nhiều «túi khôn» nữa.

Một Xã hội Dân sự có chất lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng đông, mang nhiều màu sắc, đang vẫy gọi nhau, khoác vai nhau, đồng hành trên con đường cứu nước. Đẹp quá!

(thơ Felix Pollak, Người Anh Hùng nói)

Felix Pollak (1909-1987)

(Đây là bài thơ phản chiến nổi tiếng trong thời chiến tranh Việt-Mỹ. Xem bản dịch tiếng Việt phía dưới).

Speaking: The Hero

I did not want to go.
They inducted me.

I did not want to die.
They called me yellow.

I tried to run away.
They courtmartialed me.

I did not shoot.
They said I had no guts.

They ordered the attack.
A shrapnel tore my guts.

I cried in pain.
They carried me to safety.

In safety I died.
They blew taps over me.

They crossed out my name
And buried me under a cross.

They made a speech in my home town.
I was unable to call them liars.

They said I gave my life.
I had struggled to keep it.

They said I set an example
I had tried to run.

They said they were proud of me.
I had been ashamed of them.

They said my mother should be proud.
My mother cried.

I wanted to live.
They called me a coward.

I died a coward.
They called me a hero.

—–

(Bản dịch này dựa trên bản dịch của Xuân Diệu và nguyên bản tiếng Anh)

Người anh hùng nói



Tôi không muốn nhập ngũ

Nhưng chúng bắt tôi đi

Tôi không muốn chết trận

Chúng bảo tôi đớn hèn

Tôi tìm cách bỏ trốn

Tòa án binh chúng xử

Tôi không bắn vào họ

Chúng bảo tôi nhát gan

Chúng ra lệnh xuất kích

Mảnh đạn xé nát ruột tôi

Tôi rên trong đau đớn

Chúng đưa về nơi an toàn

Tôi chết nơi an toàn

Chúng thổi kèn đưa tiễn

Chôn thây dưới thánh giá

Và gạch tên tôi đi

Chúng đọc điếu văn ở quê tôi

Với những lời giả dối

Chúng nói tôi đã hiến đời mình

Tôi thì cố giữ nó

Chúng nói tôi đã thành tấm gương

Tôi thì muốn thoát thân

Chúng nói chúng tự hào về tôi

Tôi xấu hổ về chúng

Chúng nói mẹ tôi đáng tự hào

Nhưng mẹ tôi thì khóc

Tôi đã muốn sống còn

Chúng gọi tôi hèn nhát

Tôi đã chết hèn nhát

Chúng gọi tôi anh hùng

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Nói với con về một ngày quốc nhục! ĐÃ VANG LỜI HIỆU TRIỆU (Thân mến gởi Đồng Bào mọi

Nói với con về một ngày quốc nhục!!!
KHI TỔ QUỐC ĐÃ VANG LỜI HIỆU TRIỆU

(Thân mến gởi Đồng Bào mọi giới, mọi lứa tuổi, quốc nội và quốc ngoại)

Không thể được. Nam Quan! Không vĩnh biệt !
Aỉ thiêng kia, đất cũ phải về ta
Núi sông này là xương máu Ông Cha
Thì con cháu sao buông lời vĩnh biệt ???


Mau, xin gióng những hồi chuông khẩn thiết
Để muôn người, bao thế hệ vùng lên
Giang sơn ta, niềm kiêu hãnh Rồng Tiên
Không một kẻ có quyền chia cắt thế

Nào, ta hãy lấy khăn lau mắt lê.
Như ngày xưa Nguyễn Trãi một lần lau
Để dựng cho đời cơ nghiệp nghìn sau
Như Nguyễn Huệ, Trưng Vương, như Ngũ Lão

Chỉ sông biếc mà thề lời Hưng Đạo
Gọi trăng vàng mài kiếm báu Đặng Dung
Việt Nam ơi, đâu hiển hách anh hùng ?
Xin hãy đáp tiếng hờn sông núi gọi !

Nhục bán nước đã sóng gầm bão nổi
Trong chí hùng, máu thắm, trái tim son
Đừng ngôì yên, vuốt mặt, nuốt căm hờn
Hỡi toàn quốc, đã đến giờ hành động !!!

Dừng thụ động, đợi chờ và than khóc
Sư? Lạc Hồng cần lắm những Kinh Kha
Sát vai nhau mà giữ nước non nhà
Như một thuở những Vua Hùng dựng nước!

Ta đoàn kết là ta làm phải được
Nếu chưa xong, con cháu tiếp theo đời
Hỡi Nam Quan, máu thịt của ta ơi !
Ta không thể nhìn bạo quyền bán nước !

Đừng vì bởi an thân mà khiếp nhược
Còn bạo quyền, tổ quốc mãi còn đau
Ta phải làm gì cho những đời sau
Cho ta nữa ? để giống nòi rạng rỡ ?

Đã hiện diện trên đời là đã nợ
Nợ non sông, tổ quốc, nợ gia đình
Ta phải làm gì cho đươc chết vinh
Hơn sống nhục, sống một đời hèn yếu !

Khi tổ quốc đã vang lời hiệu triệu
Khi hồn thiêng sông núi đã cần ta
Đứng lên nào. Vì nước, hãy xông pha
Dẫu lấy máu rửa hờn cho nhục nước !

Ngô Minh Hằng


*******************


KHI NƯỚC MẮT ĐÃ KHÔNG TRÒN Ý NGHĨA

(Xin thân ái gởi đến Đồng Bào quốc nội và quốc ngoại với tất cả niềm đau và hy vọng)

Ôi, nước mắt đã không tròn ý nghĩa
Đồng bào ơi, ta nhất loạt vùng lên!
Giang sơn này do xương máu tổ tiên
Đã bồi đắp cho xanh từng tấc đất

Bởi quê hương là tình yêu lớn nhất
Là gia tài, là máu thịt, là nôi
Chốn chôn nhau, cắt rốn tự bao đời
Là chiếc tổ, tình thương, là tất cả !!!

Nhưng hôm nay, than ôi, đau đớn qúa
Aỉ Nam Quan, bạo chúa cắt dâng người !
Hỡi Nam Quan! kìa quốc sử còn tươi
Từng giọt lệ của anh hùng Nguyễn Trãi !

Máu lại chảy, Trời ơi, vùng quan ải
Núi sông ta thêm nữa, lưỡi dao hờn
Dưới bạo quyền, dân, nước cứ từng cơn
Đau như xé những cơ tim, mạch máu !

Đâu bất khuất, đâu chí hùng nung nấu ?
Đâu tự hào, danh dự ? Hỡi thanh niên !!!
Có thể nào ta cúi mặt lặng yên
Trước nỗi nhục mà lòng không phẫn uất ???

Có thể nào ta cúi đầu chấp nhận
Mà lương tâm không hổ thẹn, đau buồn ?
Có bao giờ ta thấy tội to hơn
Trước lịch sử vì thờ ơ trách nhiệm ?

Hỡi những anh hùng dưới trăng mài kiếm
Hỡi những lòng tha thiết với tình quê
Xin tuốt gươm thiêng, chung một lời thề:
Phải trị tội phường buôn dân, bán nước

Phải nối chí hào hùng muôn thuở trước
Đòi Nam Quan, ải cũ, trả về ta!
Đứng lên nào, chính nghĩa phải thăng hoa
Vì Tổ Quốc, vì tương lai nòi giống !

Không thể nữa, ngồi nhìn và than khóc
Hãy đứng lên hành động, hỡi muôn người !!!
Đến nước này ta phải thế mà thôi
Khi nước mắt đã không tròn ý nghĩa!

Hỡi Quốc Toản, hỡi Trưng Vương, Nguyễn Huệ
Hỡi toàn dân, cứu quốc, đứng lên nào !
Đất nước này phải hết bóng cờ sao
Thì đất nước mới thanh bình hạnh phúc!

Còn cờ đỏ là dân còn hoả ngục!

Ngô Minh Hằng


*******************


xin vì chính nghĩa !!

(Xin gởi đến các bạn bên kia giới tuyến trong và ngoài nước. Đặc biệt thay lời cảm ơn xin gởi đến những bạn trong tuần qua đã tặng Virus cho tôi)

Xin bình tĩnh nghe lời tôi phân giải
Gởi làm chi Virus thế, anh ơi !
Tôi muốn tin anh là những con người
Có nhân nghĩa và có tầm hiểu biết

Thì anh nhé, lắng nghe tôi tha thiết
Nói với anh bằng thiện chí, lòng tôi
Bằng trái tim, bằng ngôn ngữ loài người
Bằng cảm mến của tình chung nòi giống

Dẫu các anh gọi tôi là "phản động"
Tôi không buồn và chẳng giận anh chi
Nhưng xin anh một phút, hãy nhìn đi
Một xã hội đang vô cùng băng hoại

Kìa, phương Bắc, giang sơn mình hẹp lại
Ai, quyền chi, xén đất hiến dâng người ?
Mảnh đất Tiền Nhân khai dựng bao đời
Bằng xương máu, can trường, bằng khí phách!

Kìa dân tộc vẫn vô cùng đói rách
Trẻ lẫn già hiếm thấy một đời vui
Không chiến tranh mà khốn khổ phận người
Đói cơm áo, đói công bằng, lý tưởng !

Kìa, tệ nạn vẫn trầm kha bành trướng
Như thiêu thân, tuổi trẻ tiếc chi đời
Anh hỏi dân đi, xem được mấy người
Không sợ đảng và lòng không oán đảng

Họ sợ đảng vì đảng là tàn ác
Là ngục tù, là qủi quyệt, dã man
Là tai ương cho dân nước Việt Nam
Là máu đổ, thịt rơi, là vô đạo

Họ oán đảng vì đảng là dối láo
Là độc tài, là tham nhũng, dâm ô
Đảng đã nhẫn tâm phá nát cơ đồ
Do xương máu bốn nghìn năm gìn giữ

Đảng đã biến con người thành công cụ
Để phục tùng cho chế độ phi nhân
Đảng không lo cho đời sống người dân
(Dân đang sống trong thời đau khổ nhất!)

Anh hãy đến nhìn dân vào đôi mắt
Để thấy rằng giọt lệ chửa lần khô
Hãy xuống cùng dân chung một chuyến đò
Để nghe thấy những lời than của sóng

Để nhận biết mạch dất sầu chuyển động
Cho một cơn địa chấn lớn vô cùng
Sức nén càng nhiều, sức nổ càng tung
Hơn súng đạn, hơn vạn lần trái phá !

Hãy đứng cùng dân, với dân, anh nhá
Thì sẽ nghe và sẽ thấy, anh ơi
Tôi nói muôn trang chẳng hết được lời
(Vạn lời nói không bằng nhìn sự thật!)

Anh đứng cùng dân rồi anh thấy tất
Ai tham tàn, ai phản bội quê hương
Nhưng này anh, ta vẫn có con đường
Đường chính nghĩa: quay về cùng dân tộc!

Vẫn chưa muộn vì anh ơi, nòi giống
Và quê hương tha thiết đợi anh về
Những đồng bào tội nghiệp của ta kia
Mong mỏi lắm một ngày khô nước mắt

Thì anh nhé, xin anh đừng ngoảnh mặt
Nước dân ta đau khổ đã nhiều rồi
Oan khốc này đến lúc phải ngừng thôi
Vì dân tộc khát khao và chờ đợi

Đảng cũng biết đảng trong ngày hấp hối
Nên ra tay đàn áp tựa hung thần
Vì sống còn, dân sẽ phải dấn thân
Để đòi lại một cuộc đời đã mất

Vì lịch sử chứng minh rằng sự thật
Hễ tham tàn là bạo chúa bay ngôi
Ai sinh ra và được sống trên đời
Cũng muốn sống cuộc thanh bình, hạnh phúc

Khi bạo chúa dựng lên lò hỏa ngục
Để thiêu đời và giết vạn sinh linh
Thì chúng ta không được sống riêng mình
Phải tranh đấu cứu ta và nòi giống

Anh hẳn thấy đường mây đang mở rộng
Hỡi Trưng Vương, Nguyễn Huệ, những anh hùng !
Ghé vai thần mà chuyển núi dời sông
Các anh nhé, cùng toàn dân đứng dậy !

Anh không bước là anh lùi lại đấy
Bởi văn minh nhân loại chẳng khi ngừng
Trước công bình, lẽ phải, chớ quay lưng
Kẻo để lại muôn đời dòng uế sử

Tôi nói cạn lòng tôi, anh hiểu chứ ?
Về với dân... mau nhé, nước dân chờ....
Để cho đời xanh ngát những bài thơ
Vì chính nghĩa xin vang lời chính nghĩa !

Ngô Minh Hằng


*******************





Nói với con về một ngày quốc nhục!!!

Mai con lớn có về thăm đất Việt
Đi giùm cha ra tận ải Nam Quan
Khóc hộ cha giọt lệ hờn bi thiết
Thương quê hương ôi tủi nhục vô vàn

Vá hộ cha mảnh dư đồ rách nát
Lũ sài lang xâu xé đã bao đời
Máu tiên tổ thấm trong từng tấc đất
Bọn cường quyền đem bán tựa đồ chơi

Con hãy nhớ quê hương mình hùng vĩ
Từ Nam Quan trải rộng đến Cà Mau
Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo
Là của ta sử sách đã in sâu

Cờ ta phải bay tung trời Bản Giốc
Ải Nam Quan trở lại với sơn hà
Đất nước ta là rừng vàng biển ngọc
Phải giữ gìn cho rạng mặt ông cha

Đáng giận thay loài vong nô khiếp nhược
Đất quê hương mang cống hiến cho người
Lê Chiêu Thống còn chưa đành bán nước
Nỗi đau này đến chết vẫn chưa vơi

Xin cầu nguyện với hồn thiêng sông núi
Đưa dân ta ra khỏi ách tôi đòi
Xua tan đi những mây mù u tối
Cho quê mình sống lại những ngày vui

Rồi mai mốt con về thăm đất Việt
Xin đừng quên cái nhục của đời cha
Một cái nhục không bút nào tả xiết:
Bọn vô lương bán rẻ cả sơn hà!

Vũ Đình Trường
1/2002
Được đăng bởi 1nguoiviet
Nhãn: THƠ

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Kịch bản Liên Xô – Đông Âu sắp lặp lại


Kịch bản Liên Xô – Đông Âu sắp lặp lại
Posted on 13.11.2010 by giaithecs

Khi các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu sụp đổ một kịch bản tương tự đã không diễn ra tại Đông Á.

Lý do đầu tiên giải thích sự kiện này là văn hóa. Chủ nghĩa cộng sản dù sao cũng đã là một cải tiến lớn so với khuôn mẫu Khổng Giáo mà các nước thuộc văn hóa Trung Hoa đã trải nghiệm trong hơn hai ngàn năm, sự phản bác vì vậy đã chưa đủ mạnh.
Andrei Sakharov
(21/05/1921 – 14/12/1989)
Nobel Peace Prize 1975

Lý do quan trọng hơn nhiều là Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên chưa ở cùng một mức độ chín muồi cho một thay đổi chế độ như Liên Xô và các nước Đông Âu. Chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu tiến trình sụp đổ tại Châu Âu hơn ba thập niên sau Thế Chiến II, sau khi Liên Xô và Đông Âu đã phục hồi, một thế hệ hậu chiến đã nắm phần chủ động trong những xã hội đã trở thành phức tạp, không còn phù hợp với cái nhìn quá thô sơ của Marx và Lenin. Hơn thế nữa các tiến bộ về truyền thông đã chọc thủng bức tường bưng bít che chở cho các chính quyền dối trá. Việc giải Nobel về hòa bình được trao tặng nhà bác học Andrei Sakharov đang bị lưu đày vì đòi dân chủ và sự xuất hiện ngay trong cơ quan đầu não của đảng cộng sản Liên Xô của những nhân vật có khuynh hướng dân chủ như Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin đã là những xúc tác phát động một tiến trình đã chín muồi. Vào lúc đó Trung Quốc vẫn chưa gượng dậy được sau những tàn phá của cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa trong khi tại Việt Nam vẫn còn mang thương tích nặng nề của cuộc chiến và những sai lầm thô bạo sau đó.

Nhưng hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ ngày bức tường Berlin sụp đổ. Đến lượt Trung Quốc và Việt Nam cũng đã chín muồi cho một thay đổi chế độ. Trong cả hai nước mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trên thực tế chỉ là sự thú nhận rằng chủ nghĩa cộng sản đã phá sản nhưng vẫn duy trì độc quyền chính trị cho đảng cộng sản, đã tích lũy những mâu thuẫn lớn ở mức độ phải giải quyết ngay. Hai thí dụ nổi cộm là sự tràn ngập của tệ tham nhũng và sự tập trung của cải trong tay một thiểu số ưu đãi trong khi tuyệt đại đa số quần chúng bị bóc lột trắng trợn, kể cả cướp đoạt nhà đất. Sự phẫn nộ càng dễ bùng nổ khi hầu như mọi người đều có điện thoại di động và một phần lớn vào được mạng internet để biết và thông tin cho nhau những gì đang diễn ra. Ngay trong nội bộ hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam ngày càng có nhiều người nhận ra rằng đã đến lúc phải thay đổi triệt để và nhanh chóng. Trong cả hai nước các điều kiện đã hội đủ cho một chuyển động lớn, chỉ chờ những biến cố châm ngòi.

Chúng đã đến tại Trung Quốc. Sự kiện Lưu Hiểu Ba, nhà dân chủ khởi xướng Hiến Chương 08 và đang bị cầm tù, được giải Nobel hoà bình 2010 là một biến cố lớn, lôi kéo sự chú ý của thế giới, kích động người Trung Quốc, cô lập chính quyền Bắc Kinh và đem lại cho phong trào dân chủ Trung Quốc một biểu tượng kết hợp. Cùng một lúc Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lãnh tụ được lòng dân nhất Trung Quốc, công khai khẳng định Trung Quốc phải chuyển hóa nhanh chóng về dân chủ và bày tỏ quyết tâm giữ vững lập trường. Người ta không thể không liên tưởng tới sự kiện Andrei Sakharov được giải Nobel hoà bình và Boris Yeltsin đòi dân chủ ngay trong nội bộ đảng tại Liên Xô trước đây. Điểm khác nhau, nếu có, chỉ là sự kiện Trung Quốc hiện nay còn khó chống đỡ áp lực thay đổi hơn Liên Xô cuối thập niên 1980. Trung Quốc không có sức mạnh quân sự của Liên Xô; nền kinh tế tuy mạnh nhưng đang gặp những mâu thuẫn nội bộ lớn đồng thời cũng chịu nhiều áp lực mạnh từ bên ngoài – yêu cầu đòi tăng giá đồng Nhân Dân Tệ chỉ là một thí dụ – lại quá lệ thuộc vào ngoại thương để có thể thách thức thế giới. Hơn nữa Trung Quốc lại hiện đang rất cô lập sau những hành động vụng về trên Thái Bình Dương và Biển Đông khiến các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, đoàn kết sau lưng Hoa Kỳ. Mọi chỉ dấu cho thấy chế độ cộng sản Trung Quốc sắp phải đón nhận điều mà nó sợ nhất: diễn biến hòa bình.

Tại Việt Nam áp lực dân chủ hóa, từ xã hội dân sự cũng như từ ngay trong nội bộ đảng cộng sản, vốn mạnh hơn tại Trung Quốc; chế độ đã chỉ trụ được nhờ niềm tin vào chỗ dựa Bắc Kinh. Quan hệ Trung – Việt là một tương quan giữa trung tâm và ngoại vi. Một đặc tính của tương quan này là ngay khi trung tâm chao đảo thì ngoại vi có thể sụp đổ trước, như các chế độ cộng sản Đông Âu đã sụp đổ trước trước Liên Xô, và khiến cho sự sụp đổ của trung tâm nhanh chóng hơn. Và Đảng CSVN đang bối rối trước những chọn lựa quan trọng về đường lối cũng như về nhân sự lãnh đạo trước thềm đại hội XI, đại hội hiểm nghèo nhất trong lịch sử của nó.

Một kịch bản tương tự như những gì đã xảy ra cho các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu có thể sắp lặp lại trong vùng chúng ta. Những người mong muốn một tương lai dân chủ cho đất nước phải sẵn sàng để xứng đáng với đòi hỏi của khúc quanh lịch sử này.

Thông Luận
Thông Luận số 252, tháng 11-2010

© Thông Luận 2010

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Hãy nghe và nói theo cách của mình !

Lưu trữ Blog